Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Lập Bố Cục Trên Máy Ảnh Mirrorless Có Dễ Hơn Hay Không?
Các máy ảnh mirrorless EOS có phạm vi tự động lấy nét (AF) tốt hơn so với AF qua khung ngắm trên các máy ảnh EOS DSLR: chúng bao phủ toàn bộ khu vực hình ảnh và cung cấp nhiều vị trí AF có thể chọn hơn. Điều này làm thay đổi cách bạn vận hành AF như thế nào? Đọc tiếp để tìm hiểu thêm! (Người trình bày: Takashi Karaki, Digital Camera Magazine)
Phạm vi AF rộng hơn, dày đặc hơn trong khi chụp qua khung ngắm
Khi bạn chụp ảnh tĩnh qua khung ngắm điện tử (EVF) trên một chiếc máy ảnh mirrorless EOS của Canon, hệ thống tự động lấy nét (AF) được sử dụng là hệ thống Dual Pixel CMOS AF dựa vào cảm biến hình ảnh, trong đó mỗi đIểm ảnh trên cảm biến hình ảnh có thể thực hiện phát hiện pha bên cạnh việc bắt ánh sáng để tạo ảnh. Điều này giúp có được một khu vực AF bao phủ hầu như toàn bộ khu vực hình ảnh, cũng như nhiều vị trí AF có thể hơn (ví dụ như EOS R5 có lên đến 5.490 vị trí có thể chọn).
Trường hợp này là so với hệ thống AF qua khung ngắm trên một chiếc máy ảnh DSLR, trong đó các điểm AF có con số cố định và có xu hướng tập trung ở giữa ảnh.
Để biết thêm thông tin về những điểm khác biệt, hãy xem:
Thông Số của EOS R và Ý Nghĩa Thực Sự Của Chúng
Số điểm tự động lấy nét/phạm vi AF trên một chiếc DSLR
(Ví dụ: EOS 5D Mark IV - 61 điểm AF)
*Hình ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa
Số điểm tự động lấy nét/phạm vi AF trên một chiếc máy ảnh mirrorless
(Ví dụ: EOS R5 - phạm vi lên đến 100% x 100%)
Phạm vi AF thực tế phụ thuộc vào mẫu máy ảnh và ống kính của bạn. Trên hệ thống EOS R, phạm vi này có thể lên đến khoảng 100% chiều dọc và 88-100% (tùy vào mẫu máy ảnh) chiều ngang với các ống kính tương thích.
Con số này áp dụng thế nào trên thực địa? Hãy xem ảnh sau đây chụp bầu trời lúc hoàng hôn:
Trong ảnh này, đối tượng chính là mặt trời ở rìa dưới của ảnh, và đó là nơi bạn muốn lấy nét.
Lấy nét bằng máy ảnh DSLR
Trên một chiếc máy ảnh DSLR, việc chỉ lập bố cục và sau đó lấy nét sẽ không có tác dụng với các đối tượng ở rìa khung hình. Bạn cần phải sử dụng kỹ thuật khóa AF (‘lấy nét và lập bố cục lại’):
Bước 1: Lấy nét dùng một trong các điểm AF.
Bước 2: "Khóa nét" bằng cách duy trì nhấn một nửa nút chụp.
Bước 3: Lập bố cục lại theo ý muốn.
Bước 4: Chụp.
Lấy nét bằng máy ảnh mirrorless
Trên một máy ảnh mirrorless, vì khu vực AF chiếm hầu như toàn bộ khung hình, bạn có thể lập bố cục ảnh gần như theo bất kỳ cách nào bạn muốn từ đầu, mà không phải khóa nét và lập bố cục lại. Quy trình làm việc đơn giản hóa này không chỉ cho phép bạn chụp nhanh hơn và hiệu quả hơn, nó còn cho phép tự do sáng tạo hơn.
Kỹ thuật bổ sung: Sử dụng các phương pháp AF khác nhau
Trong phần lớn trường hợp, chế độ Face Detection + Subject Tracking Priority AF (AF tự động hoàn toàn) sẽ là đủ. Tuy nhiên, trong một số tình huống, tùy vào kích thước của đối tượng, cách di chuyển của nó, cũng như mức chính xác bạn cần, việc sử dụng một phương pháp AF khác có thể giúp bạn lấy nét dễ dàng hơn.
Tùy vào máy ảnh của bạn, bạn có thể có lên đến 8 phương pháp AF để chọn. Sau đây là 2 phương pháp phổ biến.
1-point AF: Để lấy nét thật chính xác
'1-point AF' (AF 1 điểm) lấy nét dùng một điểm AF nhỏ, điều này làm cho nó trở thành lý tưởng khi cảnh chứa các chi tiết nhỏ hoặc nếu nếu đối tượng có kích thước nhỏ bé. Nó là một lựa chọn phù hợp cho những cảnh trong đó bạn có một đối tượng chính không di chuyển nhiều và chỉ chiếm một phần nhỏ khung hình. Một số máy ảnh cũng có một biến thể, 'Spot AF' (AF Điểm), cho phép bạn lấy nét ở một khu vực thậm chí còn nhỏ hơn AF 1 điểm.
Hãy thử cách này: Kết hợp chế độ này với chức năng phóng đại và Touch AF để có kết quả tốt nhất!
Ví dụ về 1-point AF/Spot AF trong thực tế:
RF85mm f/2 Macro IS STM: Ảnh Thiên Nhiên Cận Cảnh
Chụp Hoa: Các Kỹ Thuật và Tính Năng Máy Ảnh Hữu Ích
Zone AF: Để theo dõi các đối tượng chuyển động
Tương tự như các máy ảnh DSLR tương đương, chế độ Zone AF (AF Vùng) chia toàn bộ khu vực AF thành các vùng khác nhau, và tiến hành phát hiện đối tượng chỉ ở trong vùng bạn chọn. Nó phù hợp với các đối tượng chuyển động.
Nắm thông tin này: Các chế độ Large Zone AF (AF Vùng Lớn) khả dụng trên một số máy ảnh hoạt động theo cách tương tự, trừ việc là với các vùng lớn hơn. Để quyết định nên sử dụng chế độ nào, hãy cân nhắc kích thước của đối tượng và phạm vi chuyển động của nó.
Các ví dụ khác về Zone AF và Large Zone AF trên thực tế ở đây:
Cảnh Đẹp Thụy Sĩ: 5 Cách Để Sử Dụng EOS R Hiệu Quả Nhất
Chim Đang Bay: Các Thiết Lập Máy Ảnh Để Tăng Khả Năng Chụp Thành Công
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sau khi có một số kinh nghiệm làm giảng viên thể thao, sau đó là 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và biên tập tạp chí, Karaki chuyển đến Thành Phố Yonago ở Quận Tottori, tại đây ông nổi tiếng với ảnh phong cảnh chụp khu vực San’ ở Nhật Bản. Các tác phẩm của ông đã được xuất bản trong Amazing Village, một tập sách về những làng quê Nhật Bản tuyệt đẹp được sản xuất thông qua chương trình hợp tác giữa CANON × Discover Japan vào năm 2017, và ảnh chụp mây của ông tại Đèo Akechi ở Quận Tottori là một trong 12 tấm ảnh được Tổ Chức Du Lịch Quốc Gia Nhật Bản (JNTO) chọn thay mặt cho Nhật Bản.
Instagram: @karakky0918