Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

Xem Kỹ Các Tính Năng của Ống Kính Zoom Góc Rộng

2014-09-25
2
2.59 k
Trong bài viết này:

Một chiếc ống kính L có độ dài tiêu cự 16 đến 35mm và khẩu độ tối đa f/4 đã được thêm vào dòng ống kính EF. Cũng là ống kính zoom góc rộng đầu tiên cho máy ảnh full-frame có trang bị tính năng IS, bạn có thể thấy ống kính này mạnh mẽ thế nào từ thông số của nó. Bài viết sau đây là một bài tường thuật về kinh nghiệm của tôi khi sử dụng ống kính EF16-35mm f/4L IS USM trong chuyến đi mới đây để chụp ảnh phong cảnh. (Người trình bày: Shirou Hagihara)

Trang: 1 2

Ống Kính Zoom IS Góc Rộng Đầu Tiên Dành Cho Máy Ảnh Full-frame

Có hai mẫu ống kính hiện có trong dòng ống kính zoom góc rộng của Canon dành cho máy ảnh full-frame, một là loại ống kính đường kính rộng, có khẩu độ tối đa là f/2.8, và ống kính còn lại là loại f/4. Loại f/4, nhỏ gọn hơn, nhẹ và có giá hợp lý hơn so với loại f/2.8, là lựa chọn lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh như tôi. Thực ra tôi rất thích ống EF17-40mm f/4L USM hiện có.
Giờ đây, một ống kính mới loại f/4, ống EF16-35mm f/4L IS USM, đã được thêm vào dòng ống kính này. Nó có cùng độ dài tiêu cự như loại f/2.8 (EF16-35mm f/2.8L II USM), từ 16mm ở đầu góc rộng đến 35mm ở đầu tele. Có một sự thay đổi nhỏ về phía góc rộng so với EF17-40mm f/4L USM. Trong chụp ảnh phong cảnh, góc càng rộng có lợi thế càng lớn. Mặc dù một số người cho rằng 1mm là không đáng kể, trên thực tế nó tạo ra một sự khác biệt lớn. Với tôi, góc ngắm rộng hơn này chắc chắn là một sự thay đổi được chào đón.
Nhưng một tính năng tuyệt vời khác về ống kính EF16-35mm f/4L IS USM là nó là ống kính zoom góc rộng đầu tiên của Canon dành cho máy ảnh full-frame có trang bị tính năng Image Stabilizer (IS). Mặc dù các ảnh góc rộng không đòi hỏi chỉnh bằng tính năng IS nhiều như ảnh tele, không cần phải nói, tính năng này rất tiện lợi khi bạn chụp ở điều kiện thiếu sáng, chẳng hạn như trong rừng, trước bình minh, hoặc sau hoàng hôn.

EF16-35mm f/4L IS USM

Kết cấu ống kính: 16 thấu kính chia thành 12 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: Xấp xỉ 0,28m
Độ phóng đại tối đa: Xấp xỉ 0,23x
Kích thước kính lọc: φ77mm
Kích thước: Xấp xỉ φ82,6x112,8mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 615g

Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF16-35mm f/4L IS USM

Ống kính này sử dụng một thiết kế quang học với tổng cộng hai thấu kính UD và ba thấu kính phi cầu, bao gồm một thấu kính phi cầu đường kính lớn, bằng thủy tinh đúc, hai mặt như thấu kính đầu tiên, tất cả góp phần giảm méo ảnh và quang sai. Bề mặt của các thấu kính ngoài cùng phía trước và phía sau được phủ một lớp fluorine để dễ loại bỏ bụi. Tất cả những nỗ lực này là để đạt được chất lượng hình ảnh cao. Ống kính này đã nâng cao khả năng biểu đạt của các nhiếp ảnh gia khi chụp phong cảnh, phụ thuộc vào điều kiện của địa điểm chụp và ánh sáng. Trong bài viết này, tôi đã chụp các tấm ảnh dùng ống kính như thế.
Mặc dù ống kính tôi sử dụng để chụp là mẫu thử nghiệm, nó vượt kỳ vọng của tôi. Cho dù là ảnh chụp chi tiết nhỏ của các vật thể hay chụp cả mặt trời trong đó, kết quả đều đáp ứng yêu cầu. Kích thước kính lọc φ77mm giúp dễ khớp đường kính của các ống kính khác. Trừ phi bạn cần độ sáng và hiệu ứng bokeh của khẩu độ f/2.8, tôi thấy rằng ống kính này mang lại những lợi thế cao hơn để chụp ảnh phong cảnh.

Ống Kính Zoom IS Góc Rộng Đầu Tiên Dành Cho Máy Ảnh Full-frame

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (1/8 giây, f/11, ±0EV)/ ISO 800/ WB: Daylight

Hoa chân bê màu trắng bắt đầu nở ở vùng đất ngập. Điều kiện chụp không thuận lợi, vì không thể dùng chân máy, và chụp vào buổi tối. Nhưng chức năng IS mạnh mẽ cho phép tôi chụp ảnh không bị nhòe ngay cả ở tốc độ cửa trập là 1/8 giây.

Thiết Kế Mới Để Đạt Chất Lượng Hình Ảnh Cao Hơn

Ống kính này có thiết kế sang trọng với 16 thấu kính chia thành 12 nhóm. Hai thấu kính phi cầu bằng thủy tinh đúc, hai mặt được sử dụng trong nhóm đầu tiên, cùng với nó, thấu kính ngoài cùng phía trước có đường kính lớn để chỉnh méo hiệu quả ở đầu góc rộng. Ngoài ra, hai thấu kính UD được sử dụng trong nhóm thứ tư để chỉnh sắc sai khi phóng to, nhờ đó duy trì chất lượng hình ảnh cao trong toàn bộ ảnh. Ngoài ra, các thấu kính ngoài cùng phía trước và phía sau được phủ một lớp fluorine để ngăn bụi bẩn bám vào bề mặt. Trên thực tế đây là một tính năng được chào đón để có thể chụp ảnh với ống kính được giữ gìn ở tình trạng sạch sẽ.

Kết Cấu Ống Kính

Xanh dương: Thấu Kính Phi Cầu
Đỏ tía: Thấu Kính UD
Đỏ: Bộ Phận IS

Đường Cong MTF

16mm

Khoảng cách từ Tâm Ảnh (mm)

35mm

Khoảng cách từ Tâm Ảnh (mm)

S: Mặt đối xứng dọc
M: Đường trung tuyến

Chuyển Động Nhanh, Chính Xác của USM Dạng Vòng

Ống kính này được trang bị một USM dạng vòng có tốc độ lấy nét cao, kết hợp với tính năng IS để dễ chụp cầm tay. Ngoài ra, độ chính xác lấy nét cũng hoàn hảo đến mức không ảnh nào chụp bằng AF bị mất nét. Với ống kính này, bạn cũng có thể chụp được những tấm ảnh macro góc rộng đạt yêu cầu.

Nhẹ Hơn 25g So Với Ống Kính f/2.8 Hiện Có

Chúng ta hãy xem xét kích thước ngoài và trọng lượng thông qua so sánh sát nhau về ba ống kính zoom góc rộng dành cho máy ảnh full-frame của Canon. Ống kính EF16-35mm f/4L IS USM (ngoài cùng bên trái), mới được thêm vào dòng ống kính này, trông dày hơn loại f/2.8, nhưng thực tế nhẹ hơn 25g. Tất cả các ống kính này đều sử dụng hệ thống lấy nét trong, do đó chiều dài của ống kính không thay đổi trong khi zoom.

Hiệu Ứng Bokeh và Khắc Họa Sắc Nét Bằng Khẩu Độ f/4

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (1/30 giây, f/4, +2EV)/ ISO 200/ WB: Daylight

Tìm thấy đám dương sỉ mọc bên con suối trên các tảng đá, tôi có thể chụp cảnh khu rừng sáng sủa trong nền sau bằng cách ngồi xổm xuống. Để chuyển tải không khí sáng sủa của địa điểm này, tôi đã sử dụng khẩu độ tối đa là f/4 để tạo ra hiệu ứng bokeh hấp dẫn. Đồng thời, sự khắc họa sắc nét của vùng lấy nét tạo ra một ấn tượng dễ chịu.

Ảnh Chụp Macro Góc Rộng từ Khoảng Cách Gần Khoảng 28cm

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (1/1.600 giây, f/4.5, ±0EV)/ ISO 200/ WB: Daylight

Mầm rau phong đẩu được phát hiện mọc xung quanh rìa của đống tuyết sót lại. Để giữ lại cảm giác tỉ lệ, tôi cài đặt ống kính về đầu góc rộng và di chuyển đến khoảng cách lấy nét gần nhất để tạo ra một tấm ảnh thật khớp với hiệu ứng cận ảnh ở khoảng 28cm cũng như góc ngắm rộng ở độ dài tiêu cự 16mm.

* Bài này được soạn dựa trên một mẫu máy thử nghiệm. Các khía cạnh chẳng hạn như hình thức và chất lượng hình ảnh có thể hơi khác với sản phẩm thực tế.

Shirou Hagihara

Sinh năm 1959 tại Yamanashi. Sau khi tốt nghiệp trường Nihon University, Hagihara tham gia hoạt động ra mắt tạp chí nhiếp ảnh, ’fukei shashin’, ông làm biên tập và nhà xuất bản ở đó. Sau đó ông từ chức và trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Hiện nay, Hagihara tham gia hoạt động nhiếp ảnh và các tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Ông là thành viên của Society of Scientific Photography (SSP).

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi