Những CHTG về Máy Ảnh #18: Cách Sử Dụng Tính Năng Chụp Liên Tục Tốc Độ Cao Để Đóng Băng Khoảnh Khắc Một Cách Khéo Léo
Chụp liên tục là một kỹ thuật chụp ảnh cần thiết để ghi lại những khoảnh khắc quyết định, chẳng hạn như khi ghi điểm trong các môn thể thao hành động nhanh hoặc khi một chiếc máy bay tiếp đất. Chúng ta hãy tìm hiểu một số mẹo khi xem xét một số ví dụ. (Người trình bày: Shugo Takemi & Charlie Furusho)
Tình huống 1: Thể thao hành động với những hành động xuất hiện nhanh
Trong môn đấu kiếm, hành động diễn ra rất nhanh, làm cho bạn khó đóng băng khoảnh khắc. Chỉ sử dụng tốc độ cửa trập cao chắc chắn là không đủ! Ảnh này chụp lại khoảnh khắc khi Yuki Ota ở bên phải giành một điểm từ đối thủ của mình trong các trận đấu vòng loại môn đấu kiếm tại sự kiện Asian Games. Khi chụp trận đấu của họ, chúng tôi sử dụng kỹ thuật chụp liên tục tốc độ cao để ghi lại khoảnh khắc trong đó các kiếm thủ đâm nhau.
Chụp ảnh
Chúng tôi đặt kiếm thủ chúng tôi đang theo dõi ở bên phải khung hình và khóa nét ở anh ta bằng AI Servo AF. Chú ý vai của kiếm thủ, chúng tôi nhấn nút chụp một khi chúng tôi cho rằng anh ta sắp xuất chiêu. Tại điểm này, thủ thuật là kích hoạt nhả cửa trập liên tục vào lúc chúng tôi cho rằng anh ta sắp ra chiêu, và không phải là sau khi thấy anh ta xuất chiêu. Bằng cách này, chúng tôi có khả năng cao hơn chụp được khoảnh khắc quyết định. Sau đây là các ảnh có được, ảnh thứ hai hóa ra là ảnh đẹp nhất.
1.
2. Ảnh đẹp nhất
3.
EOS-1D X/ EF200-400mm f/4L IS USM Extender 1.4x/ FL: 200mm/ Manual exposure (f/4, 1/800 giây)/ ISO 6400/ WB: Auto
Thủ thuật: Mong đợi có được tấm ảnh đẹp nhất từ khung hình thứ hai trở đi
Khi sử dụng chế độ chụp liên tục để chụp thể thao hành động nhanh, nhấn nút chụp khi bạn nhận thấy khoảnh khắc sẽ là quá trễ. Do đó hãy nghĩ đến khung hình đầu tiên là khung hình bỏ đi, và chụp sao cho ảnh đẹp nhất được chụp từ khung hình thứ hai trở đi.
Khung hình đầu tiên
Bạn muốn chụp ảnh thể thao? Sau đây là một số thủ thuật khác dành cho các nhiếp ảnh gia thích chụp thể thao của Howie Choo.
Tình huống 2: Chiếc máy bay trước khi tiếp đất
EOS 7D Mark II/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm (tương đương 640mm)/ Phơi sáng thủ công (f/8, 1/1,250 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Từ địa điểm chụp nổi tiếng trên Sông Senri gần Sân Bay Quốc Tế Osaka, tôi bắt đầu chụp chiếc máy bay chở khách này ngay khi khói bắt đầu bốc ra từ lốp của nó khi nó tiếp đất xuống đường băng. Ảnh bên trên là ảnh đẹp nhất trong số tất cả các ảnh được chụp liên tục, và có vẻ chuyển tải được tiếng rít của lốp máy bay và rung động của lực dội ngược.
Chụp ảnh
Khi chụp khói trong các tình huống như thế này, vị trí của lốp máy bay sẽ khác nhau tùy máy bay và thời gian tiếp đất sẽ phụ thuộc vào hướng gió, do đó bạn nên nhấn nút chụp và bắt đầu chụp liên tục khi máy bay còn cách vài inch sẽ tiếp đất. Trong ảnh đã chọn này, những chiếc bánh trước chưa tiếp xúc với đường băng. Khoảnh khắc các bộ hướng gió được triển khai từ cánh máy bay cũng được chụp lại.
Ngoài ra, để làm cho khói lốp có ấn tượng hơn, hãy chụp cận cảnh chiếc máy bay. Đường băng thường cách địa điểm chụp một quãng xa, do đó bạn cần có một ống kính tele khoảng 600mm.
Chức năng AF cũng rất quan trọng để chụp liên tục các đối tượng đang chuyển động, vì nó giúp đảm bảo chúng đúng nét! Tham khảo bài viết này về Tùy Chỉnh Chức Năng AF Để Chụp Đúng Khoảnh Khắc để biết thêm thủ thuật.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
EF200-400mm f/4L IS USM Extender 1.4x
EOS 7D Mark II (Thân máy)
EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM
Sinh năm 1985, Takemi tốt nghiệp Khoa Nhiếp Ảnh tại trường Đại Học Nghệ Thuật Viện Đại Học Nihon. Sau khi học xong anh chuyển đến Vancouver, Canada ở đó anh làm việc cho một tờ báo địa phương, tờ MINKEI NEWS VANCOUVER. Sau khi về Nhật, anh tham gia các hoạt động nhiếp ảnh ở các thể loại khác nhau. Công việc của anh gồm có chụp ảnh cho các tạp chí, áp phích cho các sự kiện và chương trình thể thao. Anh cũng là nhiếp ảnh gia cho ủy ban đăng ký của sự kiện Tokyo 2020 Olympic Games và Paralympic Games. Hiện nay, anh hoạt động như nhiếp ảnh gia tự do.
Sinh năm 1972 ở Tokyo, Furusho là một nhà báo ảnh hàng không có bằng phi công. Ông trở thành nhiếp ảnh gia tự do sau khi làm việc cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Ngoài việc tham gia sản xuất quảng cáo, xuất bản và lịch cho các hãng hàng không và đại lý du lịch, ông cũng dạy nhiếp ảnh hàng không và diễn thuyết. Furusho là giảng viên cho Canon Japan EOS Gakuen.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation