Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

Tìm Hiểu Vành Ống Kính (1): Những Dấu Hiệu Hữu Ích, Vòng Xoay, và Công Tắc

2021-05-28
1
4.03 k
Trong bài viết này:

Bạn hiểu rõ vành ống kính ở mức nào? Trong Phần 1 của loạt bài viết này, chúng ta tìm hiểu một số tính năng hữu ích được tìm thấy trên hầu hết, nếu không phải là tất cả, các ống kính. Hãy đọc tiếp, và bạn có thể khám phá ra những chức năng mà bạn không biết là có tồn tại!

1) Đường kính kính lọc
2) Khoảng cách lấy nét gần nhất
3) Chỉ số ngàm ống kính
4) Dấu vị trí gắn loa che nắng
5) Vòng zoom
6) Vòng chỉnh tiêu
7) Vòng điều khiển
8) Công tắc chế độ chỉnh tiêu
9) Công tắc ổn định hình ảnh
10) Cần khóa vòng zoom
11) Công tắc chọn chỉnh tiêu/điều chỉnh
12) Đầu tiếp xúc ngàm ống kính

 

Các con số và ký hiệu đó trên ống kính của tôi là gì?


1) Đường kính kính lọc

Cũng được gọi là kích thước kính lọc, giá trị này dùng để chỉ đường kính của ren lắp kính lọc cho phép bạn gắn một kính lọc dạng vặn vào (ví dụ như kính lọc chống UV, kính lọc phân cực (PL), và kính lọc neutral density (ND) vào ống kính. Ví dụ, một kính lọc 77mm sẽ lắp vừa ống kính này.

Nắm thông tin này: Một số ống kính không thể gắn kính lọc dạng vặn vào vì kích thước hoặc hình dạng của thấu kính trước của chúng. Bạn sẽ phải sử dụng chúng với kính lọc dạng thả vào hoặc hệ thống đỡ kính lọc.

 

2) Khoảng cách lấy nét gần nhất

Khoảng cách lấy nét gần nhất giúp bạn biết khoảng cách gần nhất có thể của đối tượng đến cảm biến hình ảnh trước khi ống kính không thể lấy nét. Điều này là quan trọng nhất là đối với chụp ảnh macro!

Khoảng cách này là khác nhau đối với mọi ống kính. Nhưng đừng lo, bạn không cần phải ghi nhớ nó. Trên những ống kính gần đây, nó được cho biết một cách tiện lợi ở mặt bên của vành ống kính. Ống kính EF-M28mm f/3.5 Macro IS STM mà chúng ta thấy ở đây có khoảng cách lấy nét gần nhất là 0,093m (9,3cm).

 

3) Chỉ báo ngàm ống kính

Chỉ báo ngàm ống kính là một dấu trên ngàm ống kính giúp bạn gắn ống kính vào thân máy một cách an toàn. Căn thẳng dấu này với dấu giống hệt trên ngàm ống kính, và sau đó xoay ống kính cho đến khi bạn nghe thấy tiếng cách.


Nắm thông tin này: Các ống kính khác nhau có chỉ báo ngàm ống kính khác nhau

Nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR định dạng APS-C, bạn sẽ nhìn thấy 2 dấu khác nhau trên ngàm ống kính. Điều này là vì các máy ảnh EOS DSLR định dạng APS-C có thể gắn ống kính EF (được thiết kế cho máy ảnh DSLR full-frame) bên cạnh các ống kính EF-S dành riêng cho chúng, nhưng vị trí lắp thì khác nhau. Căn thẳng dấu trên ống kính với dấu tương ứng trên ngàm máy ảnh.

Ống kính EF: Chấm màu đỏ
Ống kính RF: Vạch màu đỏ
Ống kính EF-S: Hình vuông màu trắng
Ống kính EF-M: Chấm màu trắng


Quy tắc này cũng áp dụng khi bạn sử dụng ngàm chuyển.

Tìm hiểu thêm về các ngàm khác nhau tại: https://global.canon/en/c-museum/history/lens-mount.html (Phiên bản tiếng Anh)

Nắm thông tin này:
- Khi bạn gắn một ống kính EF-S vào hệ thống EOS R qua ngàm chuyển, máy ảnh sẽ tự động chuyển sang chế độ crop 1,6x.
- Khi bạn gắn một ống kính EF (full-frame) vào một máy ảnh DSLR định dạng APS-C, hoặc vào một máy ảnh EOS M series qua ngàm chuyển, góc xem sẽ bị crop xuống 1,6x của độ dài tiêu cự tương đương full-frame.

 

4) Dấu vị trí gắn loa che nắng

Chấm màu đỏ ở đầu vành ống kính cho biết vị trí gắn loa che nắng.


Khi gắn loa che nắng vào ống kính, đảm bảo rằng chấm màu đỏ trên loa che nắng được căn thẳng với chấm trên ống kính. Sau đó, xoay loa che nắng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bạn nghe thấy tiếng cách. Loa che nắng lúc này được gắn chắc chắn vào ống kính.

Xem thêm:
3 Lý Do Tại Sao Bạn Nên Bắt Đầu Sử Dụng Loa Che Nắng

 

Chức năng của những vòng xoay và công tắc trên ống kính của tôi là gì?


Vòng xoay

Đây là các vòng xoay bạn sẽ tìm thấy trên hầu hết các ống kính:
(1) Vòng xoom (các ống kính zoom)
(2) Vòng chỉnh tiêu
(3) Vòng điều chỉnh (các ống kính RF)

Lưu ý: Số vòng và vị trí của chúng trên vành ống kính khác nhau tùy vào mẫu ống kính. Nếu không chắc, tốt nhất nên tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng ống kính.

 

(1) Vòng zoom

Có trên các ống kính zoom, xoay vòng zoom sẽ thay đổi độ dài tiêu cự. Các con số trên chỉ báo vị trí zoom là các độ dài tiêu cự thường được sử dụng và giúp bạn đo góc xem hiện tại.

Bạn xoay vòng zoom ngược chiều kim đồng hồ để phóng to.

Xem thêm: Cần khóa vòng zoom

Nắm thông tin này: Khi bạn xoay vòng zoom trong quá trình phơi sáng lâu, bạn có thể có được những hiệu ứng khá thú vị. Tìm hiểu thêm về kỹ thuật zoom burst ở đây.

 

(2) Vòng chỉnh tiêu

Đối với những cảnh nhất định, sử dụng chế độ MF giúp bạn lấy nét chính xác hơn để có được ảnh bạn muốn. Bất kể thiết kế là gì, tất cả ống kính sẽ có một vòng chỉnh tiêu, cho phép bạn thực hiện lấy nét thủ công (MF). Xoay vòng chỉnh tiêu sẽ di chuyển nhóm thấu kính chỉnh tiêu bên trong ống kính (hoặc theo cách cơ học hoặc theo phương thức điện tử, tùy vào thiết kế ống kính), sẽ làm thay đổi tiêu điểm.

Xem thêm: Công tắc chế độ lấy nét


Các ống kính một tiêu cự như EF-M32mm f/1.4 STM không cần vòng zoom, nhưng chắc chắn chúng sẽ có vòng chỉnh tiêu!

Thủ thuật:
- Nếu bạn đang sử dụng một máy ảnh mirrorless tương thích, bạn có thể sử dụng các tính năng MF peaking và Focus Guide để hỗ trợ lấy nét thủ công.
- Trên hệ thống EOS R, bạn có thể tùy chỉnh độ nhạy của vòng chỉnh tiêu của ống kính RF.


Nắm thông tin này: Lấy nét thủ công toàn thời gian

Nếu ống kính của bạn hỗ trợ lấy nét thủ công điện tử (tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng ống kính), bạn có thể ghi đè thiết lập AF để lấy nét thủ công ngay cả khi bạn vẫn đang ở chế độ AF. Trường hợp này được gọi là 'Lấy nét thủ công toàn thời gian'.

Để bật tính năng lấy nét thủ công toàn thời gian, bạn sẽ cần phải thay đổi thiết lập máy ảnh và bật một trong 2 tùy chọn được cho biết bằng các mũi tên. Tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy ảnh để biết thêm chi tiết. Trên hầu hết các ống kính, lấy nét thủ công toàn thời gian chỉ được hỗ trợ ở chế độ One-Shot AF. Tuy nhiên, một số ống kính như RF400mm f/2.8L IS USM và RF600mm f/4L IS USM cũng hỗ trợ tính năng này ở chế độ Servo AF.

Tìm hiểu thêm lấy nét thủ công có thể có được những hiệu ứng đẹp trên một ống kính nhất định bằng cách nào trong:
RF24-105mm f/4-7.1 IS STM: Thế GIới Siêu Thực của Ảnh Macro Lấy Nét Trung Tâm

 

(3) Vòng điều chỉnh

Vòng điều chỉnh là tính năng riêng có của ống kính RF. Chúng có thể được gán để điều chỉnh khẩu độ, tốc độ cửa trập, độ nhạy sáng ISO, hoặc bù phơi sáng trong chế độ Thủ Công.

Một số ống kính như RF50mm f/1.8 STM kết hợp các chức năng vòng chỉnh tiêu và vòng điều chỉnh thành một vòng để đơn giản hóa thiết kế. Bạn sử dụng công tắc chọn chỉnh tiêu/điều chỉnh để chuyển đổi giữa các chức năng.

Tất cả các vòng điều chỉnh đều đó một hoa văn kim cương độc đáo giúp cho chúng có cảm giác khác biệt so với các vòng xoay khác trên ống kính.

 

Công tắc

1) Công tắc chế độ chỉnh tiêu

Để sử dụng tự động lấy nét (AF), cài đặt công tắc này thành ‘AF’. Để chụp hoàn toàn ở chế độ lấy nét thủ công (MF), cài đặt nó thành ‘MF’. Nếu ống kính của bạn hỗ trợ lấy nét thủ công điện tử, cài đặt máy ảnh để cho phép lấy nét thủ công toàn thời gian sẽ cho phép bạn lấy nét thủ công ngay cả khi công tắc được cài đặt thành ‘AF’.

Nếu ống kính của bạn không có công tắc này, bạn sẽ cần phải sử dụng máy ảnh của bạn để thay đổi giữa AF và MF.

2) Công tắc ổn định hình ảnh

Công tắc này cho phép bạn bật và tắt IS Quang. Việc tắt IS trong ống kính khi bạn không cần nó giúp bạn tiết kiệm pin, và cũng có thể mang lại cho bạn kết quả tốt hơn trong khi sử dụng chân máy.

Các ống kính zoom tele và zoom siêu tele có một công tắc ổn định hình ảnh có điều chỉnh, mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong một bài viết khác.

3) Cần khóa vòng zoom

Khi sử dụng một ống kính zoom dài, bạn có từng gặp hiện tượng nhão zoom, trong đó vành ống kính tự kéo dài ra khi máy ảnh nghiêng xuống? Công tắc này giúp 'khóa' vành ống kính cố định khi vòng zoom được cài đặt thành đầu góc rộng.

4) Công tắc chọn chỉnh tiêu/điều chỉnh

Công tắc này được tìm thấy trên các ống kính RF có vòng chỉnh tiêu/điều chỉnh kết hợp. Để sử dụng vòng này như vòng chỉnh tiêu, cài đặt công tắc về phía “Focus”. Để sử dụng vòng này như vòng điều chỉnh, cài đặt công tắc về phía “Control”.

 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Đầu tiếp xúc ngàm ống kính

Từ điều chỉnh phơi sáng và AF đến ổn định hình ảnh, chỉnh quang sang ống kính trong thời gian thực và các thao tác khác, có nhiều tín hiệu liên lạc giữa ống kính và thân máy khi bạn chụp ảnh, và tất cả tín hiệu liên lạc đó diễn ra qua các đầu tiếp xúc ngàm ống kính. Các đầu tiếp xúc này rất nhạy, và chức năng ống kính có thể bị ảnh hưởng nếu chúng bị trầy xước hoặc bẩn—ngay cả với dấu vân tay! Hãy vệ sinh chúng bằng một tấm vải mềm nếu chúng bị bẩn, và bảo vệ chúng bằng nắp chống bụi khi không gắn ống kính vào máy ảnh.


Nắm thông tin này: Các ống kính RF có 12 chân kết nối; các ống kính EF có 8 chân

Số chân kết nối càng nhiều, kết hợp với các giao thức truyền tín hiệu được cải thiện, cho phép giao tiếp càng nhanh, có công suất càng cao giữa ống kính RF và thân máy thuộc hệ thống EOS R. Điều này giúp tăng hiệu năng của máy ảnh và ống kính.

 

---

Các tính năng chúng tôi giới thiệu bên trên là thường gặp nhất—một số loại ống kính đặc biệt có các tính năng riêng đáp ứng các đặc điểm của chúng hoặc các tình huống trong đó chúng thường được sử dụng. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu các tính năng và chức năng bạn có thể tìm thấy trên ống kính tele và ống kính macro.


Bạn muốn tìm hiểu thông tin khác về ống kính? Hãy tham khảo:
Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính: Tên Ống Kính Có Ý Nghĩa Gì và Tại Sao Một Số Ống Kính Lại Có Màu Trắng?
In Focus: Lenses FAQs

Hoặc tìm hiểu thêm về các loại ống kính khác nhau và các kỹ thuật sử dụng ống kính trong:
In Focus: Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các bộ phận khác nhau của máy ảnh ở đây

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi