Trong số các ống kính EF của Canon, những ống có đánh dấu bằng chữ 'IS' được tích hợp hệ thống Image Stabilizer, một tính năng giúp giảm rung máy. Đã hơn 15 năm kể từ khi ra mắt ống kính EF đầu tiên có tính năng IS. Tuy nhiên, một số khía cạnh của tính năng này, chẳng hạn như tính khả dụng của các chế độ IS khác nhau và các điều chỉnh hoạt động của nó, tương đối vẫn chưa được nhiều người dùng biết đến. Trong bài viết này, tôi sẽ tìm hiểu về các chức năng của IS ngoài khả năng giảm rung máy của nó.
Trang: 1 2
Những điểm khác biệt giữa IS trong ống kính và trong thân máy
Nói chung, rung máy được cho là xuất hiện khi chụp cầm tay ở tốc độ cửa trập thấp hơn ’1/độ dài tiêu cự’ giây. Tốc độ cửa trập có thể giảm xuống chẳng hạn như khi bạn chụp tại địa điểm tối hoặc ở điều kiện thiếu sáng, và rung máy sẽ là không thể tránh khỏi nếu bạn chụp ảnh cầm tay. Công nghệ mà Canon đã phát triển để giải quyết vấn đề này là tính năng IS. Khi ống kính nghiêng do rung máy, ánh sáng (ảnh) từ đối tượng sẽ sai lệch với trục quang học. Cơ chế cơ bản của IS là ổn định ảnh bằng cách di chuyển một hệ thống quang học bên trong ống kính (hệ thống quang học điều chỉnh) theo mức rung. Vì quy trình điều chỉnh được thực hiện bên trong ống kính, hệ thống này được gọi là hệ thống IS trong ống kính. Ngược lại, bù rung máy được thực hiện bằng cách di chuyển cảm biến hình ảnh trong thân máy được gọi là hệ thống IS trong thân máy. Nhiều người dùng không biết những khác biệt giữa hai hệ thống này.
Hình ảnh đi qua ống kính được chuyển hướng bên trong máy ảnh như minh họa trong sơ đồ. Trong trường hợp hệ thống IS trong ống kính, ảnh đã chỉnh được phản xạ bởi gương chính và chuyển đến khung ngắm và cảm biến AF trước khi phơi sáng, sau đó gương chính sẽ lật lên và màn cửa trập mở ra trong quá trình phơi sáng để ảnh đến được cảm biến hình ảnh. Trong khi đó, hệ thống IS trong thân máy thực hiện chỉnh bằng cách di chuyển cảm biến hình ảnh theo mức rung. Cả hai hệ thống đều chỉnh rung máy trên ảnh đã ghi, nhưng khác nhau về trạng thái ảnh đến khung ngắm và cảm biến AF đến điểm cửa trập được nhả. Vì rung máy được chỉnh bên trong ống kính trong trường hợp hệ thống trong ống kính, ảnh được ổn định trước khi nó đến khung ngắm, nhờ đó mang lại hình ảnh rõ nét trong ống kính và cho phép lập khung hình dễ dàng và chính xác. Tương tự, ảnh đến cảm biến AF cũng được ổn định, và điều này giúp cải thiện tính ổn định và tốc độ tính toán AF nhất là ở điều kiện thiếu sáng. Ngoài ra, hệ thống trong ống kính cũng tăng khả năng linh hoạt trong việc áp dụng thiết kế quang học tối ưu theo từng ống kính. Những lợi thế khác nhau mà hệ thống IS trong ống kính mang lại trong quá trình chụp trên thực tế là lý do tại sao nó được nhiều người dùng ủng hộ rộng rãi.
Hệ Thống IS Trong Ống Kính
Trước khi nhả cửa trập
A: Khung Ngắm
B: Gương
C: Hệ Thống Quang Học Điều Chỉnh
D: Cảm Biến AF
E: Cảm Biến Hình Ảnh
Khi cửa trập được nhả
A: Khung Ngắm
B: Gương
C: Hệ Thống Quang Học Điều Chỉnh
D: Cảm Biến AF
E: Cảm Biến Hình Ảnh
Hệ Thống IS Trong Thân Máy
Trước khi nhả cửa trập
A: Khung Ngắm
B: Gương
D: Cảm Biến AF
E: Cảm Biến Hình Ảnh
Khi cửa trập được nhả
A: Khung Ngắm
B: Gương
D: Cảm Biến AF
E: Cảm Biến Hình Ảnh
Trong một chiếc máy ảnh SLR, ánh sáng (ảnh) đi qua ống kính được phản xạ từ gương chính bán trong suốt, và đến khung ngắm qua lăng kính. Hình ảnh đi qua gương chính được phản xạ từ gương phụ phía sau trước khi đến cảm biến AF. Sau khi nhả cửa trập, gương sẽ lật lên để ảnh đi vào cảm biến hình ảnh. Điểm khác biệt giữa hệ thống IS trong thân máy và trong ống kính là ảnh được chỉnh trước khi nó đến gương.
Các Chế Độ IS và Điều Chỉnh IS
Hiện nay, hệ thống IS được sử dụng bởi ống kính EF có thể được chia thành hai loại lớn. Loại đầu tiên là IS thông dụng để chỉnh rung máy theo góc (nghiêng). Loại còn lại là Hybrid IS cũng có thể giải quyết tình trạng rung máy dạng dịch chuyển, dạng này có ảnh hưởng mạnh hơn khi bạn chụp ảnh macro. Hiện nay tính năng Hybrid IS chỉ có trên ống kính EF100mm f/2.8L Macro IS USM. Tính năng IS trên ống kính EF có ba chế độ, mỗi chế độ hoạt động theo cách khác nhau để chỉnh rung máy. Lựa chọn hiệu quả nhất khi chụp ảnh thông thường là Chế Độ 1. Trong khi đó, Chế Độ 2 là thích hợp để chụp ảnh lia, với chức năng chỉnh rung máy chỉ dừng theo hướng lia máy khi thao tác lia ống kính được phát hiện tự động. Chế Độ 3, có thể được tìm thấy trên ống kính tele mới nhất, dành cho người dùng nào muốn chụp đối tượng có chuyển động không đoán trước được, chẳng hạn như trong một sự kiện thể thao. Khi bố cục được thay đổi hoặc khi lia máy đột ngột ở Chế Độ 1 hoặc Chế Độ 2, thao tác ban đầu của tính năng IS có thể gây sốc tạm thời cho ảnh trên khung ngắm. Để tránh tình trạng này xảy ra, Chế Độ 3 đã được phát triển, nó chỉ thực hiện chống rung máy trong khi phơi sáng sau khi cửa trập được nhấn, thay vì chỉnh hình ảnh trong khung ngắm. Chế độ này thích hợp với những người dùng chuyên nghiệp nào muốn cầm chắc máy ảnh khi gắn ống kính tele mà không phải lo về tình trạng sốc tạm thời trong ảnh trên khung ngắm.
Một số ống kính có trang bị một công tắc để chọn một chế độ IS, trong khi số khác tự động thay đổi giữa các chế độ IS. Hầu hết các ống kính dành cho các nghiếp ảnh gia nghiệp dư nâng cao và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều có trang bị một công tắc chọn chế độ, trong khi các ống kính dành cho người dùng phổ thông được trang bị một công tắc Bật/Tắt cho tính năng IS. Tuy nhiên, lưu ý rằng ngay cả đối với các ống kính có trang bị công tắc Bật/Tắt, một số có thể phát hiện thao tác lia và chuyển sang hoạt động IS Chế Độ 2. Bạn nên đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng ống kính để biết ống kính của bạn có hỗ trợ chức năng đó hay không.
Có nhiều người dùng không biết chắc liệu họ có cần tắt tính năng IS khi máy ảnh được gắn vào chân máy hay không. Trên thực tế, từ khi ra mắt ống kính EF300mm f/2.8L IS USM vào tháng 7, 1999, tất cả ống kính EF có tích hợp tính năng IS đều được trang bị chức năng phát hiện, chức năng này sẽ tự động vô hiệu tính năng IS khi máy ảnh được gắn vào chân máy. Đối với các ống kính có trang bị công tắc lựa chọn chế độ, bạn có thể cần phải thay đổi chế độ theo tình huống. Tuy nhiên, đối với các ống kính dùng tính năng IS mới nhất, bạn có thể bật tính năng này mọi lúc trừ phi điều kiện xung quanh đòi hỏi bạn phải tắt.
Cấu hình của một Bộ Phận IS
A: Hướng di chuyển của hệ thống quang học điều chỉnh
B: Bảng Mạch
C: PSD
D: Nam châm
E: IRED
F: Chân Giữ Vành Thấu Kính Quang Học Điều Chỉnh
G: Ngõng (Đường Sức Từ)
H: Hệ Thống Quang Học Điều Chỉnh
I: Vành Thấu Kính Quang Học Điều Chỉnh
J: Thân Dẫn Hướng
K: Cơ Chế Khóa Hệ Thống Quang Học Điều Chỉnh
Lượng dịch chuyển bởi hệ thống quang học điều chỉnh cho IS được tính toán bằng hai cảm biến con quay hồi chuyển (PSD) phát hiện rung cực nhỏ, chúng phát hiện rung máy theo hướng thẳng đứng và nằm ngang dưới dạng gia tốc góc. Khi nút chụp được nhấn hờ, cơ chế khóa hệ thống quang học điều chỉnh được nhả ra. Hiện tượng rung máy được phát hiện bởi các cảm biến con quay hồi chuyển (PSD) phát hiện rung, và tín hiệu phát hiện được gửi đến một bộ vi xử lý ở đó chúng được chuyển thành các tín hiệu rung cho hệ thống quang học điều chỉnh. Các tín hiệu rung sau đó được gửi đến mạch truyền động để di chuyển hệ thống quang học điều chỉnh.