Chụp Ảnh Thức Ăn Trên Bàn Hấp Dẫn Hơn
Sau khi thích thú nấu ăn, bạn có thể muốn chụp vài tấm đẹp những món ăn mình đã chuẩn bị. Tuy nhiên, chụp vài dĩa thức ăn trong một tấm duy nhất có thể là một việc khó khăn. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích các bước lập bố cục ảnh chụp bàn ăn dễ thương. Chúng ta hãy xem một vài điểm cần lưu ý dựa trên ảnh chụp từ các góc khác nhau. (Người trình bày: Teppei Kohno)
FL: 50mm/ Manual (f/5.6, 1/50 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Bước 1: Đặt các dĩa thức ăn kế bên cửa sổ và kiểm tra xem chúng có trông tù túng hay không
Tôi chụp một tấm dùng ánh sáng chiếu qua cửa sổ từ bên trái. Ở đây, tôi chọn một địa điểm ở đó các đối tượng sẽ không bị ánh nắng chiếu trực tiếp. Chúng được chiếu đều không tạo ra bóng quá tối.
Tôi cài đặt độ dài tiêu cự của ống kính thành 50mm. Vì có quá nhiều yếu tố cần chụp, ảnh sẽ trông tù túng khi tôi cố bao gồm mọi thứ trong bố cục mà không tinh chỉnh.
Bước 2: Xác định đối tượng chính và đối tượng phụ, sau đó điều chỉnh vị trí nếu cần
Khi có nhiều đối tượng bạn muốn đưa vào ảnh, sẽ dễ lập bố cục hơn nếu bạn có thể xác định trước đối tượng chính. Ở đây, tôi lấy món chính (gà) làm đối tượng chính và đặt đối tượng phụ vào khoảng trống còn lại.
Bước 3: Chụp ảnh trực tiếp từ bên trên để biểu đạt hình dạng bắt mắt của các dĩa thức ăn
Mặc dù bản thân Bước 2 có thể là một bố cục hoàn chỉnh, tôi thử chụp ở một góc khác ở bước 3 vì không phải đối tượng nào cũng nhìn thấy rõ. Tôi chụp một tấm từ ngay bên trên để làm nổi bật tính tương đồng giữa hình dạng của các đối tượng của của các dĩa thức ăn. Tất cả dĩa thức ăn lúc này có thể nhìn thấy rõ, và cũng có cảm giác hài hòa trong ảnh.
Bước 4: Chú ý hướng dọc và ngang khi bạn lập bố cục
Tiếp theo, tôi điều chỉnh vị trí của các dĩ thức ăn đồng thời chú ý hơn hướng dọc và hướng ngang. So với hình thức chật chội của bố cục trong Bước 3, ảnh ở đây trông gọn gàng hơn, cho thấy sự sắp đặt cẩn thận đằng sau bố cục. Những ví dụ này giúp mở rộng cái nhìn của bạn về cách bạn có thể chụp các dĩa thức ăn.
Những thủ thuật khác về cách sử dụng hiệu quả góc ảnh
Như minh họa trong các bước bên trên, góc máy ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chụp ảnh thức ăn. Khái niệm cơ bản là tạo ra tính chiều hướng bằng cách tiếp cận đối tượng từ bên trên ở góc 45 độ, là góc gần với tầm mắt khi chúng ta sắp thưởng thức món ăn. Làm như thế sẽ thêm cảm giác hiện thực cho tấm ảnh.
Người ta nói rằng, góc hướng xuống trong ví dụ cuối cùng có hiệu ứng ngược lại. Ở đây, tôi cố tình loại bỏ tính chiều hướng ra khỏi ảnh bằng cách chụp đối tượng từ một mặt phẳng song song. Tất cả đối tượng đều đóng vai trò chính trong ảnh này. Không chỉ có vẻ ngon mà còn dễ thương, bố cục này giúp làm nổi bật vẻ hấp dẫn của chúng.
Để chụp một ảnh như thế này từ ngay bên trên, điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn giữ máy ảnh song song với đối tượng khi bạn chụp ảnh cầm tay. Bằng cách đó, bạn có thể tạo ra cảm giác yên bình trong ảnh. Lưu ý rằng cảm giác cân bằng trong ảnh có thể bị mất nếu các dĩa thức ăn bị xén không phù hợp. Nhưng một điểm cân nhắc quan trọng khác là bố cục ảnh.
[Thủ thuật] Xem màu nền sau như một phần của đối tượng
Màu nền sau đóng vai trò rất quan trọng trong chụp ảnh bàn ăn. Nếu bạn chọn tông màu xám cho nền sau, màu này sẽ giống với màu của dĩa, do đó sẽ làm cho ảnh thiếu độ tương phản. Việc chọn độ màu xanh dương giúp làm nổi bật đối tượng. Trong khi chụp, cố nhấn mạnh đều cả vị trí của đối tượng cũng như lựa chọn màu nền sau.
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.