"Chụp ảnh kiến trúc không chỉ đòi hỏi các kỹ thuật nhiếp ảnh, mà còn đòi hỏi óc cảm nhận kiến trúc." Việc có kiến thức sâu về kiến trúc có thể không phải là một yêu cầu tiên quyết để chụp được những tấm ảnh kiến trúc ngoạn mục, nhưng chắc chắn sẽ có ích. Tốt nghiệp ngành kiến trúc và là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Nguyễn Thái Thạch chia sẻ tình yêu của anh với kiến trúc và chụp ảnh kiến trúc.
Tốt nghiệp ngành kiến trúc, chúng ta ít ngạc nhiên tại sao Nguyễn Thái Thạch lại chọn chuyên chụp ảnh kiến trúc. Anh tin rằng một nhiếp ảnh gia cần phải hiểu được kiến trúc để trở thành nhiếp ảnh gia kiến trúc.
Trong nội dung phỏng vấn này, chúng tôi hỏi anh về công việc và triết lý của anh đằng sau nhiếp ảnh.
1. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Số tòa nhà cao tầng và các khu phát triển mới có mang lại cảm hứng cho anh hay không? Nếu có, theo cách nào?
Thực ra, tôi thích chụp cảnh thành phố. Đây là lý do tại sao tôi đã đến một số thành phố đông dân nhất Châu Á - Singapore, Kuala Lumpur, Hồng Kông và Bangkok. Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh chóng nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt cơ sở hạ tầng.
2. Trong những chuyến đi của anh khắp thế giới, anh đã trải nghiệm kiến trúc cao tầng thú vị nhất ở đâu?
Tôi chưa đi nhiều lắm. Tôi mới chỉ đến Singapore, Kuala Lumpur, Hồng Kông và Bangkok. Tôi dự định đến Dubai mùa đông năm nay.
Tôi có thể nói rằng Hồng Kông là một thành phố đáng kinh ngạc của những tòa nhà cao tầng. Các tòa nhà có móng nhỏ, xây cực cao, và chen chúc nhau trong một khu vực có mật độ cao.
Bangkok, Thái Lan
Hồng Kông
Singapore
3. Anh có lời khuyên gì cho một người bắt đầu chụp ảnh kiến trúc hay không?
Bất kỳ ai bắt đầu chụp ảnh kiến trúc cần phải học cách sử dụng hiệu quả ống kính góc cực rộng. Họ cần phải tìm hiểu thêm về kiến trúc và đọc thêm sách và tạp chí kiến trúc.
4. Một số lần chụp kiến trúc khó nhất mà anh từng thực hiện là gì? Tại sao?
Tôi chưa gặp khó khăn đáng kể khi chụp ảnh kiến trúc. Tuy nhiên, một số địa điểm tòa nhà gây lúng túng với nhiều dây điện. Tôi mất thời gian xóa chúng khi xử lý hậu kỳ.
5. Anh thích chụp ảnh ban ngày và ban đêm ở những nơi nhất định. Cái nào sẽ có ấn tượng nhiều hơn và tại sao anh lại làm như thế?
Với tôi, ảnh chụp kiến trúc ban ngày và ban đêm có cùng ấn tượng. Phiên bản ban ngày thể hiện hình dạng, chất liệu và không gian bên ngoài; trong khi phiên bản ban đêm thể hiện không gian bên trong và hệ thống đèn của công trình.
6. Không giống như nhiều nhiếp ảnh gia kiến trúc, có lúc anh sử dụng ống kính mắt cá để chụp các tòa nhà. Tại sao anh làm như thế và anh đang muốn đạt được điều gì?
Tôi không thường sử dụng ống kính mắt cá để chụp ảnh kiến trúc. Tuy nhiên, khi sử dụng, thì chỉ là để mang lại cái nhìn sáng tạo và thú vị cho công trình.
7. Những thiết bị thiết yếu của anh để chụp ảnh kiến trúc là gì? Tại sao?
Tôi đảm bảo mình mang theo chân máy, một chiếc ống kính góc cực rộng và một bộ đèn gắn ngoài để chụp trong nhà. Ống kính tilt-shift cũng đáng sử dụng.
8. Anh có thể chia sẻ một số lời khuyên và thủ thuật để chụp ảnh kiến trúc đẹp hơn hay không?
Bố cục là cực kỳ quan trọng. Đừng làm cho ảnh trở nên lộn xộn. Hãy cố chỉ có 2 điểm quan tâm hay "điểm thu hút" trở xuống.
Tôi thích để điểm chính của tòa nhà ở 1/3 bên trái hoặc bên phải theo Quy Tắc Phần Ba.
Hãy để ý các điểm thu hút.
Thích được gọi là Thiên Thạch, biệt danh của anh trong gần một thập niên, Nguyễn Thái Thạch bắt đầu sự nghiệp như một chuyên gia vật lý và kiến trúc. Kiến thức sâu của anh về kiến trúc và thiết kế thể hiện trong những tấm ảnh nghệ thuật của anh về phong cảnh và kiến trúc, thường làm nổi bật cái đẹp thực sự của đối tượng với một phối cảnh độc đáo. Anh đã hoạt động nhiếp ảnh từ năm 2010 và chuyên chụp kiến trúc vào năm 2014. Hiện nay anh điều hành công ty nhiếp ảnh của mình, Thien Thach Photography.