Ở phần trước, chúng ta đã xem xét kỹ tính năng Digital Lens Optimizer trong ống kính. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét 4 tính năng khác của chức năng chỉnh quang sai ống kính của EOS 5D Mark IV, gồm có tính năng chỉnh méo mới, trước đây không có trong máy ảnh. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Tính năng 1: Chỉnh nhiễu xạ
Nhiễu xạ xuất hiện khi sóng ánh sáng đi vào ống kính bị chặn bởi màn khẩu, làm cho chúng bị cong và làm nhiễu nhau (hay "nhiễu xạ") khi đi qua màn khẩu. Những sự chuyển hướng này so với đường đi thẳng bình thường của các tia sáng có thể được tái hội tụ chính xác khi chúng đi vào cảm biến hình ảnh, tạo thành ảnh không sắc nét. Hiệu ứng nhiễu xạ cũng thường được gọi là "nhiễu xạ", và xuất hiện như hình dạng màng mỏng ở các phần bị ảnh hưởng của ảnh, rất giống hiệu ứng cầu sai.
Nhiễu xạ xuất hiện ở tất cả ống kính. Tuy nhiên, vì các sóng ánh sáng gập lại nhiều hơn để đi qua những lỗ nhỏ hơn, nhiễu xạ trở nên dễ nhìn thấy hơn ở các khẩu hẹp. Trước đây không thể tránh khỏi tình trạng mất độ phân giải. Cách duy nhất là tránh chụp ở khẩu quá hẹp—một biện pháp đối phó không hữu ích lắm khi nhiếp ảnh gia cần tăng độ sâu trường ảnh cao hơn một mức nhất định.
Do đó, tính năng chỉnh nhiễu xạ là rất hữu ích ở những cảnh như thế, yêu cầu khẩu hẹp. Tính năng chỉnh nhiễu xạ của Canon từng là một phần của chức năng Digital Lens Optimizer, nhưng hiện nay nó là một chức năng độc lập có thể truy cập thông qua trình đơn chỉnh quang sai ống kính.
Tác dụng chỉnh nhiễu xạ rất rõ, như bạn có thể thấy từ các ví dụ bên dưới, trong đó chúng tôi so sánh các ảnh chụp ở các khẩu khác nhau có và không có chỉnh nhiễu xạ. Lưu ý rằng số f càng lớn, nhiễu xạ càng dễ nhận thấy.
Bật chức năng chỉnh nhiễu xạ trong các trường hợp sau đây:
- Khi sử dụng khẩu hẹp để tăng độ sâu trường ảnh.
- Khi khép khẩu để đạt được tốc độ cửa trập thấp hơn.
- Khi bạn muốn đạt được độ phân giải hình ảnh cao nhất có thể, bất kể thiết lập khẩu độ là gì.
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 145mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/1000 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight
f/8
Chỉnh nhiễu xạ - TẮT
Chỉnh nhiễu xạ - BẬT
f/11
Chỉnh nhiễu xạ - TẮT
Chỉnh nhiễu xạ - BẬT
f/16
Chỉnh nhiễu xạ - TẮT
Chỉnh nhiễu xạ - BẬT
f/22
Chỉnh nhiễu xạ - TẮT
Chỉnh nhiễu xạ - BẬT
Tính năng 2: Chỉnh sắc sai
Sắc sai xuất hiện vì ống kính khúc xạ các bước sóng khác nhau theo cách khác nhau, dẫn đến việc các màu khác nhau không thể hội tụ ở cùng điểm trên cảm biến hình ảnh.
Có hai loạn sắc sai. Quang sai dạng trục xuất hiện khi hội tụ các bước sóng khác nhau, ở các điểm khác nhau dọc theo trục ống kính (ở các khoảng cách khác nhau so với cảm biến hình ảnh). Nó biểu hiện như các màu khác nhau bị mất hội tụ ở các phần khác nhau của ảnh, và có xu hướng dễ nhận thấy hơn trên các ống kính tele. Đồng thời, quang sai bên (cũng được gọi là quang sai ngang) xuất hiện khi các bước sóng ánh sáng khác nhau hội tụ trên mặt phẳng tiêu (cảm biến hình ảnh), nhưng ở các vị vị trí khác nhau. Nó biểu hiện như hiện tượng sai màu, và các ống kính góc rộng đặc biệt dễ bị như vậy.
Vì quang sai dạng trục là do khoảng cách hội tụ của bước sóng so với cảm biến hình ảnh, nó thường có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng khẩu nhỏ hơn, đảm bảo rằng bước sóng sẽ vẫn hội tụ chấp nhận được. Ngược lại, quang sai bên là vấn đề về vị trí trên cảm biến hình ảnh ở đó bước sóng hội tụ, và do đó không thể giảm bằng cách khép khẩu.
Rất khó hoàn toàn loại bỏ sắc sai bằng cách sử dụng hệ thống quang học, mặc dù đã có nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng thiết kế quang học khéo léo của ống kính. Quang sai dạng trục cũng khó giải quyết hơn nhiều vì nó làm giảm độ sắc nét của hình ảnh.
Việc có chức năng chỉnh sắc sai trong máy ảnh cho phép bạn giảm tác động của quang sai dạng trục mà không phải sử dụng khẩu hẹp hơn, và cũng giảm viền tím so quang sai bên mà không phải thay đổi độ dài tiêu cự. Khi được sử dụng thích hợp, nó là một công cụ hữu ích cho phép bạn sử dụng hết hiệu quả của ống kính.
Bật chức năng chỉnh sắc sai trong các trường hợp sau đây:
- Với ống kính tele, khi bạn phải chụp ở khẩu tối đa để có được độ sâu trường ảnh mong muốn.
- Khi chụp ở các góc tele, khi bạn muốn tránh thay đổi thiết lập khẩu độ vì nó sẽ ảnh hưởng đến hình thức của ảnh.
- Khi chụp ở góc rộng, khi bạn sử dụng góc xem cực lớn để phóng đại phối cảnh.
Góc rộng (FL: 24mm/ f/4)
Chỉnh sắc sai - TẮT
Chỉnh sắc sai - BẬT
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/320 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Để ý chức năng chỉnh sắc sai đã giảm viền tím như thế nào quanh các cạnh của tòa nhà, dẫn đến đường viền rõ hơn. Viền tím quanh các đám mây ở vùng ngoại biên ảnh cũng được loại bỏ, và những đám mây trông trắng hơn ảnh đã chỉnh. Rất hữu ích khi bật tính năng chỉnh sắc sai bất kỳ khi nào bạn sử dụng ống kính góc rộng.
Tele (FL: 300mm/ f/5.6)
Chỉnh sắc sai - TẮT
Chỉnh sắc sai - BẬT
EOS 5D Mark IV/ EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM/ FL: 300mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/800 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto
Ở ống kính tele, quang sai dạng trục có khả năng xuất hiện cao hơn so với quang sai bên. Tuy nhiên, một số trường hợp quang sai bên vẫn có thể quan sát thấy ở rìa ảnh. Quang sai dạng trục dẫn đến các đốm màu làm cho đối tượng trông có độ phân giải kém và ảnh tổng thể thiếu sắc nét. Những hiện tượng này dễ nhận thấy trong các ví dụ bên trên, nhưng bạn cũng thấy chúng được giảm như thế nào bằng tính năng chỉnh sắc sai.
Tính năng 3: Chỉnh sáng ngoại biên
Tính năng chỉnh sáng ngoại biên sẽ chỉnh hiện tượng tối bốn góc (thường được gọi là tối góc). Hiện tượng tối góc xuất hiện khi các tia sáng bị chặn hoặc bị che một phần bởi nhiều yếu tố trong vành ống kính. Điều này làm giảm khẩu độ hiệu dụng mà ánh sáng tới lệch trục có thể đi qua, dẫn đến cường độ ánh sáng giảm liên tục về phía góc ảnh.
Hiện tượng tối bốn góc ngoại biên ở ống kính do hình dạng của vành ống kính, vì vẫn có thay đổi về kích thước của các yếu tố trong ống kính ngay cả khi sự bố trí của các yếu tố này được tối ưu hóa. Một cách để khắc phục là khép khẩu sao cho ánh sáng đi vào ống kính trở nên hẹp hơn, nhưng điều đó có nghĩa là bạn sử dụng thiết lập khẩu độ rất hạn chế.
Chức năng chỉnh sáng ngoại biên sẽ chỉnh hiện tượng tối bốn góc ngoại biên bằng cách sử dụng công nghệ xử lý hậu kỳ ảnh, làm sáng các góc ảnh mà bạn không cần phải thay đổi thiết lập khẩu độ. Các ví dụ bên dưới cho thấy chức năng này có thể đạt được sự khác biệt bao nhiêu—ảnh đã chỉnh có độ rõ và độ sáng đến từng góc trong toàn bộ dải tiêu cự.
Sử dụng tính năng chỉnh sáng ngoại biên trong các tình huống sau đây:
- Khi bố cục của bạn gồm có chụp không gian bầu trời rộng.
- Khi bạn chụp ảnh chân dung, và muốn sử dụng khẩu độ tối đa để tạo ra các hiệu ứng nhất định.
- Khi chụp ảnh macro góc rộng, khi bạn muốn sử dụng khẩu tối đa.
Góc rộng (FL: 16mm/ f/11)
Chỉnh sáng ngoại biên - TẮT
Chỉnh sáng ngoại biên - BẬT
EOS 5D Mark IV/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/1600 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Hiện tượng tối bốn góc ngoại biên là một dạng "tối góc", và rất dễ xuất hiện khi chụp ở góc rộng với thiết lập khẩu độ gần tối đa, vì các điều kiện này dẫn đến ánh sáng tới lệch trục nhiều hơn. Bật chức năng chỉnh sáng ngoại biên cho phép các góc ảnh có màu đều hơn, do đó để bật nó trừ phi bạn muốn tạo ảnh có hiệu ứng tối góc.
Tele (FL: 300mm/ f/5.6)
Chỉnh sáng ngoại biên - TẮT
Chỉnh sáng ngoại biên - BẬT
EOS 5D Mark IV/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE(f/4, 1/2000 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Hiện tượng tối bốn góc ngoại biên vẫn có thể nhận thấy ở các ảnh được chụp ở tầm tele, mặc dù hiện tượng này có thể không nhiều như những gì bạn nhìn thấy ở các ảnh góc rộng. Ở đây, một lần nữa chúng tôi quan sát thấy tác dụng dễ nhận thấy của chức năng chỉnh sáng ngoại biên—nó như thể ánh sáng được chuyển đến bốn góc ảnh. Đây là một chức năng hữu ích để chụp ảnh chim và máy bay trên nền trời.
Tính năng 4: Chỉnh méo
Một nguyên nhân thường gặp dẫn đến méo là khi các tia sáng không rơi vào điểm chính xác trên mặt phẳng hình ảnh (cảm biến hình ảnh). Vì không thể phòng tránh bằng cách điều chỉnh thiết lập khẩu độ, cách duy nhất để giải quyết nó là sử dụng ống kính cao cấp đắt tiền, trong đó xuất hiện ít méo hơn.
Chức năng chỉnh méo trong máy ảnh của Canon chỉnh sửa dựa trên dữ liệu ống kính, đảm bảo chỉnh méo dạng thùng thích hợp hơn (thường gặp ở các góc rộng) và méo hình gối (thường gặp ở góc tele). Chúng ta hãy xem các ví dụ bên dưới, và nhận thấy các đường nằm ngang ở đối tượng được thẳng hơn như thế nào trong ảnh đã chỉnh.
Ảnh góc rộng có xu hướng nổi lên ở gần tâm vì có hiện tượng méo dạng thùng. Chức năng chỉnh méo cũng chỉnh sửa hiệu ứng này, vì nó được thực hiện đều khắp toàn bộ ảnh thay vì chỉ ở rìa ảnh. Tuy nhiên, lưu ý rằng bất kể dạng méo là gì, một phần ảnh sẽ bị xén trong quá trình này, do đó khi bạn lập bố cục ảnh, bạn nên chừa một chút ở các rìa ảnh.
Nếu bạn chụp ở chế độ Live View, bạn có thể xem trước ảnh đã chỉnh sẽ hoạt động như thế nào. Một khi hiện tượng méo đã được chỉnh, hiện tượng nghiêng và thiếu cân bằng trong ảnh trở nên dễ nhận thấy hơn, và do đó dễ chỉnh hơn, giúp cho bạn có được ảnh có bố cục tốt.
Sử dụng chức năng chỉnh méo trong các trường hợp sau đây:
- Trong ảnh phong cảnh với đường chân trời nhìn thấy rõ.
- Khi chụp các tòa nhà có các đường thẳng được khắc họa rõ ràng.
- Trong ảnh tĩnh vật, sao cho hình dạng của đối tượng có thể được khắc họa chính xác.
Góc rộng (FL: 16mm/ f/8)
Chỉnh méo - TẮT
Chỉnh méo - BẬT
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/15 giây, EV-1,0)/ ISO 800/ WB: Auto
Hiện tượng méo dạng thùng chỉ có ở ống kính góc rộng đã được chỉnh—để ý các đường thẳng trên bàn và thảm tatami được làm thẳng như thế nào trong ảnh đã chỉnh so với ảnh chưa chỉnh. Đôi khi, bạn không nhận ra hiện tượng méo lớn đến mức nào. Chức năng này không chỉ hữu ích với ảnh trong nhà, mà còn với ảnh ngoài trời, phong cảnh và rất nhiều cảnh khác.
Tele (FL: 105mm/ f/8)
Chỉnh méo - TẮT
Chỉnh méo - BẬT
EOS 5D Mark IV/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/125 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight
Nó có thể không rõ như hiện tượng méo dạng thùng trong ảnh góc rộng, nhưng ảnh chụp ở góc tele sẽ bị méo hình gối, như nhìn thấy trong ví dụ bên trên. Chỉnh hiện tượng này sẽ khắc họa hình dạng tòa nhà chính xác hơn—hãy quan sát các đường thẳng trên mái nhà được thẳng hơn như thế nào. Cách này dễ chụp hơn khi bạn hiển thị khung lưới trong khung ngắm/màn hình LCD.
Để biết thêm thông tin về Digital Lens Optimizer, hãy tham khảo bài viết sau đây:
EOS 5D Mark IV: Chỉnh Quang Sang Ống Kính - Nhìn Cận Cảnh (Phần 1)
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
EOS 5D Mark IV (Body)
EF70-200mm f/2.8L IS II USM
EF16-35mm f/2.8L II USM
EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM
EF24-105mm f/4L IS USM
EF16-35mm f/4L IS USM
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation