7 Nhiếp Ảnh Gia Chia Sẻ: Các Thiết Lập AF & Chế Độ Truyền Động Tôi Thay Tùy Vào Cảnh
Các máy ảnh thuộc hệ thống EOS R cao cấp của Canon có khả năng theo dõi đối tượng và lấy nét tự động tuyệt vời, cũng như nhiều chức năng để bật/tắt hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn. Có những tính năng gì, và nó có thể giúp bạn chụp hiệu quả hơn bằng cách nào? Chúng tôi đã hỏi 7 nhiếp ảnh gia chuyên về các thể loại khác nhau và sau đây là một số thủ thuật họ chia sẻ. (Người trình bày: Kazuo Nakahara, từ EOS R7 Shooting Guide (Hướng Dẫn Chụp với EOS R7) của Digital Camera Magazine)
Giới thiệu: Tùy chỉnh thiết lập AF và chế độ truyền động
Giới thiệu: Tùy chỉnh thiết lập AF và chế độ truyền động
Các máy ảnh mirrorless cao cấp như EOS R7 và EOS R6 Mark II được thiết kế với tốc độ, khả năng phát hiện đối tượng và hiệu suất theo dõi mà các nhiếp ảnh gia chụp hành động đòi hỏi. Mặc dù các thiết lập mặc định thường hoạt động rất tốt, nhưng việc thay đổi chúng có thể giúp bạn xử lý các đối tượng và cảnh nhất định hiệu quả hơn.
Trước khi chúng ta khám phá các thiết lập được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia thuộc các thể loại khác nhau mà chúng tôi đã hỏi, đây là một hướng dẫn ngắn gọn về các chức năng được đề cập.
Chức năng | Mô tả |
Thao tác AF | Servo AF hay One-Shot AF? |
Các chế độ vùng AF | Xác định kích thước của vùng AF hiệu dụng |
Theo dõi đối tượng | Khi được bật, khung theo dõi sẽ đi theo đối tượng được phát hiện khi đối tượng đó di chuyển. |
Đối tượng cần phát hiện | Bạn muốn máy ảnh ưu tiên loại đối tượng nào trong quá trình theo dõi? Nếu bạn chọn “None” (không có), khung theo dõi sẽ không được hiển thị và máy ảnh sẽ tự động xác định đối tượng chính từ cách bạn lập bố cục ảnh. Lưu ý: Máy ảnh EOS R6 Mark II trở đi có chế độ “Subject detection -Auto” (Phát hiện đối tượng - Tự động) tự động phát hiện động vật, phương tiện và con người. Nếu nhiều đối tượng được phát hiện, nó sẽ chọn đối tượng chính dựa trên thông tin theo ngữ cảnh, chẳng hạn như bố cục. |
Phát hiện mắt | Khi tính năng này được bật, máy ảnh sẽ phát hiện mắt của người và động vật. |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Máy ảnh chuyển đổi điểm AF sang một đối tượng khác dễ dàng như thế nào? “0” là “bám sát nhất” đối với đối tượng ban đầu; “2” là nhạy cảm nhất với các đối tượng mới. |
Các đặc điểm của Servo AF | 5-6 “case” (trường hợp) cho phép bạn điều chỉnh hành vi của Servo AF cho phù hợp với đối tượng hoặc tình huống chụp của bạn. |
Xem trước AF | Khi được bật, máy ảnh sẽ tiếp tục các thao tác lấy nét để sẵn sàng lấy nét ngay lập tức khi bạn nhấn nửa nút chụp. Nó tương tự như “AF liên tục” trên một số máy ảnh EOS khác. |
Giới hạn các vùng AF | Tùy chọn này cho phép bạn giới hạn các vùng AF khả dụng trong trình đơn Điều Khiển Nhanh ở những vùng bạn thường sử dụng. |
Điểm AF liên kết hướng | Cho phép bạn cài đặt xem điểm/vùng AF có giữ nguyên vị trí hay không khi bạn chuyển đổi giữa chế độ chụp ngang và dọc. Xem thêm: 5 Thiết Lập Cơ Bản của EOS R5/ EOS R6 Cần Tùy Chỉnh Từ Đầu |
Khuếch đại MF | Hỗ trợ lấy nét trực quan trong quá trình lấy nét thủ công. Xem: Focus Guide & MF Peaking: Giúp Cho Lấy Lét Thủ Công Được Dễ Dàng Hơn |
Chức năng chụp không ồn | Tắt âm thanh nhả cửa trập, tiếng bíp và các âm thanh vận hành khác, nháy đèn flash, và các nguồn sáng khác như chùm tia hỗ trợ AF. Chế độ màn trập điện tử được sử dụng. |
Chế độ màn trập | Cho phép bạn chọn cách nhả màn trập (màn trập điện tử, cơ, hoặc first-curtain điện tử). Xem thêm: Các Chế Độ Màn Trập & Các Chế Độ Chụp Liên Tục: Khi Nào Nên Sử Dụng Chế Độ Nào? |
Chế độ truyền động | Chọn từ chế độ chụp một tấm, các chế độ chụp liên tục khác nhau, và chế độ hẹn giờ. |
Chụp trước | Khả dụng ở chế độ chụp liên tục RAW. Khi được bật, nhấn nửa nút chụp sẽ ghi lại những khoảnh khắc lên tới khoảng 0,5 giây trước khi bạn nhấn hết nút chụp. |
Cảnh 1: Đường sắt—Màn trập cơ so với màn trập điện tử
Cảnh 1: Xe lửa – Màn trập cơ so với màn trập điện tử
Tác giả: Yuta Murakami
Chụp bằng màn trập điện tử ở chế độ chụp liên tục tốc độ cao (H+)
“Sử dụng màn trập điện tử trong những cảnh trong đó hiện tượng méo không rõ”
Tôi thích cách các máy ảnh như EOS R7 cho phép tôi chụp với tốc độ lên đến 30 fps, tốc độ này là hoàn hảo để đóng băng xe lửa cao tốc và các đối tượng tốc độ cao tương tự ở một vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, méo dạng rolling shutter là một nguyên nhân gây lo ngại. Bạn có thể khắc phục bằng cách cân nhắc kỹ khi nào bạn sử dụng nó. Ví dụ, tránh sử dụng nó ở những địa điểm mà bạn đang hướng mặt về một bên của đầu xe lửa: hiện tượng méo rolling shutter đặc biệt rõ đối với các đối tượng di chuyển theo chiều ngang trên ảnh.
Ảnh bên trên được chụp ở chế độ chụp liên tục tốc độ cao với màn trập điện tử. Vì hình dạng hợp lý hóa của chiếc xe lửa và vị trí nằm chéo của nó trong khung hình, bất kỳ hiện tượng méo rolling shutter nào cũng sẽ không rõ trừ khi bạn so sánh kỹ.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | Servo AF |
Các chế độ vùng AF | Spot AF |
Theo dõi đối tượng | Bật |
Đối tượng cần phát hiện | Ôtô/phương tiện (các máy ảnh có tính năng phát hiện xe lửa) |
Phát hiện mắt | Tắt |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Trên đối tượng (1) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp 1 (Thiết lập đa mục đích linh hoạt) |
Xem trước AF | Tắt |
Giới hạn các vùng AF | Spot AF, 1-point AF |
Điểm AF liên kết hướng | Giống vậy |
Khuếch đại MF | Tắt |
Chức năng chụp không ồn | Tắt |
Chế độ màn trập | Màn trập cơ/Màn trập điện tử (Tùy vào tình huống) |
Chế độ truyền động | Chụp liên tục tốc độ cao + |
Chụp trước | Tắt |
Cảnh 2: Hàng không—Chụp liên tục tốc độ thấp/tốc độ cao
Cảnh 2: Máy bay – Chụp liên tục tốc độ thấp so với tốc độ cao
Tác giả: Charlie Furusho
Chụp liên tục tốc độ cao là cần thiết để chụp đèn chống va chạm nhấp nháy trên máy bay.
“Chọn chế độ chụp liên tục dựa trên tốc độ của đối tượng của bạn”
Tôi thường thích sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ thấp hơn vì nó cho phép tôi nhìn rõ hơn từng tấm qua khung ngắm. Khoảng 3 fps là đủ để có được những tấm ảnh đẹp về một chiếc máy bay đang di chuyển.
Tuy nhiên, tôi có sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ cao trong những cảnh nhất định. Một cảnh như vậy là khi tôi muốn chụp đèn chống va chạm nhấp nháy màu đỏ trên máy bay khi chụp vào buổi tối hoặc ban đêm. Một cảnh khác là khi tôi muốn chụp khói lốp từ máy bay đang hạ cánh.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | Servo AF |
Các chế độ vùng AF | Expand AF area |
Theo dõi đối tượng | Bật |
Đối tượng cần phát hiện | Ôtô/phương tiện (các máy ảnh có tính năng phát hiện máy bay) |
Phát hiện mắt | Tắt |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Trên đối tượng (1) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp A |
Xem trước AF | Tắt |
Giới hạn các vùng AF | Mặc định |
Điểm AF liên kết hướng | Giống vậy |
Khuếch đại MF | Tắt |
Chức năng chụp không ồn | Tắt |
Chế độ màn trập | Màn trập điện tử |
Chế độ truyền động | Chụp liên tục tốc độ cao/ Chụp liên tục tốc độ thấp (Tùy vào tình huống) |
Chụp trước | Tắt |
Cảnh 3: Đua xe thể thao – Bật/tắt theo dõi đối tượng
Cảnh 3: Đua xe thể thao – Bật/tắt theo dõi đối tượng
Người chụp: Hirohiko Okugawa
Khi lia máy chụp những chiếc xe GT, tôi thường sử dụng 1-point AF và đặt điểm AF ở đâu đó gần cửa.
“Tắt tính năng phát hiện đối tượng giúp dễ dàng nhìn thấy xe GT hơn khi chụp lia máy”
Khi tôi chụp bằng máy ảnh DSLR, tôi thường sử dụng 1-point AF để chụp lia. Đối với xe đua công thức, tôi sẽ đặt điểm AF trên nón bảo hiểm của người lái xe; đối với xe GT, tôi sẽ đặt điểm AF gần cửa.
Tôi sử dụng cùng kỹ thuật lấy nét trên các máy ảnh mirrorless như EOS R7. Tuy nhiên, tôi sử dụng theo dõi đối tượng một cách có chọn lọc. Tính năng theo dõi đối tượng rất hữu ích đối với xe công thức vì điểm AF nằm trên nón bảo hiểm của người lái xe. Tuy nhiên, khi tôi chụp ảnh lia xe GT, tính năng phát hiện đối tượng khiến tôi khó theo dõi chiếc xe khi tôi lia máy: nó khiến cho vị trí và hình dạng của điểm AF liên tục thay đổi. Do đó, tôi thường tắt nó trước khi chụp những tấm như vậy.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | Servo AF |
Các chế độ vùng AF | AF 1 điểm |
Theo dõi đối tượng | Bật/Tắt (Tùy vào tình huống) |
Đối tượng cần phát hiện | Phương tiện |
Phát hiện mắt | Bật |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Ưu tiên ban đầu (0) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp 4 (Đối với các đối tượng tăng tốc hoặc giảm tốc nhanh) |
Xem trước AF | Tắt |
Giới hạn các vùng AF | Mặc định |
Điểm AF liên kết hướng | Các điểm AF riêng biệt: Vùng + điểm |
Khuếch đại MF | Tắt |
Chức năng chụp không ồn | Tắt |
Chế độ màn trập | Màn trập cơ Màn trập điện tử |
Chế độ truyền động | Chụp liên tục tốc độ cao + |
Chụp trước | Tắt |
Cảnh 4: Sở Thú/Động Vật—Xem trước AF và chụp trước
Cảnh 4: Sở Thú/Động Vật – Xem trước AF và chụp trước
Người chụp: Yurika Terashima
Chụp trước giúp ghi lại những khoảnh khắc không thể đoán trước đối với những cảnh như đàn chim đang bay.
“Bật tính năng chụp trước và xem trước AF để ghi lại những khoảnh khắc không thể đoán trước”
Chụp trước là một tính năng khả dụng khi bạn bật chụp liên tiếp RAW. Nó ghi lại những khoảnh khắc xảy ra lên đến 0,5 giây trước khi bạn nhả màn trập, rất phù hợp để chụp những cảnh khó canh thời gian.
Tôi khuyên bạn nên sử dụng nó cùng với chế độ Xem Trước AF, trong đó máy ảnh tiếp tục lấy nét miễn là nó được bật. Điều này giúp tăng khả năng bạn có được những tấm ảnh đúng nét về những khoảnh khắc bất ngờ.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | Servo AF |
Các chế độ vùng AF | Spot AF |
Theo dõi đối tượng | Bật |
Đối tượng cần phát hiện | Ưu tiên động vật |
Phát hiện mắt | Bật |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Trên đối tượng (1) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp A |
Xem trước AF | Bật/Tắt (Tùy vào tình huống) |
Giới hạn các vùng AF | Mặc định |
Điểm AF liên kết hướng | Các điểm AF riêng biệt: Điểm |
Khuếch đại MF | Tắt |
Chức năng chụp không ồn | Bật |
Chế độ màn trập | Màn trập cơ |
Chế độ truyền động | Chụp liên tục tốc độ cao + |
Chụp trước | Bật/Tắt (Tùy vào tình huống) |
Cảnh 5: Chân dung—Chế độ chụp không ồn
Cảnh 5: Chân dung – Chế độ chụp không ồn
Người chụp: Maiko Fukui
Người mẫu: Sako Kuroiwa
“Bật chế độ chụp không ồn để ghi lại những biểu cảm trung thực”
Tôi thường sử dụng chế độ chụp không ồn trong các buổi chụp trong đó tôi vừa chụp ảnh vừa quay video, và muốn chụp được những tấm ảnh ghi lại biểu cảm trung thực của đối tượng. Không có tiếng bíp hoặc âm thanh màn trập nào làm hỏng khoảnh khắc! Chế độ này cũng phù hợp để chụp các sự kiện yên tĩnh hơn chẳng hạn như các buổi hòa nhạc, trong đó âm thanh màn trập cực kỳ gây mất tập trung.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | Servo AF |
Các chế độ vùng AF | Whole area AF |
Theo dõi đối tượng | Bật |
Đối tượng cần phát hiện | Con người |
Phát hiện mắt | Bật |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Trên đối tượng (1) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp A |
Xem trước AF | Tắt |
Giới hạn các vùng AF | Mặc định |
Điểm AF liên kết hướng | Giống vậy |
Khuếch đại MF | Bật |
Chức năng chụp không ồn | Bật/Tắt (Tùy vào tình huống) |
Chế độ màn trập | Màn trập cơ |
Chế độ truyền động | Chụp liên tục tốc độ thấp |
Chụp trước | Tắt |
Cảnh 6: Chụp ảnh đời thường và đường phố—Spot AF/Flexible Zone AF
Cảnh 6: Chụp ảnh đời thường và đường phố – Spot AF so với Flexible Zone AF
Người chụp: Kaworu Kobayashi
Khi lấy nét sâu ở điều kiện ngược sáng, tôi tiến hành AF trên một vùng rộng hơn.
“Sử Flexible Zone AF cho các đối tượng chuyển động và lấy nét sâu ở điều kiện ngược sáng”
Mặc dù tôi thường sử dụng Spot AF để lấy nét chính xác, nhưng có hai tình huống trong đó tôi sẽ chuyển sang Flexible Zone AF.
Một tình huống như vậy là khi có sự tham gia của trẻ em, động vật, và các đối tượng khác có chuyển động khó đoán và/hoặc tinh tế. Đối với những cảnh như vậy, tôi sẽ sử dụng Flexible Zone AF và chụp liên tục.
Những tình huống khác là khi tôi chụp ở điều kiện ngược sáng. Có thể khó lấy nét với Spot AF, do tôi sử dụng Flexible Zone AF để lấy nét ở khu vực chung chung. Nó đặc biệt hiệu quả khi tôi muốn có độ sâu trường ảnh lớn.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | One Shot AF |
Các chế độ vùng AF | Spot AF/ Flexible Zone AF (Tùy vào tình huống) |
Theo dõi đối tượng | Bật |
Đối tượng cần phát hiện | Con người |
Phát hiện mắt | Bật |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Trên đối tượng (1) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp A |
Xem trước AF | Tắt |
Giới hạn các vùng AF | Mặc định |
Điểm AF liên kết hướng | Giống vậy |
Khuếch đại MF | Bật |
Chức năng chụp không ồn | Tắt |
Chế độ màn trập | Màn trập first-curtain điện tử |
Chế độ truyền động | Single shot |
Chụp trước | Tắt |
Cảnh 7: Chụp ảnh thiên nhiên—One Shot AF/Servo AF
Cảnh 7: Chụp ảnh thiên nhiên – One Shot AF so với Servo AF
Người chụp: Chikako Yagi
Nếu điểm AF tiếp tục dịch chuyển sang các phần khác nhau của đối tượng, hãy thử sử dụng Servo AF kết hợp với theo dõi đối tượng.
“Servo AF là lý tưởng để chụp cận cảnh các đối tượng chuyển động trong gió”
Độ sâu trường ảnh cực nông khi chụp cận cảnh. Điều này, kết hợp với chuyển động của đối tượng do gió, có thể khiến cho tiêu điểm liên tục dịch chuyển. Giải pháp của tôi cho vấn đề này là sử dụng Servo AF có bật tính năng theo dõi đối tượng. Điều này đảm bảo rằng tiêu điểm vẫn nằm trên đối tượng khi bạn nhấn nửa nút chụp, mang lại hình ảnh sắc nét hơn.
Chức năng | Thiết lập |
Thao tác AF | One Shot AF/ Servo AF (Tùy vào tình huống) |
Các chế độ vùng AF | Expand AF area |
Theo dõi đối tượng | Bật/Tắt (Tùy vào tình huống) |
Đối tượng cần phát hiện | Không có |
Phát hiện mắt | Tắt |
Chuyển đối tượng được theo dõi | Trên đối tượng (1) |
Các đặc điểm của Servo AF | Trường hợp A |
Xem trước AF | Tắt |
Giới hạn các vùng AF | Mặc định |
Điểm AF liên kết hướng | Giống vậy |
Khuếch đại MF | Bật |
Chức năng chụp không ồn | Tắt |
Chế độ màn trập | Màn trập cơ |
Chế độ truyền động | Single shot |
Chụp trước | Tắt |
Bạn có thể quan tâm đến:
Thủ Thuật Sử Dụng ISO Auto: Tránh Nhòe Đối Tượng Bằng Thiết Lập Phải Biết Này!
Hướng dẫn về Chế Độ Fv: Nó Là Gì và Cách Sử Dụng Nó
Chim Đang Bay: Các Thiết Lập Máy Ảnh Để Tăng Khả Năng Chụp Thành Công
7 Thiết Lập Máy Ảnh Thường Bị Bỏ Quên, Chúng Đảm Bảo Chụp Mượt Mà Hơn
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.