Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Hướng Dẫn Chụp Ảnh Macro (Siêu Cận Cảnh) Dưới Nước Cho Người Mới Bắt Đầu

2019-06-03
0
1.04 k
Trong bài viết này:

Nếu bạn nghĩ chụp ảnh các sinh vật biển dưới nước rất khó khăn, hãy thử chụp macro các sinh vật biển nhỏ như Mực Juvenile hoặc Cá Lon Mây Đuôi Vàng. Chúng ta nói chuyện với chuyên gia nhiếp ảnh chuyên về chụp ảnh dưới nước và động vật hoang dã William Tan để hiểu thêm về chụp ảnh macro và học cách chụp những sinh vật bé nhỏ, mong manh nhưng kỳ diệu này.

 

EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/9.0, 100mm, 1/250sec, ISO100
Mực Juvenile (Thysanoteuthis rhombus). Ảnh chụp của William Tan.

Tôi bắt đầu từ đâu nếu tôi thích chụp ảnh siêu cận cảnh với các đối tượng dưới nước?

Mua chiếc máy ảnh tốt nhất mà bạn có đủ khả năng để mua, đọc các mẹo chụp ảnh trên trang web của Canon hoặc tìm hiểu trên các diễn đàn trên mạng.

Bạn có thể đề xuất các loại ống kính macro nào?

Có rất nhiều loại ống kính chịu nước và ống kính macro chuyên biệt trên thị trường. Tôi đang sử dụng cả Canon EF 100mm f/2.8 Macro USM Lens và Canon EF 100mm f/2.8L Macro IS USM Lens cho công việc của mình. Nếu đối tượng quá nhỏ để phóng to macro ở kích thước thực tế 1:1, tôi gắn thêm Nauticam SMC (ống kính chuyển đổi macro tối ưu để sử dụng dưới nước) hoặc SMC-2 ở phía trước ống kính để chụp ảnh super macro (cận cảnh siêu tăng cường).

EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/16, 100mm, 1/250sec, ISO100 3-4mm Cyerce kikutarobabai sẽ khớp khung hình khi được chụp bằng Nauticam SMC-2 gắn kèm. Ảnh chụp của William Tan.

Có cài đặt cụ thể nào bắt buộc đối với chụp ảnh macro không?

Điểm sắc nét của khẩu độ cho cả hai ống kính macro f/2.8 của tôi nằm trong khoảng từ f/5.6 cho đến f/11. Thông thường, tôi chụp ở f/11 để có được độ nét tuyệt vời với trường ảnh sâu nhất. Đặt tốc độ màn trập về tốc độ nhanh nhất mà đèn strobe (nhấp nháy) của bạn có thể đồng bộ hóa (với màn trập máy ảnh) và chọn độ phân giải tốt hơn bằng cách chọn ISO thấp hơn. Tôi điều chỉnh độ mạnh đèn strobe bằng tay để có độ phơi sáng phù hợp


EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/5.6, 100mm, 1/250sec, ISO100 
Một chú cá Lon Mây Đuôi Vàng (Ecsenius namiyei) tò mò. Ảnh chụp của William Tan.

Những địa điểm yêu thích của bạn để chụp các sinh vật tuyệt vời này là gì?

Tôi ghé qua rất nhiều điểm lặn biển nổi tiếng với chụp ảnh macro – ví dụ như Anilao, Lembeh, Mabul và Tulamben. Tôi cũng ghé thăm Ishigaki, Shiretoko và Takeno độc đáo để tìm kiếm những đối tượng chụp ảnh macro nhất định. Pulau Hantu ở Singapore cũng có một số động vật không di trú rất thích hợp để chụp ảnh macro. (Nhiếp Ảnh Gia Macro Dưới Nước SG)


EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/18, 100mm, 1/250sec, ISO100
Cá con Lumpsucke (Lethotremus awaes) nhỏ hơn 1mm. Ảnh chụp của William Tan.

Theo ý kiến của bạn, sự khác biệt lớn nhất giữa chụp ảnh macro và chụp ảnh bình thường là gì?

Các đối tượng macro thường nhỏ hơn, và nằm trong một khu vực cố định, vì thế bạn sẽ không phải đuổi theo chúng. Bạn có thể cần những kiến thức nhất định và kiên nhẫn tìm kiếm chúng. Chúng thường nhạy cảm và dễ bị tổn hại, vì thế đừng chạm vào chúng khi chụp.


EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/18, 100mm, 1/250sec, ISO100
Bọ Rùa 2mm (Cyproidea sp.) trên Phân Ngành Sống Đuôi. Ảnh chụp của William Tan.

Hãy chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu chụp ảnh dưới nước của bạn với 4 Điều Quan Trọng Cần Nhớ Khi Chụp Ảnh Dưới Nước; hoặc đọc bài phỏng vấn của William về Cách Tận Dụng Hành Vi Của Sinh Vật Biển. Nếu bạn lo lắng về sắp xếp bố cục chụp ảnh dưới nước, hãy xem một số lời khuyên từ 5 Điều Cần Chú Ý Khi Sắp Xếp Bố Cục Chụp Ảnh Dưới Nước.

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi