Chụp Hoa Đào: Tôi Nên Chụp Góc Rộng hay Tele?
Khi chụp ảnh hoa đào, bạn nên đến gần và chụp góc rộng, hay chụp từ xa? Đây là một câu hỏi thường gặp mà các nhiếp ảnh gia tự hỏi mình khi chụp hoa, và sở thích của bạn ảnh hưởng đến phong cách nhiếp ảnh bạn tạo ra cho chính mình. Trong bài này, 2 nhiếp ảnh gia chia sẻ những ưu tiên tương ứng của họ. (Người trình bày: Takehito Miyatake, Toshiki Takamuku)
Chụp cận cảnh ở góc rộng: Sử dụng góc cao để chụp cảnh rộng
FL: 32mm
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 32mm/ Aperture-priority AE (f/10, 1/12 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ảnh của Takehito Miyatake
Takehito Miyatake cho biết:
"Tấm ảnh chụp những cây hoa đào này được chụp từ một vị trí nhìn ra Biển Nội Địa Seto. Vị trí hướng về phía đông có cảnh bình minh đẹp, nhưng bờ biển nghiêng và chiều cao của đám cây làm cho khó có được một bố cục đẹp gồm có các hòn đảo trên biển và hoa đào. Chỉ bằng cách đến gần hoa đào và chụp ở góc rộng nào đó từ một góc máy cao cho phép quan sát bên trên đám cây tôi mới có thể chụp được cảnh này.
Khi mặt trời vẫn đang mọc, mức phơi sáng tối ưu liên tục thay đổi, do đó tôi chụp ở chế độ Aperture-Priority AE thay vì phơi sáng thủ công. Để làm nổi bật độ sáng, màu tùng lam nhạt, màu hồng, tôi áp dụng bù phơi sáng là EV+0,3. Sương mùa xuân đóng vai trò quan trọng trong việc làm toát nên vẻ mờ ảo cho toàn bộ ảnh."
Thủ thuật: Sử dụng chân máy thật cao để chụp cảnh xa
Chụp không có chân máy cao
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 65mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/250 giây, EV+0,7)/ ISO 400/ WB: Daylight
Ảnh của Takehito Miyatake
Tôi đang ở trên núi, nhưng ngay cả khi đó, đám cây trước mặt tôi cao đến mức tôi chỉ có thể nhìn được hậu cảnh qua các khe hở giữa những thân cây. Do đó tôi tạo một cái chân máy cao 8m, cho phép quan sát bên trên ngọn cây. Có thể vận hành bệ đỡ máy ảnh từ xa, do đó tôi sử dụng máy tính để xem trước ảnh Live View cũng như điều chỉnh góc máy và tiêu điểm.
Từ xa ở tele: Kết hợp với một yếu tố chuyển động để có cảm giác có hồn
FL: 105mm
EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/2.8L USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/16, 13 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ảnh của Toshiki Takamuku
Toshiki Takamuku cho biết:
"Tôi sử dụng những bông hoa và nhánh cây làm trọng tâm chính, nhưng kết hợp yếu tố động trong hình dạng của nước chảy. Điều này thổi hồn vào ảnh và làm cho nó trở nên rất lôi cuốn.
Ảnh này được chụp dọc theo một cái hào lâu đài, ở đó có nhiều cánh hoa trôi. Trong cảnh thực tế, dòng nước không mạnh do đó tương đối dễ chụp, nhưng tôi phải phơi sáng trong ít nhất 10 giây. Trọng tâm chính của tôi, hoa đào, bị gió dễ dàng làm dịch chuyển. Nếu chúng chỉ di chuyển một chút, ảnh sẽ mất tiêu điểm ổn định, như trong ví dụ bên dưới. Do đó, phải hoàn toàn không có gió.
Vào buổi tối, gió lặng và có ít ánh sáng, đây là điều kiện hoàn hảo để chụp phơi sáng lâu. Độ màu lạnh vào lúc này cũng làm toát nên không khí kỳ bí."
Phơi sáng 4 giây nhưng hoa đào chuyển động trong gió, dẫn đến ảnh không thành.
EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/2.8L USM/ FL: 98mm/ Aperture-priority AE (f/25, 4 giây, EV-1)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ảnh của Toshiki Takamuku
Để biết thêm ý tưởng và thủ thuật để chụp hoa đào, hãy tham khảo:
Cách Chụp Hoa Anh Đào Chi Tiết mà Mơ Mộng Bằng Một Kính Lọc Mờ Mịn
Cảnh Sao Ngoạn Mụ: Chụp Cảnh Ngoạn Mục Với Hoa Anh Đào và Dải Ngân Hà Vào Ban Đêm
Các quyết định chẳng hạn như nên chụp góc rộng hay tele là những quyết định xuất hiện hàng ngày trong chụp ảnh. Hãy đọc các bài viết này để tìm hiểu thêm:
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thuận Sáng hay Ngược Sáng?
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Có Nên Đưa Mặt Trời Vào Khung Hình Hay Không
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
EF24-105mm f/4L IS USM
EF70-200mm f/2.8L USM
Sinh năm 1966 ở Quận Osaka, Miyatake gia nhập một hãng sản xuất thiết bị chụp ảnh với tư cách nhiếp ảnh gia studio sau khi tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Hình Ảnh, Ban Kỹ Thuật, trường Tokyo Polytechnic University. Vào năm 1995, ông thành lập studio riêng, Miyatake Photo Factory, ở Quận Tokushima nơi ông lớn lên.
Sinh năm 1960 ở Quận Fukui, Takamuku hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp từ năm 2011. Hiện nay ông sống ở Quận Nagano ở đó ông cung cấp ảnh cho các tạp chí và các phương tiện truyền thông khác.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation