Phong Cảnh – Bố Cục và Các Tính Năng của Máy Ảnh Để Chụp Được Biểu Đạt Đẹp Nhất
Có các chức năng AF nâng cao và nhiều chức năng chụp khác nhau, EOS 5D Mark III được một nhiếp ảnh gia chụp chân dung chuyên nghiệp sử dụng để cho bạn biết ý tưởng vầ cách làm việc với đối tượng dùng các tính năng tuyệt vời của chiếc máy ảnh nàyf. (Người trình bày: Michiko Yone)
EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 29mm/ Manual exposure (4 giây, f/16)/ ISO 800/ WB: Daylight/ Kính lọc PL / Chân Máy/ Yakushima, Kagoshima Prefecture
Thời điểm đầu mùa xuân trên đảo Yakushima, nhưng khu rừng đã xanh mướt, tạo thành một phong cảnh tuyệt đẹp sau cơn mưa. Ở đây, tôi sử dụng ống kính 16-35mm để khắc họa không khí của khu rừng với tảng đá lớn làm chủ đề chính.
Ba Phương Án Để Chụp Phong Cảnh Ấn Tượng
Bố cục: Ống kính góc rộng để nhấn mạnh chiều sâu
Khi chụp ảnh phong cảnh, cảm biến full-frame của máy ảnh sẽ được sử dụng hiệu quả. Đối với các đối tượng chẳng hạn như các đối tượng ở Ảnh 1 và 2 ở trang kế, vẻ quyến rũ của cảm biến full-frame được minh họa ở mức cao nhất, như có thể thấy từ chiều rộng và chiều hướng. Do đó bạn nên lập bố cục ảnh dùng ống kính góc rộng để tăng thêm chiều sâu và không khí xung quanh vừa phải. Nếu bạn muốn chụp một cái cây to như trong Ảnh 2, hoặc một cái cây có một không hai, zoom lớn quá mức có thể làm cho người xem không nắm bắt được kích thước thực hay các đặc điểm của đối tượng. Trong trường hợp này, bạn nên đưa vào không khí xung quanh trong bố cục.
Ánh sáng: Tránh lóa sáng dùng ánh sáng buổi sáng/buổi tối
Trong chụp ảnh phong cảnh, có thể tránh được hiện tượng lóa sáng bằng cách sử dụng ánh nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Ngoài ra, ánh sáng ngả đỏ vào sáng sớm hoặc hoàng hôn cũng giúp làm cho đối tượng xuất hiện mang tính nhiếp ảnh cao hơn. Ở Ảnh 3, tôi cố chụp ánh nắng buổi chiều khi nó xuyên qua các tán cây như những tia sáng của đèn pha. Tuy nhiên, vì ánh sáng quá gắt, tôi sử dụng tính năng đa phơi sáng để làm giảm cường độ để tạo ra hiệu ứng nét mịn. Nếu chụp trong một khu rừng rậm, hãy cố chờ đến lúc khi ánh sáng xuyên qua lá cây và các nhánh cây một cách không đều. Làm như thế sẽ tạo ra một ảnh có độ tương phản cao với sự khác biệt lớn về phơi sáng.
Thiết lập: Khóa gương để tránh rung
Để lấy nét, phóng to đối tượng lên 10 lần bằng chức năng Live View, và điều chỉnh nét bằng MF. Ngoài ra, đặt [Highlight tone priority (Ưu tiên tông màu sáng)] thành [Enable (Bật)]. Sử dụng chân máy để chụp ảnh phong cảnh trong phần lớn trường hợp, do đó tránh sử dụng độ nhạy sáng ISO cao khi có thể. Về cơ bản, hãy đặt chất lượng ghi ảnh thành [RAW+JPEG], cân bằng trắng thành [Daylight (Ban ngày)], và Picture Style (Kiểu Ảnh) thành [Landscape (Phong cảnh)]. Luôn sử dụng thiết bị điều khiển từ xa, khóa gương ngay cả khi bạn dùng các ống kính không phải ống tele, và chú ý kỹ để tránh rung máy. Nên đặt chế độ phơi sáng thành [Manual (Thủ công)], và điều chỉnh giá trị khẩu độ và tốc độ cửa trập mỗi lần chụp.
Tính Năng Khuyên Dùng của EOS 5D Mark III
Multiple Exposures
Phương pháp đa phơi sáng không chỉ có thể được sử dụng để có biểu đạt mịn cho các đối tượng chẳng hạn như hoa, nó còn rất tiện lợi khi chụp một cảnh có ánh sáng mạnh như minh họa trong Ảnh 3. Nói chung, tùy chọn [Additive (Gia tăng)] được sử dụng để chụp phong cảnh. Với tính năng đa phơi sáng, các thiết lập giá trị khẩu độ và cân bằng trắng có thể được điều chỉnh cho từng mức trong 2 đến 9 mức phơi sáng tại chỗ.
Ống Kính Khuyên Dùng
EF16-35mm f/2.8L II USM
Có một ống kính góc siêu rộng sẽ giúp làm nổi bật vẻ quyến rũ của cảm biến full-frame: bằng cách di chuyển đến gần đối tượng, bạn có thể sử dụng các hiệu ứng biến dạng và phối cảnh để tạo ra các tác phẩm có tác động mạnh.
EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 28mm/ Manual exposure (2,5 giây, f/16)/ ISO 400/ WB: Daylight / Kính lọc PL / Chân Máy/ Yakushima, Kagoshima Prefecture
Tôi đã lập bố cục một ảnh chụp đứng cái cây mà tôi bắt gặp trên đường núi. Một thiết lập phơi sáng quá được sử dụng để biểu đạt khu rừng sáng sủa, đầy sương. Lóa sáng ít có khả năng xảy ra khi khu rừng được sương che phủ, cho phép bạn chuyển tải không khí xung quanh của cảnh chụp.
EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Manual exposure (1/15 giây, f/4.5)/ ISO 400/ WB: Daylight/ Multiple exposure: [Additive (Gia tăng)]/ Kính lọc PL / Chân Máy/ Yakushima, Quận Kagoshima
Lá cây rụng trên một tảng đá phủ rêu được chiếu sáng bằng tia nắng. Cân nhắc ánh sáng mạnh, tội chụp một ảnh đa phơi sáng, lấy nét ở chiếc lá rơi trong phơi sáng đầu tiên, và tạo ra hiệu ứng bokeh lớn ở phơi sáng thứ hai.
Michiko Yone
Sinh năm 1967. Yone bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 2004. Từ lúc đó, cô đã và đang chụp ảnh các khu rừng và vẻ đẹp nhiều màu sắc của Nhật Bản dựa trên chủ đề “những tác phẩm mang lại cảm hứng và biểu đạt.” Cô là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS) và Photographic Society of Japan (PSJ).