Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Nhiếp ảnh thiên văn: Các mẹo và thủ thuật khi bắt đầu

2017-01-17
1
2.19 k
Trong bài viết này:

EOS 5D Mark III, EF15mm f/2.8 Fisheye lens, f/2.8, 8 sec, ISO 1600
Màn đêm tuyệt diệu trên con đường băng ấn tượng ở Yellowknife: nền băng trong xanh như ngọc, mặt trăng nhô lên và bức màn rạng đông kỳ ảo.

Nhiếp ảnh thiên văn đem đến cả một vũ trụ hình ảnh cho nhiếp ảnh gia. Mặc dù đây không phải là thể loại nhiếp ảnh đơn giản nhất, nhưng bạn cũng nên thử sức một lần. Vấn đề là bạn phải có sẵn trong tay các thiết bị chụp ảnh rồi. Chúng tôi đã phỏng vấn Paul Zizka, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về ảnh phong cảnh núi và ảnh phiêu lưu đến từ Banff, Alberta để tìm hiểu về những điều quan trọng nhất bạn cần đối với nhiếp ảnh thiên văn.

Chào Paul! Một nhiếp ảnh gia mới thử sức với nhiếp ảnh thiên văn cần những thiết bị gì?

Quan trọng là phải sử dụng máy ảnh cho phép điều chỉnh các thiết lập về độ nhạy sáng ISO, như máy ảnh EOS 5D Mark III chẳng hạn. Ngoài ra bạn cũng cần một giá ba chân để giữ cố định máy ảnh. Bạn cần sử dụng dây cáp chụp ảnh từ xa hoặc thiết lập độ trễ màn trập trên máy ảnh để đảm bảo rằng bạn không va vào máy ảnh khi chụp ảnh.

Có nhất thiết phải sử dụng một máy ảnh hoặc ống kính đặc biệt nào đó cho nhiếp ảnh thiên văn không? Hay chỉ cần ống kính kit là đủ?

Khi chụp ảnh bầu trời đêm, bạn cần phải để càng nhiều ánh sáng lọt vào máy ảnh càng tốt. Một trong những việc bạn có thể làm là chụpvới khẩu độ lớn , cho phép hứng được nhiều ánh sáng hơn. Những ống kính khác nhau có các khẩu độ tối đa khác nhau, thường được gọi là “độ nhanh” của ống kính. Yếu tố đó không thực sự cần thiết nhưng có thể giúp bạn chụp được những bức ảnh sắc nét và sáng sủa.

Bên cạnh các thiết bị liên quan tới máy ảnh, còn thiết bị nào cần mang theo nữa không?

Một chiếc đèn pin đội đầu cũng sẽ rất hữu ích, giúp bạn rảnh tay điều chỉnh máy ảnh mà vẫn có thể nhìn được trong bóng tối. Chiếc đèn này còn có thể được sử dụng để tạo các hiệu ứng ánh sáng khác nhau trong bức hình của bạn. Nếu bạn ở ngoài trời trong thời tiết giá lạnh, nên mang theo quần áo ấm và dự phòng để bạn cảm thấy thoải mái, tránh phải vội vàng khi chụp ảnh.

Các nhiếp ảnh gia mới bắt đầu có thể gặp phải những khó khăn nào?

Thách thức chính cho những ai mới bắt đầu chụp ảnh ban đêm là lấy nét. Mỗi ống kính đều có những đặc điểm khác nhau và phải mất một thời gian mới có thể nắm rõ đâu là điểm lấy nét tốt nhất. Một lời khuyên nữa là bạn cũng nên làm quen với địa điểm mình chuẩn bị chụp trước khi tác nghiệp.

Đâu là những kỹ thuật hàng đầu giúp một nhiếp ảnh gia mới bắt đầu chụp được những bức ảnh thiên văn đẹp nhất?

Một mẹo tuyệt vời để tiết kiệm thời gian là sử dụng độ nhạy sáng cao khi chụp và lấy nét, do đó bạn có thể dùng độ phơi sáng ngắn. Bạn cũng nên dùng biểu đồ ánh sáng bởi vào ban đêm thì độ sáng trên màn hình thường không chuẩn xác.

EOS 5D Mark III, ống kính EF24mm f/1.4L II USM, f/1.8, 30 giây, ISO 1600
Khám phá những vùng hồ của Banff bằng ánh sáng từ những vì sao khi dải Ngân hà chiếu rọi trên hồ Two Jack.

Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh thiên văn. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bầu trời ban đêm bị mây bao phủ?

Thời tiết có thể thay đổi điều kiện chụp ảnh một cách nhanh chóng, do đó tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết trước khi quyết định tác nghiệp. Hãy thử kiểm tra bản đồ mây của khu vực bạn định chụp để biết chắc bầu trời đêm sẽ quang đãng nhất vào thời điểm nào. Khi đó, nếu trời có mây, bạn sẽ biết được rằng mây sẽ sớm tan hay bạn phải ra về. Tuy vậy, những đám mây cũng có thể tạo thêm hiệu ứng cho bức ảnh, đặc biệt là khi chúng thể hiện sự chuyển động trong những bức ảnh phơi sáng dài hoặc có thể phản chiếu lại ánh trăng hoặc ánh sáng ô nhiễm. Cá nhân tôi thì không e ngại những đám mây cho lắm.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, f/2.8, 8 giây, ISO 1600
Một đêm tuyệt đối hoàn hảo trên dãy núi: ánh trăng rải khắp nơi, cả ngọn núi bao phủ một màu trắng, nhiệt độ “ấm áp” và ánh bắc cực quang đang nhảy múa bên trên!

Đâu là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thiên văn?

Thời điểm đó hoàn toàn khác nhau mỗi ngày, tốt nhất là lúc bầu trời trở nên tối nhất. Hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra chu kỳ của mặt trăng và lên kế hoạch chụp ảnh khi mặt trăng không tròn quá, hoặc không chụp vào lúc mặt trăng mọc hoặc lặn. Và cũng giống như những yếu tố khác trong nhiếp ảnh, tất cả đều phụ thuộc vào sở thích của bạn. Tôi thích những buổi đêm khi mặt trăng mới lên được một nửa bởi vì tôi thích chụp bầu trời cực kỳ tối trước, rồi sau đó mới là phong cảnh có ánh trăng.

EOS 5D Mark III, ống kính EF24mm f/1.4L II USM, f/2, 30 giây, ISO 1600
Chuyến đi một mình vào mùa đông tới Hồ Moraine đã tặng cho tôi khung cảnh hoang sơ phủ đầy tuyết, không hề có ô nhiễm ánh sáng, không tiếng ồn, và không hề có sự hiện diện của con người trong bán kính ít nhất 10 km.


Liệu vị trí đặt máy ảnh có gây ra tác động gì không và tại sao?

Theo tôi thì bố cục có thể tạo nên một hình ảnh đẹp hoặc là phá hỏng hình ảnh. Điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ xem mình muốn các yếu tố xuất hiện ở đâu trong khung hình để điều chỉnh vị trí đặt máy ảnh cho hợp lý.

Chụp ảnh Dải Ngân hà – liệu có phải là cách tốt để bắt đầu với nhiếp ảnh thiên văn? Anh có gợi ý thêm đối tượng chụp nào cho các nhiếp ảnh gia mới bắt đầu không?

Dải Ngân hà là một đối tượng chụp rất thú vị và khi lên hình sẽ rất đẹp, nhưng để biết được nó sẽ xuất hiện ở đâu trên bầu trời thì cũng rất khó. Bạn hãy thử dùng ứng dụng tìm hiểu về bầu trời ban đêm ví dụ như Photopills, để có thể lên kế hoạch trước, khi đó bạn sẽ biết mình nên có mặt ở đâu và vào lúc nào. Đối với những người mới bắt đầu, bạn nên chọn những buổi đêm có thật nhiều ánh trăng rồi sau đó mới chuyển dần sang những đêm tối hơn.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L USM, f/2.8, 30 giây, ISO 1600
Một trong những đêm đáng nhớ nhất của tôi ở vùng nông thôn: bức chân dung tự họa khi đang ngắm nhìn dải Ngân hà tựa như khiêu vũ trên đỉnh núi Assiniboine.


Đâu là lời khuyên quan trọng nhất anh muốn dành cho những nhiếp ảnh gia thiên văn có đam mê?

Hãy đầu tư thời gian. Nhiếp ảnh thiên văn không được phép vội vàng, mọi thứ đều cần nhiều thời gian, từ độ phơi sáng cho đến thời gian lấy nét hay chụp ảnh. Với tôi việc phải dành cả một tiếng đồng hồ hoặc hơn để chụp chỉ một bức ảnh trời đêm không có gì là lạ.

Tóm tắt mẹo chụp:

  • Hãy kiểm tra độ mây bao phủ – trời càng nhiều mây thì bạn càng khó có thể chụp được những bức ảnh rõ ràng
  • Hãy đảm bảo kiểm tra chu kỳ của mặt trăng và lên kế hoạch chụp ảnh khi mặt trăng không tròn quá hoặc vào lúc mặt trăng đang mọc hoặc lặn
  • Sử dụng công nghệ để hỗ trợ. Ví dụ: những ứng dụng bản đồ sao như Photopills là trợ thủ đắc lực
  • Không được vội vàng trong nhiếp ảnh thiên văn - sự kiên nhẫn chính là yếu tố quan trọng

 

 

Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!

 

 

Giới thiệu về tác giả

Paul Zizka

Chuyên về chụp ảnh trong những điều kiện khó khăn và ở những địa điểm khó tiếp cận, Paul Zizka đam mê chụp ảnh thể thao trên núi cao và cảnh ở vùng nông thôn, khắc họa tinh thần của những nhà phiêu lưu và tìm những góc chụp khác lạ về một đối tượng núi quen thuộc. Là một nhiếp ảnh gia phong cảnh, anh đặc biệt yêu thích thử thách chụp ảnh vẻ đẹp của tự nhiên vào ban đêm và những đặc trưng riêng của bầu trời đêm và những vì sao, Bắc Cực quang hay ảnh ngược sáng. Những bức ảnh của anh đã được đăng trên nhiều ấn phẩm, trong đó có Maclean’s, NatGeo, Alpinist, Huffington Post, The Guardian, Canadian Geographic, Islands, PhotoLife, Fodors.com và các tạp chí thám hiểm.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi