Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Lập Bố Cục Ảnh Cực Quang Với Hình Ảnh Phản Chiếu Dưới Hồ

2016-02-04
2
2.68 k
Trong bài viết này:

Nếu bạn có cơ hội gặp cảnh tráng lệ gần ao hồ, bạn có thể tận dụng hiệu quả cơ hội này để đưa tác phẩm nhiếp ảnh của mình lên tầm cao mới. Bài viết sau đây cung cấp những mẹo hữu ích của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về lập bố cục ảnh chụp cực quang trên trời kết hợp với hình ảnh phản chiếu dưới hồ. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)

EOS-1D X/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 23mm/ Manual exposure (f/2.8, 15 giây)/ ISO 2000/ WB: Auto

Cảnh cực quang đối xứng nhìn từ bên hồ. Tôi gặp cơ hội hiếm hoi này để chụp được cả mặt hồ tĩnh lặng và cực quang rực sáng trong cùng một tấm. Tôi xác định bố cục, nhấn mạnh nó bằng con thuyền nhỏ xuôi dòng gần bờ, và chờ đúng lúc khi cực quang rực sáng trước mặt tôi bắt đầu di chuyển.

Bước 1: Chọn một bố cục đối xứng với cực quang phản chiếu trên mặt hồ

Bước 2: Sử dụng chức năng bù phơi sáng và tìm thiết lập phơi sáng tối ưu thích hợp với cảnh bạn đang chụp

Bước 3: Chờ đến lúc cực quang bắt đầu di chuyển và chụp liên tục

 
 

Bước 1: Chọn một bố cục đối xứng với cực quang phản chiếu trên mặt hồ

Trước đây tôi chụp ở hồ này rất nhiều lần. Vì tôi đã khá quen thuộc với cách cực quang xuất hiện, tôi chọn một bố cục nhấn mạnh cảnh trên mặt đất. Vì không thể đoán trước cực quang sẽ lớn hay sáng đến mức nào cho đến lúc chụp, tôi chọn một ống kính góc rộng để dễ điều chỉnh góc ngắm hơn.

Để lập bố cục ảnh đối xứng cũng gồm có hình ảnh phản chiếu của mình minh trên bề mặt hồ, điều quan trọng là phải cân nhắc góc máy và chiều cao máy khi bạn nhắm máy ảnh về phía mặt hồ. Ngoài ra, khi nhìn thấy con thuyền nhỏ xuôi dòng ở cùng địa điểm tôi đưa nó vào để tạo ra một điểm thu hút ("điểm nhấn") trong bố cục, điều này giúp tập hợp mọi yếu tố trong bố cục.

Bước 2: Sử dụng chức năng bù phơi sáng và tìm thiết lập phơi sáng tối ưu thích hợp với cảnh bạn đang chụp

Điều chỉnh phơi sáng theo cách thủ công trong ảnh thực tế, và chọn một khẩu độ và thiết lập tốc độ cửa trập thích hợp. Với ví dụ này, tôi chọn ISO 2000 và khẩu độ f/2.8, và cài đặt tốc độ cửa trập thành khoảng 10 giây để cho phép điều chỉnh thích hợp với độ sáng và chuyển động của cực quang. Sau khi mặt trời lặn và sao xuất hiện trên trời, tôi chụp thử và kiểm tra lần cuối.

Để điều chỉnh tiêu cực ở điều kiện thiếu sáng, tôi sử dụng chức năng Live View. Với sự hỗ trợ của chức năng phóng to màn hình, tôi sử dụng MF để lấy nét các vì sao. Tôi cũng dán vòng lấy nét lại để tránh làm cho nó di chuyển.

Bước 3: Chờ đến lúc cực quang bắt đầu di chuyển và chụp liên tục

Một khi cực quang sáng hơn và bắt đầu di chuyển, tôi chụp liên tục bằng công tắc chụp từ xa. Vì cực quang không ngừng thay đổi hình dạng và di chuyển, tôi cần phải đánh giá tình huống và điều chỉnh bố cục theo đó.

Thiết Bị Phải Có
Công Tắc Điều Khiển Từ Xa RS-80N3

Khi chụp cực quang, một cảnh cần phơi sáng lâu, bắt buộc phải sử dụng chân máy và công tắc điều khiển từ xa. Đối với chức năng cân bằng điện tử để kiểm tra hướng nằm ngang của bố cục, cá nhân tôi thích sử dụng thiết bị cân bằng bên ngoài.

 
 
Tatsuya Tanaka

Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.

 
Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.

Xuất bản bởi Impress Corporation

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi