Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Ảnh Kiến Trúc #1: 3 Khái Niệm Cơ Bản

2016-12-15
9
12.81 k
Trong bài viết này:

Các tòa nhà—chúng là đối tượng thường gặp trong nhiếp ảnh, cho dù đó là các tác phẩm kiến trúc hiện đại, hay các tòa nhà lịch sử uy nghi. Trong mỗi phần của loạt 4 bài này, hãy sẵn sàng tìm hiểu những kỹ thuật khác nhau để chụp ảnh kiến trúc. Phần 1 giới thiệu những điểm cơ bản về chụp ảnh kiến trúc, sử dụng ảnh chụp xung quanh khu vực Tokyo Station ở quận Marunouchi của Tokyo, nổi tiếng với những tòa nhà ảnh hưởng bởi kiến trúc Phương Tây cổ điển. (Người chụp: Takeshi Akaogi, Biên tập: Etica)

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 44mm/ Aperture-priority AE (f/8.0, 1/40 giây, EV+0,7)/ ISO 250/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng như có mây/ Địa điểm: Viện Bảo Tàng Mitsubishi Ichigokan, Marunouchi, Tokyo

 

Kiểm tra các thiết lập của máy ảnh

Khi chụp mặt tiền của các tòa nhà, bạn sẽ muốn chụp ảnh sắc nét toàn bộ tòa nhà. Chúng tôi khuyên dùng chế độ Aperture-priority AE và sử dụng số f hẹp hơn một chút (chẳng hạn như f/5.6), nó sẽ không chỉ giải quyết được vấn đề độ phân giải yếu hơn ở các vùng ngoài biên của ảnh, mà còn làm cho hiện tượng tối góc ngoại biên ít rõ hơn. Nếu bạn chụp ảnh cận cảnh một phần của tòa nhà, sử dụng chế độ Aperture-Priority AE cũng cho phép bạn mở khẩu để tạo ra hiệu ứng bokeh ở hậu cảnh để ảnh có ấn tượng hơn. (Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm như thế ở Phần 3 của loạt bài viết này.)

Sẽ không có vấn đề gì khi sử dụng thiết lập Auto White Balance (AWB). Các mẫu máy ảnh mới có các khả năng AWB hoàn hảo, và có thể khắc họa màu sắc gần như chính xác như được thấy bằng mắt thường với hiệu năng hiếm khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc đối tượng.

 

Khái niệm cơ bản 1: Để ý đường chân trời

Khi chụp ảnh kiến trúc, điều rất quan trọng là phải đảm bảo rằng đường chân trời nằm ngang phù hợp. Nếu không, ảnh sẽ có vẻ kém ổn định đối với người xem. Để kiểm tra đường chân trời, hãy hiển thị đường khung lưới trong màn hình LCD/khung ngắm khi chụp.

Ảnh có đường chân trời thẳng sẽ có vẻ gọn gàng và bố cục tốt, và do đó có thể chuyển tải các công trình kiến trúc đẹp như những tòa nhà trong các ảnh bên dưới.

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 59mm/ Aperture-priority AE (f/4.0, 1/50 giây, EV±0)/ ISO 500/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng như có mây/ Địa điểm: Viện Bảo Tàng Mitsubishi Ichigokan, Marunouchi, Tokyo

 

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/250 giây, EV+1)/ ISO 200/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng như có mây/ Địa điểm: Tòa Nhà Meiji Yasuda Seimei, Marunouchi, Tokyo

 

Cách hiển thị đường khung lưới
Nhấn nút MENU và chọn tùy chọn “Grid display” (khác nhau tùy vào mẫu máy ảnh).

 

Khái niệm cơ bản 2: Sử dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng

Ngoại trừ khi bạn chụp ở chế độ phơi sáng thủ công (M), máy ảnh sẽ tự động cài đặt độ sáng (phơi sáng) cho bạn. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết dẫn đến ảnh có cùng độ sáng như bạn thấy bằng mắt thường—đôi khi bạn có thể có ảnh trong đó các vùng ban đầu sáng cuối cùng lại tối, và ngược lại.

Để có được ảnh khắc họa sát hơn với các điều kiện thực tế và do đó có được sự thể hiện chính xác hơn về tòa nhà, hãy sử dụng chức năng bù phơi sáng. Trong một căn phòng sáng có nhiều ánh sáng trắng, hãy sử dụng bù phơi sáng dương; và trong một căn phòng tối hơn, hãy bù âm.

 

Trước (Không có bù phơi sáng)
Vì đây là một địa điểm sáng, máy ảnh tự động cài đặt mức phơi sáng tối hơn, dẫn đến ảnh nói chung bị tối.

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/15 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng và ở trong nhà/ Địa điểm: Tokyo International Forum, Marunouchi, Tokyo

 

Sau (Bù phơi sáng +2)
Áp dụng bù phơi sáng dương dẫn đến ảnh có vẻ sáng hơn, thể hiện hiệu quả hơn nhiều đối với cảnh thực tế như nhìn thấy bằng mắt thường.

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/60 giây, EV+2)/ ISO 200/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng và ở trong nhà/ Địa điểm: Tokyo International Forum, Marunouchi, Tokyo

 

Trước (Không có bù phơi sáng)
Vì địa điểm này tối, máy ảnh tự động cài đặt mức phơi sáng cao, dẫn đến ảnh sáng.

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/4.0, 1/30 giây, EV±0)/ ISO 3200/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Tối và ở trong nhà/ Địa điểm: Viện Bảo Tàng Mitsubishi Ichigokan, Marunouchi, Tokyo

 

Sau (Bù phơi sáng -2)
Áp dụng bù phơi sáng âm dẫn đến ảnh tối hơn, thể hiện hiệu quả hơn nhiều đối với cảnh thực tế như nhìn thấy bằng mắt thường.

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/4.0, 1/30 giây, EV-2)/ ISO 3200/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Tối và ở trong nhà/ Địa điểm: Viện Bảo Tàng Mitsubishi Ichigokan, Marunouchi, Tokyo

 

Cách cài đặt bù phơi sáng
Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh về phía “+” khi bạn muốn có phơi sáng sáng hơn, và về phía “-“ nếu bạn muốn có phơi sáng tối hơn.
*Các thao tác thực tế có thể khác nhau tùy vào mẫu máy ảnh.

 

Khái niệm cơ bản 3: Sử dụng bố cục đối xứng

Cho dù bạn đang chụp ảnh cả tòa nhà hay một phần của nó, hãy cẩn thận với bố cục. Một bố cục mà bạn có thể sử dụng để nhấn mạnh thiết kế của tòa nhà là bố cục đối xứng, bố cục này mang lại cảm giác trật tự và cũng để lại ấn tượng mạnh—hoàn hảo cho chụp ảnh kiến trúc.

EOS M/ EF-M55-200mm f/4.5-6.3 IS STM/ FL: 100mm (tương đương 160mm ở định dạng 35mm)/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/160 giây, EV+1,3)/ ISO 250/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng như có mây/ Địa điểm: Lối thoát Tokyo Station Marunouchi, Tokyo

 

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/40 giây, EV+0,7)/ ISO 2500/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Tối và ở trong nhà/ Địa điểm: Tòa Nhà Meiji Yasuda Seimei, Marunouchi, Tokyo

 

EOS 6D/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/40 giây, EV+0,3)/ ISO 3200/ WB: Auto
Điều kiện chụp: Sáng và ở trong nhà/ Địa điểm: Tokyo Station, Marunouchi, Tokyo

 

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!

 

 

 

EF-M55-200mm f/4.5-6.3 IS STM

Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết

 

Takeshi Akaogi

 

Là một nhiếp ảnh gia, Akaogi chủ yếu làm việc cho các tạp chí và viết sách giới thiệu nhiếp ảnh và các thủ thuật thực tế. Ông cũng dạy tại các hội thảo nhiếp ảnh.

http://www.flipphoto.org

 

Etica

 

Đội ngũ đằng sau tạp chí máy ảnh của Nhật, “Camera Biyori” cũng như vô số sách khác. Cũng tổ chức các sự kiện và điều hành trường dạy nhiếp ảnh "Tanoshii Camera School".

https://etica.jp

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi