5 Thủ Thuật Để Theo Dõi và Phát Hiện Đối Tượng Hiệu Quả Hơn
Các máy ảnh gần đây thuộc hệ thống EOS R như EOS R7 và EOS R6 Mark II có giao diện vận hành AF mới và hiệu suất theo dõi và phát hiện đối tượng cao hơn. Sau đây là những gì bạn cần biết để sử dụng chúng hiệu quả nhất. (Người trình bày: Yuta Murakami, Digital Camera Magazine)
1. Sử dụng chế độ vùng AF tốt nhất cho tình huống
1. Sử dụng chế độ vùng AF tốt nhất cho tình huống
Bước đầu tiên để có được hiệu suất theo dõi đối tượng cao nhất là đảm bảo rằng máy ảnh xác định và khóa đối tượng (hoặc một phần của đối tượng) mà bạn muốn theo dõi. Máy ảnh thông minh, nhưng nó có thể hoạt động tốt hơn nếu bạn cung cấp hướng dẫn tốt cho nó! Các chế độ vùng AF cho nó biết vị trí cần tìm đối tượng.
Các chế độ trên máy ảnh của bạn có thể được chia thành 2 loại:
1: Tự động chọn | 2: Do người dùng xác định | |
Xác định đối tượng | Tự động lấy nét và theo dõi đối tượng mà nó phát hiện trong vùng AF được chỉ định. | Có một điểm AF ban đầu mà bạn có thể sử dụng để chọn đối tượng hoặc bộ phận mà bạn muốn máy ảnh lấy nét và theo dõi. |
Các chế độ vùng AF | Whole area AF Flexible Zone AF |
Spot AF 1-point AF Expand AF area |
Sau đây là cách sử dụng chúng.
Ví dụ 1: Lấy nét chính xác với một vùng AF do người dùng xác định
Xe lửa này rất nhỏ trong khung hình, do đó tôi sử dụng Spot Af để đảm bảo lấy nét chính xác vào nó. Điểm AF ban đầu là một hình vuông nhỏ màu trắng phát hiện các đối tượng giao nhau với nó.
Tiêu điểm duy trì chính xác trên đầu xe lửa ngay cả khi nó đến gần hơn và chiếm một diện tích lớn hơn trong khung hình.
Tùy vào kích thước của đối tượng và cách đối tượng di chuyển, bạn cũng có thể sử dụng 1-point AF, Flexible Zone AF, hoặc một trong các chế độ Expand AF area. Các chế độ Expand AF area sử dụng các điểm ngay bên cạnh điểm AF được chỉ định để phát hiện và lấy nét trên các đối tượng đang chuyển động.
Ví dụ 2: Chụp các đối tượng chuyển động nhanh, không thể đoán trước
Với các đối tượng chuyển động nhanh, di chuyển nhanh qua khung hình, chẳng hạn như xe lửa cao tốc, việc bắt đầu lấy nét và theo dõi chúng khi chúng vẫn còn ở xa sẽ kém hiệu quả hơn. Mặc dù hiệu suất theo dõi đã được cải thiện rất nhiều trên các máy ảnh mới nhất, nhưng tôi thấy sẽ hiệu quả hơn nếu bắt đầu theo dõi với Zone AF hoặc Flexible Zone AF (tùy vào mẫu máy ảnh của bạn) ngay trước khi chụp. Việc đó để lại ít chỗ hơn cho những yếu tố gây mất tập trung có thể xảy ra.
Ở chế độ Zone AF/ Flexible Zone AF, nếu tính năng theo dõi đối tượng bị tắt, máy ảnh chỉ lấy nét ở các đối tượng bên trong vùng AF được chỉ định (các dấu màu trắng) khi bạn bắt đầu lấy nét tự động/nhấn một nửa nút chụp.
Lưu ý: Trên EOS R6 Mark II và các máy ảnh mới hơn, khi “Whole area tracking Servo AF” được đặt thành “On”, tiêu điểm có thể chuyển sang các đối tượng được phát hiện bên ngoài vùng Flexible Zone AF. Xem điểm 3.)
Thủ thuật chuyên nghiệp 1: Phát hiện đối tượng dễ dàng nhất khi đối tượng tương phản với hậu cảnh
Một đối tượng dễ phát hiện hơn cũng dễ theo dõi hơn. Nếu đối tượng của bạn nổi bật so với hậu cảnh do màu sắc hoặc độ tương phản của nó, bạn có thể mong đợi khả năng theo dõi ổn định hơn so với các điều kiện có độ tương phản thấp.
Tìm hiểu Flexible Zone AF đã giúp ích như thế nào cho nhiếp ảnh gia chụp ảnh dưới nước, William Tan, trong:
Chụp Động Vật Hoang Dã Biển bằng EOS R3: Đánh Giá Bằng Hình Ảnh
2. Kiểm tra các thiết lập phát hiện đối tượng của bạn
2. Kiểm tra các thiết lập phát hiện đối tượng của bạn
Nếu không có tính năng phát hiện đối tượng, máy ảnh sẽ xác định đối tượng cần lấy nét và theo dõi dựa trên thông tin ngữ cảnh như bố cục, màu sắc, độ tương phản, và khoảng cách từ máy ảnh. Phát hiện (nhận dạng) đối tượng giúp máy ảnh đưa ra quyết định tốt hơn về việc nên ưu tiên đối tượng nào. Nó cũng đảm bảo theo dõi ổn định hơn các đối tượng có chuyển động không thể đoán trước hoặc thất thường, chẳng hạn như trẻ em hoặc động vật.
Biết những gì máy ảnh của bạn có thể phát hiện, và cài đặt theo đó
Các máy ảnh mới hơn như EOS R6 Mark II có thiết lập “Subject to detect: Auto”, rất hiệu quả cho bạn bắt đầu tìm hiểu. Với thiết lập này, nếu nhiều đối tượng được phát hiện trong khung hình (ví dụ như trong một cảnh gồm có một chiếc ôtô, một người, và một con chó), máy ảnh sẽ phân tích thông tin ngữ cảnh và quyết định lấy nét và theo dõi đối tượng nào.
Ở những máy ảnh không có thiết lập “Auto”, bạn sẽ phải chọn loại đối tượng cần ưu tiên.
Hãy nhớ rằng:
- Thiết lập “People” ưu tiên con người
- “Animals” ưu tiên động vật nhưng cũng phát hiện người.
- Thiết lập "Vehicles" ưu tiên các phương tiện đua xe thể thao, nhưng cũng phát hiện người.
Ảnh của: Asuka Yano
Người mẫu: Aki Takada
People-priority
Ở chế độ People-priority (Ưu tiên người), máy ảnh không chỉ phát hiện và theo dõi khuôn mặt của mọi người mà còn cả đầu và thân của họ. Nếu bạn bật tính năng Eye Detection (Phát Hiện Mắt), nó cũng sẽ phát hiện và theo dõi mắt.
Trên các máy ảnh như EOS R7, máy ảnh sẽ tìm khuôn mặt và mắt trước tiên. Nếu không thể phát hiện những đặc điểm này, nó sẽ tìm kiếm thân và đầu của đối tượng. Tính năng phát hiện đầu hoạt động ở phía sau đầu, cũng như khuôn mặt bị che một phần, chẳng hạn như khi đối tượng đeo kính bảo hộ hoặc khẩu trang. Các mẫu máy ảnh mới hơn, tiên tiến hơn có thể phát hiện người bằng cách “nắm lấy” và xác định các bộ phận của cơ thể.
Điều này làm cho máy ảnh thậm chí còn hiệu quả hơn khi chụp ảnh trẻ em chạy nhảy, hoặc thậm chí là các vận động viên đang thi đấu!
Ảnh của: Masayuki Oki
Animal-priority
(Ưu tiên động vật) Các loại động vật có thể được phát hiện tùy vào mẫu máy ảnh của bạn. Hầu hết các máy ảnh chí ít có thể phát hiện mèo, chó và chim; các máy ảnh như EOS R6 Mark II cũng có thể phát hiện ngựa.
Giống như tính năng phát hiện ưu tiên con người, máy ảnh sẽ phát hiện và theo dõi mắt, khuôn mặt, và toàn bộ cơ thể của động vật. Các mặt bên cũng được phát hiện nhanh chóng và chính xác, ngay cả khi con vật trong khung hình có kích thước nhỏ hơn.
Ảnh của: Hirohiko Okugawa
Vehicle-priority
(Ưu tiên xe) Chế độ này hoạt động chủ yếu đối với ôtô và môtô thể thao, nhưng một số mẫu máy ảnh cũng có thể phát hiện xe lửa và máy bay.
Khi bật Spot Dectection (Phát Hiện Điểm), máy ảnh cũng phát hiện các khu vực nhỏ hơn như mũ bảo hiểm của người lái xe máy.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Gán phím tắt để thay đổi đối tượng được ưu tiên
Tùy biến này hữu ích cho những cảnh có nhiều đối tượng, chẳng hạn như khi bạn chụp chân dung người với thú cưng của họ. Sử dụng nó với chức năng “Limit subject to detect” (Giới hạn đối tượng cần phát hiện) trong trình đơn màu hồng để bạn có ít tùy chọn hơn để chuyển qua.
Xem thêm:
3 Loại Chân Dung Chó Cần Chụp với Animal Detection AF
Kỹ Thuật Chụp Ảnh Đua Xe Thể Thao (1): Kỹ Thuật Lia Máy
3. Tắt theo dõi đối tượng toàn vùng nếu cần thiết
3. Lưu ý tính năng theo dõi đối tượng toàn vùng
Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng một chế độ vùng AF khác với chế độ AF toàn vùng.
Sau khi ban đầu bạn đã tìm thấy đối tượng để lấy nét và đã bắt đầu AF để điểm AF màu xanh dương xuất hiện phía trên đối tượng, bạn muốn tính năng phát hiện đối tượng hoạt động như thế nào nếu đối tượng di chuyển ra ngoài khu vực AF được chỉ định?
Theo dõi đối tượng toàn vùng: Bật
Theo mặc định, máy ảnh sẽ theo dõi đối tượng trên toàn bộ khu vực bất kể thiết lập vùng AF của bạn là gì miễn là bạn tiếp tục giữ nút chụp (hoặc bất kỳ nút nào bạn đã gán để bắt đầu AF).
Tuy nhiên, nếu không thể phát hiện đối tượng ban đầu nhưng bạn vẫn giữ nút chụp/AF, máy ảnh sẽ tìm kiếm đối tượng trên toàn bộ khung hình. Nó có thể lấy nét vào các đối tượng khác bên ngoài vùng AF được cho biết.
Theo dõi đối tượng toàn vùng: Tắt
Nếu bạn tắt theo dõi đối tượng/theo dõi đối tượng toàn vùng, máy ảnh sẽ không theo dõi đối tượng khi đối tượng di chuyển ra quá xa vùng AF. Thay vào đó, nó sẽ tìm và khóa các đối tượng khác ở trong hoặc gần vùng AF.
Có thể có những tình huống trong đó việc tắt tính năng theo dõi đối tượng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, chẳng hạn như khi bạn muốn kiểm soát nhiều hơn vị trí hoạt động của AF. Tùy vào sở thích và phong cách chụp của bạn cũng như khả năng tùy chỉnh của máy ảnh, bạn có thể muốn:
- Gán một nút để bật và tắt tính năng theo dõi đối tượng toàn vùng.
- Gán một nút để chuyển tiêu cự sang đối tượng được phát hiện ngay cả khi đối tượng đó nằm ngoài vùng AF bạn đã cài đặt.
4. Bật Eye Detection AF để chụp ảnh chân dung
Các mẫu máy ảnh được trang bị EOS iTR AF X (AF Theo Dõi & Nhận Dạng Thông Minh của EOS), hỗ trợ lấy nét tự động dựa trên công nghệ học sâu, có thể phát hiện mắt với độ chính xác cao hơn trước đây, ngay cả khi khuôn mặt của đối tượng ở trong bóng tối hoặc nhìn nghiêng. Điều này rất hiệu quả khi chụp chân dung với độ sâu trường ảnh rất nông!
Ảnh gốc được chụp bằng EOS R7 + RF85mm f/2 Macro IS STM @ f/2, 1/200 giây, ISO 100
Ảnh crop cận cảnh từ ảnh này trong đó người mẫu quay mặt sang một bên cho thấy con mắt sắc nét.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Bạn có thể chọn ưu tiên mắt nào trên một số máy ảnh
Trên các mẫu máy ảnh cao cấp như EOS R7 hoặc EOS R6 Mark II, bạn có thể cài đặt máy ảnh ưu tiên mắt trái hoặc mắt phải.
Ở chế độ “Auto”, máy ảnh sẽ đặt khung theo dõi lên mắt gần máy ảnh hơn. Nếu mắt kia cũng được phát hiện, bạn sẽ thấy các mũi tên bên cạnh khung theo dõi. Sử dụng các phím chéo hoặc Nút Điều Khiển Đa Năng để thay đổi con mắt được chọn.
Nắm thông tin này: Eye Detection chỉ hoạt động khi bật tính năng phát hiện đối tượng
Nếu bạn đã chọn “None” trong trình đơn “Subject to detect”, tính năng Eye Detection sẽ không hoạt động ngay cả khi nó được bật trong trình đơn AF.
5. Tùy biến các đặc điểm AI Servo AF
5. Sử dụng các đặc điểm Servo AF (trình đơn AF2) để kiểm soát chi tiết hơn
Các đặc điểm Servo AF (các thiết lập trường hợp Servo AF) cho phép bạn cấu hình cách hoạt động của tính năng theo dõi khi một đối tượng khác đi qua điểm AF (“Tracking sensitivity”) hoặc nếu đối tượng được theo dõi đột ngột thay đổi tốc độ (“Accel./ decel. tracking”).
Có 5 trường hợp (case) Servo AF trên máy ảnh mới hơn.
- Case 1: Một thiết lập đa năng linh hoạt sẽ đáp ứng hầu hết các đối tượng chuyển động.
- Case 2: Đối với các tình huống có khả năng xuất hiện chướng ngại vật hoặc khi đối tượng có xu hướng di chuyển ra xa điểm AF (ví dụ như tennis, trượt tuyết tự do).
- Case 3: Đối với các tình huống trong đó bạn muốn lấy nét ngay lập tức vào các đối tượng đột nhiên xuất hiện trong khung hình (ví dụ như bắt đầu cuộc đua xe đạp trên đường trường, trượt tuyết trên dãy núi Alpine).
- Case 4: Đối với các đối tượng có xu hướng tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột (ví dụ như bóng đá, đua xe thể thao, bóng rổ, thể dục nhịp điệu)
- Auto: Máy ảnh tự động điều chỉnh theo dõi các thay đổi trong chuyển động của đối tượng.
Thay đổi các trường hợp Servo AF có thể thay đổi đáng kể hành vi theo dõi. Trong phần lớn thời gian, Case 1 hoặc Auto là đủ. Tuy nhiên, đối với các cảnh cụ thể, hoặc nếu bạn chỉ muốn kiểm soát nhiều hơn hành vi theo dõi, bạn có thể thử các trường hợp khác nhau hoặc điều chỉnh các tham số.
Xem thêm:
Chim Đang Bay: Các Thiết Lập Máy Ảnh Để Tăng Khả Năng Chụp Thành Công
Thủ thuật bổ sung: Sử dụng hiệu quả nhất các nút có thể gán
Nếu bạn thấy rằng bạn thường xuyên chuyển đổi giữa một vài chế độ hoặc thiết lập AF khác nhau, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng máy ảnh của bạn hoặc khám phá hạng mục “Customize Buttons” trong trình đơn màu cam. Có khả năng có gì đó trong đó cho phép bạn chuyển đổi nhanh chóng giữa chúng chỉ bằng một nút. Chúng tôi đã cung cấp một số ví dụ trong bài viết này.
Bạn đã gán bất kỳ phím tắt nào cho các nút máy ảnh của bạn? Chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới!
Tìm hiểu thêm về các tính năng và thiết lập máy ảnh khác nhau trong:
7 Nhiếp Ảnh Gia Chia Sẻ: Các Thiết Lập AF & Chế Độ Truyền Động Tôi Thay Tùy Vào Cảnh
Tìm hiểu các Tính Năng AF trên EOS R3
7 Thiết Lập Máy Ảnh Thường Bị Bỏ Quên, Chúng Đảm Bảo Chụp Mượt Mà Hơn
5 Thiết Lập Cơ Bản của EOS R5/ EOS R6 Cần Tùy Chỉnh Từ Đầu
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Là người gốc Shimbashi, Tokyo, là nơi khởi nguồn của hệ thống đường sắt Nhật Bản, Murakami sinh năm 1987, bằng tuổi với Japan Railways và hệ thống EOS. Là một nhiếp ảnh gia tích cực từ những ngày còn học trung học, ở đó anh thường xuyên tham gia các cuộc thi nhiếp ảnh dành cho học sinh trung học, anh đã tốt nghiệp với bằng nhiếp ảnh tại Nihon University College of Art. Anh thích đi xe lửa cũng như chụp ảnh xe lửa, và ảnh xe lửa của anh thường được chụp trong các chuyến đi đó.