Kỹ Thuật Chụp Ảnh Cosplay (3): Ví Dụ về Các Cách Cài Đặt Ánh Sáng Khác Nhau
Trong Phần 1 và 2 của loạt bài này, chúng ta đã tìm hiểu về các loại thiết bị chiếu sáng khác nhau và các hiệu ứng chúng tạo ra. Trong Phần 3, chúng ta xem xét các cách cài đặt ánh sáng, và các hiệu ứng khác nhau mà bạn có thể có được với 1, 2 và 3 đèn trở lên. (Người trình bày: Suna. Người mẫu: Yu, Kanata)
1. Cài đặt 1 đèn
Như tên gọi, cài đặt 1 đèn sử dụng 1 nguồn sáng. Bạn có thể cho rằng điều này giúp cho việc cài đặt trở nên rất đơn giản, nhưng trên thực tế, cài đặt như thế đòi hỏi phải có kinh nghiệm ở trình độ trung cấp. Nếu bạn mới làm quen với cài đặt ánh sáng, cài đặt 2 đèn có khả năng dễ bắt đầu hơn.
Cái đẹp của cài đặt 1 đèn nằm ở cách bạn có thể sử dụng nó để tạo ra bóng trong ảnh
Các phương pháp cài đặt có thể có khác nhau tùy vào việc bạn có muốn tạo ra bóng hay không. Ở đây, tôi sẽ tập trung vào cách sử dụng cài đặt này để tạo ra bóng.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ f/5.6/ 1/160 giây/ ISO 160/ RAW
Thiết bị chiếu sáng: 1 đèn liền khối (thông qua dù shoot-through)
Vị trí bạn đặt nguồn sáng có thể làm thay đổi hình thức và cảm nhận của ảnh
4 tấm ảnh bên dưới được chụp dùng một nguồn sáng, lần lượt được đặt ở các vị trí A - D trong sơ đồ. Chúng ta hãy xem xét chúng và lưu ý vị trí ánh sáng chiếu vào và ảnh xuất hiện như thế nào.
A
Ảnh này được chụp với đèn flash ngoài lắp lên máy ảnh. Ánh sáng chiếu trực tiếp lên đối tượng từ phía trước, làm cho đối tượng thiếu nổi khối. Điều này làm cho ảnh có vẻ nhàm chán.
B
Đối tượng được chiếu sáng từ bên dưới ở một góc. Điều này dẫn đến bóng đổ thiếu tự nhiên trên mặt của đối tượng, làm cho khuôn mặt có vẻ tối. Đây là góc chiếu sáng có khả năng sẽ không hấp dẫn đối với người mẫu cũng như người xem.
C
Ở đây, tâm của nguồn sáng được nhắm vào ngực của đối tượng, cho phép ánh sáng chiếu toàn bộ cơ thể đối tượng. Trong số 4 cách bố trí ánh sáng khác nhau này, cách cài đặt này có khả năng là ít có vấn đề nhất.
D
Trong ảnh này, ánh sáng chiếu vào cái nón của đối tượng, và toàn bộ khuôn mặt của cô bị đổ bóng. Đây là một ví dụ về việc tại sao bạn cần phải cân nhắc hình dạng của trang phục trong thiết kế ánh sáng.
Cách có được hiệu ứng đổ bóng thích hợp
Một cách dễ dàng có được hiệu ứng đổ bóng vừa đủ là chiếu đèn từ bên hông. Làm như thế sẽ mang lại cho bạn hiệu ứng đổ bóng thích hợp, nhưng bạn cũng có thể đặt một tấm phản quang dạng bọt xốp ở phía đối diện với nguồn sáng để tạo ra hiệu ứng đổ bóng mạnh hơn. Tấm phản quang dạng bọt xốp có màu đen và màu trắng. Tấm bọt xốp tôi dùng ở đây có màu đen ở một bên và màu trắng ở bên kia, và để chụp ảnh này, tôi hướng mặt đen về nguồn sáng.
Cài đặt ví dụ
A: Đèn liền khối
B: Dù shoot-through
C: Tấm phản quang bọt xốp (mặt đen hướng về phía người mẫu)
Đèn được nhắm vào người mẫu từ bên trái. Tôi sử dụng một cái dù shoot-through để khuếch tán ánh sáng và làm dịu ánh sáng. Bóng đổ mạnh hơn bằng cách đặt bề mặt màu đen của tấm phản quang bọt xốp đối diện với nguồn sáng.
2. Cài đặt 2 đèn
Cài đặt 2 đèn hoạt động dựa trên ý tưởng đặt 2 nguồn sáng theo các hướng khác nhau để loại bỏ bóng. Đó là một cách cài đặt ánh sáng cơ bản, và rất hữu ích đối với người mới bắt đầu chụp ảnh.
Với cách cài đặt 2 đèn, ánh sáng chiếu đẹp lên toàn bộ đối tượng, và hầu như không có bóng đổ lên khuôn mặt đối tượng. Đó là một cách chính thống để đảm bảo rằng màu da được khắc họa đẹp trong ảnh cosplay. Một phương pháp yêu cầu trực tiếp chiếu sáng lên người mẫu, trong khi một phương pháp khác liên quan đến việc phản chiếu ánh sáng từ các bề mặt như các bức tường. Nhiều cách cài đặt như thế liên quan đến việc sử dụng các tấm khuếch tán, các tấm bọt xốp và thiết bị khác bên cạnh bản thân nguồn sáng. Thực ra, đây là cách cài đặt đơn giản nhưng mang lại nhiều khả năng.
Ảnh A
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ f/5.6/ 1/125 giây/ ISO 400/ RAW
Thiết bị chiếu sáng: 2 đèn liền khối
Cách cài đặt 2 đèn cơ bản gồm có xếp đối tượng vào giữa 2 nguồn sáng
Cách cài đặt 2 đèn cơ bản nhất để chụp người gồm có đặt 1 nguồn sáng ở mỗi bên của người mẫu sao cho người mẫu "kẹp giữa" hai đèn. Nếu bạn đặt các nguồn sáng ở một góc 45 độ phía trước người mẫu, như minh họa trong sơ đồ bên dưới, ánh sáng sẽ chiếu phía trước người mẫu một cách khá dễ dàng.
Với cách cài đặt như thế, điều quan trọng là đảm bảo rằng ánh sáng từ cả hai nguồn sáng có cùng cường độ. Lồng tản sáng và dù shoot-through thường được sử dụng, nhưng nếu bạn không có, bạn cũng có thể chế tấm khuếch tán riêng bằng cách sử dụng giấy kẻ.
Cách cài đặt được nhìn từ bên trên
A: Người mẫu
B: Nguồn sáng
Cài đặt ánh sáng nhìn từ bên trên. Cách này sẽ chiếu sáng lên mọi bộ phận của người mẫu.
Ảnh bên trên được chụp dùng lồng tản sáng ở mỗi bên của đối tượng. Hãy xem toàn bộ cơ thể đối tượng được bao bọc bởi ánh sáng dịu như thế nào.
Cài đặt 2 đèn với tấm bọt xốp V-flat
V-flat về cơ bản là 2 tấm bọt xốp dán vào nhau để tạo thành hình chữ 'V'. Cách cài đặt ánh sáng này là kỹ thuật nâng cao hơn một chút, và là kỹ thuật được dùng để chụp Ảnh A bên trên. Nó gồm có chiếu sáng toàn bộ không gian thông qua ánh sáng phản chiếu lặp lại. Đặt người mẫu phía trước một bức tường trắng, và sau đó đặt các tấm V-flat phía trước người mẫu, với phía màu trắng hướng về người mẫu để tạo ra một thứ giống như một căn phòng nhỏ màu trắng. Nếu bạn nhắm nguồn sáng vào bức tường, bạn sẽ có thể dội sáng quanh không gian bao bọc bởi các tấm V-flat.
Minh họa bố cục
A: Các tấm V-flat (mặt màu trắng hướng về người mẫu)
B: Đèn flash dạng clip-on (đèn flash trên máy ảnh được lắp lên một chân đế)
Minh họa bố cục từ điểm quan sát của máy ảnh. 2 đèn flash ngoài được đặt trong các tấm V-flat. Bản thân các tấm V-flat được đặt theo cách sao cho có một khoảng trống giữa chúng ở đó có thể nhìn thấy người mẫu, và ảnh được chụp qua khe hở đó.
3. Cài đặt ánh sáng với 3 đèn trở lên
Cài đặt ánh sáng với nhiều đèn có thể có vẻ phức tạp, nhưng một cách dễ dàng là nghĩ đến chúng về 2 phân loại chính: Các cách cài đặt nhằm làm cho người mẫu trông đẹp hơn, và các cách cài đặt nhằm đạt được các mục tiêu khác.
Với ảnh bên dưới, tôi muốn tạo ra một cái nền màu trắng gắt (bằng cách làm cho nó bị lóa sáng) đồng thời đảm bảo rằng đường bao của đối tượng vẫn rõ. Người mẫu sẽ nổi bật hơn trong ảnh trong đó nền trắng bị lóa sáng, do đó nó là một kỹ thuật bạn có thể lưu tâm. Trong ảnh như thế, không có các yếu tố hậu cảnh gây xao nhãng, do đó cách này cũng giúp dễ cắt đối tượng trong phần mềm biên tập ảnh nếu bạn cần cắt.
EOS-1Ds Mark II/ EF24-70mm f/2.8L USM/ f/5.0/ 1/160 giây/ ISO 100/ RAW
Thiết bị chiếu sáng: 2 đèn liền khối (thông qua lồng tản sáng hẹp), 2 đèn flash dạng clip-on
Cài đặt nhiều nguồn sáng để làm lóa sáng hậu cảnh
Trước hết, tôi đặt 2 lồng tản sáng hẹp ở phía trước người mẫu để làm nguồn sáng chính chiếu sáng người mẫu. Ở phía sau người mẫu ở mỗi bên, tôi đặt một tấm V-flat sao cho mặt đen hướng về người mẫu và mặt trắng hướng về bức tường. Trong không gian giữa mỗi tấm V-flat và bức tường, tôi đặt một cái đèn flash clip-on sao cho ánh sáng từ các đèn này sẽ phản xạ từ các tấm V-flat và bức tường, tạo ra một nền màu trắng gắt.
Cách cài đặt được nhìn từ bên trên
A: Bức tường trắng
B: Đèn flash clip-on
C: Người mẫu
D: Các tấm V-flat (được bố trí sao cho mặt màu đen hướng về người mẫu và mặt màu trắng hướng vào bức tường)
E: Lồng tản sáng hẹp
Hướng mặt màu đen của tấm V-flat về phía người mẫu sẽ hấp thu ánh sáng thừa, điều này giúp làm cho đường bao của đối tượng nổi bật hơn. Vì các bức tường được bao bọc bởi những bề mặt màu trắng của các tấm V-flat, ánh sáng phản chiếu từ chúng và làm lóa sáng hậu cảnh.
Nếu bạn cài đặt các giá trị cường độ ánh sáng khác nhau cho các đèn chính ở bên trái và bên phải đối tượng, bạn có thể làm cho đối tượng nổi bật hơn. Sử dụng kỹ thuật làm thử và sửa lỗi để tìm cường độ ánh sáng phù hợp nhất cho cảnh chụp.
Để biết thêm thủ thuật và hướng dẫn về chiếu sáng và chụp ảnh với đèn flash, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
Tâm Điểm: Những Điểm Cơ Bản Về Chụp Ảnh Với Đèn Flash Ngoài
Tâm Điểm: Speedlite (phiên bản tiếng Anh)
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Chủ yếu làm nhiếp ảnh gia vào các ngày thường, Suna luôn kết hợp các kỹ thuật nhiếp ảnh mới và đưa ra những lời giải thích có tổ chức tốt và dễ hiểu trên mạng xã hội như Twitter.
Diễn viên cosplay hiện đang tham gia các dự án cosplay như Fate, Danganronpa và Hatsune Miku. Cô nổi tiếng với những tấm ảnh theo tình huống.
Kanata là một diễn viên cosplay kiêm nghệ sĩ hiện đại chuyên về nghệ thuật plastic. Anh nổi tiếng về kết cấu chi tiết của các loại vũ khí và thiết bị bảo hộ của mình. Kanata cũng là diễn viên cosplay chính thức của “Kabaneri of the Iron Fortress”.
Một nhà xuất bản chuyên xuất bản sách và tạp chí về video, nhiếp ảnh và ảnh minh họa.