Bí Quyết Chụp Ảnh Phong Cảnh Cho Người Mới Bắt Đầu
Trên đời này chẳng có điều gi thôi thúc những tín đồ đi phượt bằng những bức ảnh du lịch tuyệt đẹp. Cụ thể trong số đó là ảnh phong cảnh đã khơi gợi cảm xúc mê đắm, mang hình ảnh thiên nhiên tráng lệ cuốn hút người xem vào những kỳ quan thiên nhiên của trái đất. Trong bài viết tháng này, nhiếp ảnh gia du lịch chuyên nghiệp Jino Lee sẽ chia sẻ với chúng ta 5 bí quyết hàng đầu để chụp ảnh phong cảnh. (Ảnh được cung cấp bởi: Jino Lee, bài viết bởi: Natalie Koh)
Khi Jino Lee mới bắt đầu dấn thân vào nghề, anh đã làm việc trong ngành âm thanh và ánh sáng được 13 năm trước khi chuyển sang nhiếp ảnh vào năm 2003. Và anh đã không hề nuối tiếc từ khi có quyết định đó.
Mặc dù khởi nghiệp nhiếp ảnh từ chụp ảnh cho các đám cưới và sự kiện, niềm đam mê thật sự của anh luôn là chụp ảnh du lịch. Anh hào hứng tiết lộ “Cảm hứng chủ yếu của tôi là cơ hội được du lịch đến những địa phương hoang sơ, gặp gỡ người dân địa phương, tìm hiểu về văn hóa của họ và chỉ đơn giản là đi du ngoạn”.
Ảnh phong cảnh (cảnh biển và cảnh thành phố) là một phần không thể thiếu của chụp ảnh du lịch. Những chủ đề nổi bật trong ảnh du lịch thường là hoạt động giải trí, văn hóa và phong cách sống.”
Bí quyết khi chụp ảnh phong cảnh theo anh là ánh sáng tốt và vị trí đẹp. Dưới đây là những mẹo chụp ảnh phong cảnh anh đã đúc kết được trong 12 năm gắn bó với nghề nhiếp ảnh.
1) Vì ánh sáng là mấu chốt dẫn đến thành công, ta nên chụp ảnh vào những giờ đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều và lúc mới tối trời khi mặt trời hạ thấp và chất lượng ánh sáng đang tốt nhất.
2) Hiểu biết về địa điểm chụp hình, nên đi sớm để tìm địa điểm và tìm những vị trí đẹp.
3) Dùng chế độ Manual (M) để ta có thể kiểm soát hoàn toàn thời gian phơi sáng.
4) Thiết lập một khẩu độ nhỏ hơn (f-stops cao hơn nghĩa là từ f11 trở lên), kèm theo chân máy tripod chắc chắn và dây bấm màn chập
5) Tìm một cảnh nền thu hút để nâng cao giá trị bức ảnh nếu bạn chụp với ống kính góc rộng (16mm đến 24mm) và từ góc chụp mặt đất. Nếu bạn chụp ảnh đối diện một ngọn đồi, hãy dùng ống kính tele (từ 100mm trở lên) để tìm những chủ thể thu hút làm Điểm Thu Hút Chú Ý của bạn
Quan trọng hơn cả, theo Jino đó là sự kiên nhẫn. “Đôi khi ta phải đến cùng một địa điểm vài lần để lấy được ánh sáng tốt nhất. Đối với cảnh biển, ngay cả sau khi mặt trời lặn, bạn vẫn có thể chụp phơi sáng lâu tới vài phút để lấy được quầng sáng dịu dàng mà mắt người không thể thấy được”.
*Ảnh được chụp bằng máy EOS-1D X với nhiều mẫu ống kính Canon L: EF16-35mm f/2.8L II USM, EF24-70mm f/2.8L II USM và EF70-200mm f/2.8L IS II USM.
Jino Lee là nhiếp ảnh gia làm việc tại Singapore, anh đã đoạt được giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế và từng là giảng viên tại Học viện Nhiếp ảnh Canon (Canon Imaging Academy) trong 8 năm. Nguồn cảm hứng của anh bắt nguồn từ chụp ảnh con người và văn hóa, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Anh cũng có vinh dự làm giám khảo cuộc thi nhiếp ảnh của kênh National Geographic Channel. Khi có thời gian rảnh rỗi, anh thích đi du lịch về quê nhà ở Penang để thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.