5 Kiểu Ánh Sáng Cơ Bản Trong Chụp Ảnh Chân Dung
Ánh sáng tốt, phù hợp giúp thể hiện rõ các chi tiết, cảm xúc cũng như tăng chiều sâu cho ảnh chụp chân dung. Nếu bạn mới bắt đầu chụp ảnh người và đang tìm kiếm các mẹo và lời khuyên để có được bức ảnh tuyệt vời, hãy tham thảo 5 kiểu ánh sáng dễ sàng sau đây. Tải xuống tranh thông tin hữu ích dưới đây và đọc toàn bộ bài viết mà trong đó chúng tôi chia sẻ về đặc điểm của các kiểu ánh sáng, hiệu ứng tâm trạng mà nó mang lại cũng như cách bố trí cơ bản.
Ánh Sáng Phân Chia
Đặc điểm: Ánh sáng phân chia có đặc điểm là tạo ra hiệu ứng nửa chiếu sáng-nửa không chiếu sáng. Bóng đổ thường khá chói để tạo ra sự tương phản lớn giữa hai sườn mặt khác nhau. Các chi tiết ở bên không được chiếu sáng thậm chí còn được làm tối hoàn toàn do bóng đổ.
Bố trí: Nguồn sáng nằm ở góc 90 độ so với một trong hai bên mặt của đối tượng. Kỹ thuật này được khuyến khích sử dụng với chỉ một nguồn sáng để tạo ra chất kịch ấn tượng.
Ưu điểm: Chân dung với bóng đổ trong một khu vực lớn trên khuôn mặt làm tăng tính huyền bí cho đối tượng. Đây là do các đặc trưng trên sườn mặt không được chiếu sáng bị khuất, từ đó khơi gợi trí tưởng tượng của người xem về khuôn mặt đầy đủ của đối tượng. Nó cũng mở rộng ý tượng về mặt ‘tối’ hay bóng tối trong phim ảnh.
Ánh Sáng Rembrandt
Đặc điểm: Được đặt theo tên của nghệ sĩ Hà Lan, Rembrandt Harmenszoon van Rijn, do cách sử dụng ánh sáng và bóng tối trong các tác phẩn của mình, ánh sáng Rembrandt là kiểu ánh sáng phổ biến trong ảnh chân dung cũng như hội họa. Nó có đặc trưng là tam giác ánh sáng được tạo ra bên dưới con mắt ở phần mặt không được chiếu sáng của khuôn mặt.
Bố trí: Treo nguồn sáng ở góc 45 đến 60 độ hướng về phía đối tượng. Bạn cũng nên xoay nguồn sáng từ trên xuống một góc 45 độ để chiếu xuống khuôn mặt của đối tượng. Bạn có thể đặt một tấm phản quang để phản xạ ánh sáng ở sườn không được chiếu sáng của khuôn mặt nhằm làm tăng mức độ phơi sáng. Mẹo: Thử nghiệm bằng cách nghiêng mặt của đối tượng hay thay đổi góc độ của nguồn sáng để thay đổi hình dạng và kích thước của tam giác mà bạn muốn. Cường độ sáng, khoảng cách của ánh sáng với đối tượng và vật liệu của tấm phản xạ ánh sáng cũng như các lớp của tấm phản xạ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự rung động của tam giác ánh sáng.
Ưu điểm: Ánh sáng Rembrandt tạo ra tính kịch và cảm xúc mạnh nhờ sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Như bạn có thể thấy trong tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ này, môi trường tối hơn, ánh sáng thấp hơn khiến cho hình ảnh càng trở nên huyền bí và hấp dẫn.
Ánh Sáng Bươm Bướm
Đặc điểm: Bạn có thể nhận ra kiểu ánh sáng bươm bướm bằng một hình đổ bóng tương tự như cánh bướm được tạo ra bên dưới mũi.
Bố trí: Nguồn sáng được đặt phía trên và ngay sau máy ảnh. Ánh sáng sẽ chiếu xuống khuôn mặt đối tượng và tạo đổ bóng dưới mũi.
Ưu điểm: Tái hiện hình ảnh cánh bướm xinh đẹp, ánh sáng bươm bướm tạo ra đổ bóng nhẹ nhàng trên mặt và thường tạo thành hiệu ứng mặt nhỏ. Bóng đổ bên dưới đường viền nhô lên của khuôn mặt (Xương gò má, xương lông mày và xương hàm) giúp thu nhỏ khuôn mặt. Kiểu ánh sáng này được ứng dụng rất nhiều trong chụp ảnh chân dung thời trang và chụp ảnh người đẹp.
Ánh sáng rộng
Đặc điểm: Sườn được chiếu sáng của khuôn mặt lớn hơn so với khu vực tối và thường đi kèm với khuôn mặt hơi nghiêng từ đối tượng. Ánh sáng rộng ngược lại so với Ánh sáng hẹp.
Bố trí: Cách bố trí rất đơn giản. Nguồn sáng nằm ở góc 45 độ, khuôn mặt đối tượng hướng ra khỏi nguồn sáng ở góc xấp xỉ 75 độ.
Ưu điểm: Ánh sáng rộng làm khuôn mặt to hơn. Nó thường được sử dụng cho những đối tượng có khuôn mặt nhỏ và muốn có khuôn mặt đầy đặn hơn. Mẹo: hãy nhớ rằng sẽ có bóng đổ ở sườn mặt xa nguồn sáng hơn và cần cân nhắc bạn muốn làm nổi bật điều gì nhất ở đối tượng.
Ánh sáng hẹp
Đặc điểm: Bên được chiếu sáng của khuôn mặt nhỏ và hẹp so với bên không được chiếu sáng. Ánh sáng hẹp cũng ngược lại so với ánh sáng rộng.
Bố trí: Nguồn sáng nằm ở góc 45 độ. Đối tượng nghiêng nhẹ đầu về phía nguồn sáng. Một vài loại đèn có thể sáng đến sườn tối hơn của khuôn mặt nhưng vẫn nổi bật nhất ở sườn hẹp của khuôn mặt.
Ưu điểm: Khi được bố trí góc độ phù hợp, khuôn mặt của đối tượng sẽ trông thon thả hơn do bóng che phủ khuôn mặt nhiều hơn. Nhiều bóng tối hơn đồng nghĩa với việc bức ảnh trở nên huyền bí và kịch tính hơn.
Bây giờ bạn đã biết 5 kiểu ánh sáng cơ bản này, hãy xem qua một quyển tạp chí và áp dụng kiến thức của bạn bằng cách nhận diện các kiểu ánh sáng cơ bản trong đó. Hãy làm quen chúng trước khi chính bạn thử sức. Khi thử các kiểu ánh sáng này, hãy sẵn sàng cho việc di chuyển đối tượng hay thiết bị chiếu sáng do bóng đổ khác nhau, dù chỉ một chút, cũng sẽ tạo ra bức ảnh khác nhau. Ngoài ra, đừng chỉ giới hạn trong 5 ví dụ này. Hãy tìm hiểu về những kiểu ánh sáng nâng cao hơn trên mạng để hiểu rõ hơn về chụp ảnh chân dung.
Tải về bản sao của tranh thông tin này ở đây.