Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Nhiếp ảnh ý niệm: Dùng cảm xúc và những yếu tố khác

2016-10-26
4
6.28 k
Trong bài viết này:

EOS 5D Mark III, thấu kính EF50mm f/1.4 USM, f/3.5, 50.0mm, 1/250 giây, ISO250 bởi florentina.amon

Điều làm nên sự khác biệt thú vị của nhiếp ảnh ý niệm là ở chỗ mỗi bức ảnh không đơn thuần chỉ là một tác phẩm “đẹp”. Ý nghĩa của bức ảnh nằm ngoài những gì được mô tả trong đó như một khung cảnh, chân dung, một đĩa hoa quả hay khuôn mặt nhăn nheo của ông lão. Mỗi bức ảnh ý niệm đều ẩn chứa một ý tưởng. Đó là sự khám phá những ý tưởng và trải nghiệm của con người – một câu chuyện cá nhân lãng mạn.

 

Tóm lược lịch sử

Có những trường phái nghệ thuật như Tân cổ điển trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp ở thế kỷ 18, trường phái Ấn tượng trong chiến tranh Pháp-Phổ thế kỷ 19, và Nghệ thuật đại chúng trong những năm 1960. Trong lịch sử nhiếp ảnh thì nhiếp ảnh ý niệm có tuổi đời khá trẻ so với những trường phái khác. Được hình thành từ Nghệ thuật ý niệm, một phong trào nghệ thuật trong cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, những tác phẩm của trường phái này trở nên có ưu thế hơn so với những chất liệu và quan niệm thẩm mỹ truyền thống – ý tưởng hay ý niệm quan trọng hơn bản thân việc thực hiện tác phẩm đó. Các dạng thức ban đầu của trường phái nghệ thuật này bao gồm ghi lại những buổi biểu diễn nghệ thuật, điêu khắc phù du hoặc các hành động và chuyển thể những ý tưởng hay ý niệm thành hình ảnh.

Nhiếp ảnh gia ý niệm người Anh John Hilliard từng tốt nghiệp trường đại học nghệ thuật Lancester và trường nghệ thuật Saint Martin’s, anh phát hiện ra rằng tính thiếu khách quan sự luôn cố hữu trong nhiếp ảnh và một bức ảnh thì không thể nào mang tính trung lập được. Do vậy, anh bắt đầu điều khiển quá trình chụp ảnh và kết quả của nó. Và 30 năm sau đó, các tác phẩm của anh có độ kết tủa màu, độ bão hòa màu và tráng thúc với chất lượng tốt hơn. John Baldessari, một nhiếp ảnh gia ý niệm người Mỹ lại tiếp cận thể loại nhiếp ảnh này theo một hướng khác. Sử dụng nhiếp ảnh phục chế (sáng tác lại các bức ảnh bị thất lạc, vô danh hay bị bỏ đi) và những hình ảnh được sao chép lại (tái tạo/ khôi phục những đồ vật hoặc hình ảnh trước đây và chỉ thêm vào một số thay đổi nhỏ), anh đã tận dụng khả năng tường thuật của những hình ảnh để tạo ra những tác phẩm gợi nhiều liên tưởng (ví dụ như tác phẩm Hộp súp Campbell của tác giả Andy Warhol). Cho dù phương pháp sáng tác của họ có khác nhau thế nào nhưng họ đều có một mục tiêu chung – đó là khám phá một ý tưởng hoặc ý niệm thông qua nhiếp ảnh.

Chính xác là bạn truyền tải một ý tưởng vào bức ảnh như thế nào và nhiếp ảnh ý niệm thực sự hoạt động ra sao? Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn khởi động cuộc hành trình khám phá thể loại này.

 

Hình thành một ý tưởng

Bên cạnh việc khắc họa một ý tưởng thông qua hình ảnh, nhiếp ảnh ý niệm đòi hỏi người chụp ảnh phải tư duy sâu sắc và sáng tạo hơn trong quá trình xây dựng hình ảnh. Hãy tưởng tượng điều này giống như bạn đang khám phá phần sâu thẳm bên trong tiềm thức của mình. Có những cách nào bạn có thể dùng để thể hiện ý tưởng của mình thông qua bức ảnh? Liệu bằng cách đặt nỗi sợ hãi về sự tàn phá thảm khốc trong tương phản với niềm hân hoan khi sống sót, bạn có thể dễ dàng kể câu chuyện về thuyết nhị nguyên không? Hay miêu tả một người bị mắc kẹt giữa không trung có thể diễn tả hoàn cảnh con người đang phân vân giữa hai thế giới không? Liệu một con đường mù sương vắng vẻ với cây sồi già phía cuối con đường có khắc họa được sự cô đơn và buồn bã, gợi liên tưởng tới sự tuyệt vọng chán nản không?

EOS 7D, ống kính EF28mm f/1.8 USM, f/16.0, 28,0 mm, 1/80 giây, ISO160 bởi tamaralvarez

 

Tìm kiếm cảm xúc

Nếu bạn có thể sáng tác được một bức ảnh ấn tượng, thu hút cảm xúc của người xem và gợi nhiều liên tưởng, thì bạn đã đạt được mục tiêu rồi đó. Niềm hạnh phúc và vui sướng, nỗi buồn và sự tuyệt vọng... việc lồng ghép cảm xúc có thể giúp bức hình của bạn bừng sáng. Liệu một bức ảnh ngược sáng chụp cặp tình nhân có thể khắc họa sự lãng mạn trong buổi chiều tà? Liệu hình ảnh một cô bé đung đưa trên tay con thú nhồi bông đồ chơi có thể nhấn mạnh nỗi sợ hãi về bóng tối và một con phố vắng vẻ hoặc khơi gợi sự cảm thông hay nỗi buồn nơi người xem? Bạn hãy nghĩ về cảm xúc mình muốn diễn tả trong những bức hình và bắt đầu từ đó.

EOS-1D Mark III, thấu kính EF 100-400 mm f/4.5-5.6L IS, f/5.6, 100 mm, 1/50 giây, ISO200 bởi Michael Theis

 

Đi theo ánh sáng

Điểm cốt lõi của nhiếp ảnh là đi tìm ánh sáng. Để thể hiện một cảm xúc nhất định trong bức ảnh ý niệm, điều quan trọng là bạn phải khám phá tất cả các loại ánh sáng, nhưng có thể không cần dùng đến những dụng cụ tạo ánh sáng đắt đỏ đâu. Bạn có thể tìm những dụng cụ đó trong cuộc sống hàng ngày như que diêm, đèn pin, đèn trong nhà hay đèn flash rời…Bạn hãy khám phá các khả năng và thử nghiệm với ánh sáng để đạt được cảm xúc như mong muốn.

EOS 7D, ống kính EF28mm f/1.8 USM, f/1.8, 28,0 mm, 1/80 giây, ISO320 bởi tamaralvarez

 

Tầm quan trọng của kỹ thuật chụp ảnh

Từ cắt ảnh tới xác định độ sâu trường ảnh, những kỹ thuật của bạn có thể tạo nên bức ảnh đẹp hoặc làm hỏng bức hình đó. Bạn hãy chọnbố cục đẹp nhất bằng cách thu nhỏ hoặc mở rộng khung hình, sử dụng thiết lập khẩu độ phù hợp để thu hút sự chú ý tới mẫu chụp, hãy thiết lậptốc độ màn trập cho phù hợp với phong cách của bức ảnh. Ý tưởng và sự sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh ý niệm, và kỹ thuật của nhiếp ảnh gia cũng có vai trò quan trọng không kém.

EOS 5D Mark III, ống kính EF50mm f/1.4 USM, f/1.4, 50,0 mm, 1/1600 giây, ISO100 bởi florentina.amon

Nhiếp ảnh ý niệm vô cùng thú vị và sáng tạo. Phần lớn các bức ảnh ý niệm tuyệt vời nhất đều được sáng tác dựa trên việc tác giả đi tìm tiếng nói riêng của mình, có một cuộc dạo chơi sáng tạo và tìm niềm vui trong quá trình sáng tác.

 

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Hồ sơ tác giả

Darren Wong

Là một nhà văn đồng thời là một nhiếp ảnh gia không chuyên trong những ngày nghỉ, Darren yêu thích những thiết kế đầy cảm hứng, những thước phim đẹp và những chuyến đi du lịch nước ngoài và cả cà phê ngon nữa. Darren tin rằng những cuộc trò chuyện thú vị giúp nuôi dưỡng tâm hồn của một nhà văn, bởi lẽ một cuộc trao đổi ý kiến thú vị là cách truyền động lực tuyệt vời nhất. Để tìm hiểu thêm về các tác phẩm của anh, hãy truy cập trang www.darrenwphotography.com

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi