Sử dụng ống kính hoán đổi được với một máy ảnh DSLR sẽ mở rộng phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh có thể có. Trong loạt bài viết này, tôi sẽ đánh giá các ống kính EF-S dùng mẫu máy ảnh tầm trung phổ biến, chiếc EOS 80D. Lần này, chúng ta sẽ xem xét một và chỉ một ống kính zoom tiêu chuẩn có thể đạt được độ dài tiêu cự 15mm ở đầu góc rộng trong series ống kính EF-S, ống kính EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Những Lợi Ích Chính
- Cực kỳ linh hoạt—có đầu góc rộng tương đương 24mm
- Nổi bật ở tầm tele—được trang bị một cơ chế ổn định hình ảnh
15mm
EOS 80D/ EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM/ FL: 15mm (tương đương 24mm)/Aperture-Priority AE (f/8, 1/250 giây, EV+1,0)/ISO 100/WB: Auto
Với AI Servo AF, AF có khả năng đáp ứng rất tốt, thậm chí nó cho phép bạn dễ dàng theo dõi những con mòng biển đang bay trên biển. Vì ống kính này tương đương với 24mm ở đầu góc rộng, tôi có thể chụp sắc nét cảnh rộng trước mặt mình. (Người chụp: Kazuo Nakahara)
85mm
EOS 80D/ EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM/ FL: 85mm (tương đương 136mm)/Aperture-Priority AE(f/5.6, 1/500 giây, EV+0,7)/ISO 250/WB: Auto
Với khẩu độ tối đa f/5.6 và độ dài tiêu cự tương đương 136mm ở đầu tele, bạn cũng có thể tạo ra những biểu đạt có sử dụng hiệu ứng bokeh. Mặc dù cảnh này ngược sáng, nhưng có thể chụp được ảnh rõ nét mà không thấy hiện tượng lóa. (Người chụp: Kazuo Nakahara)
Đáp ứng nhiều loại cảnh hàng ngày khác nhau bằng khả năng zoom 5,7x dễ sử dụng của nó
EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM là ống kính zoom tiêu chuẩn có một và duy nhất trong EF-S Series có thể đạt được độ dài tiêu cự 15mm ở đầu góc rộng. Ảnh được chụp với độ dài tiêu cự tương đương 24 – 136mm cho phép bạn chụp ảnh với cảm giác không gian rộng thực sự mà bạn không thể thấy được ở ống kính hạng 18mm. Vì độ dài tiêu cự tương đương 136mm cũng là khá dài ở đầu tele, nó không chỉ hữu ích khi chụp ảnh phóng to một đối tượng ở xa mà bạn còn có thể dự kiến có được hiệu ứng nén phối cảnh.
Hệ thống quang học độc đáo nhờ vào thấu kính phi cầu được sử dụng để chỉnh các loại quang sai khác nhau ở đầu góc rộng và thấu kính UD có hiệu quả chỉnh sắc sai ở đầu tele. Lấy nét bằng môtơ USM dạng vòng rất nhanh, cho phép bạn lấy nét nhanh chóng ngay cả khi ảnh mất nét rất nhiều.
Ngoài ra, vòng zoom dày hơn một chút tạo ra cảm giác ổn định khi bạn cầm nó. Vì quy trình zoom được thực hiện theo 3 stop và nó sử dụng một thiết kế treo cho các nhóm thấu kính, ống kính này không tự trôi theo trọng lượng của nó ngay cả khi bạn chúc đầu nó xuống.
Mặc dù EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM được phát triển dành riêng cho EOS 7D, nó cũng hoạt động rất tốt với mẫu máy tiên tiến hơn, EOS 80D. Có khả năng bạn sẽ có thể cảm nhận chất lượng cao của nó khi bạn sử dụng nó quen hơn. Cảm giác vận hành trực tiếp của cơ chế MF toàn thời gian dùng USM dạng vòng thể hiện giá trị thực sự của nó khi bạn muốn kiểm soát lấy nét chi tiết hơn ở chế độ Live View hoặc qua khung ngắm. Với ống kính duy nhất này lắp vào máy ảnh, bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi tiếp theo của mình.
Thủ thuật: Hiển thị đường khung lưới trong khung ngắm để kiểm tra hiệu ứng méo phối cảnh
Khi sử dụng hiệu ứng méo phối cảnh trong ảnh ở đầu góc rộng, bạn có thể muốn hiển thị khung lưới trong khung ngắm để kiểm tra thích hợp độ nghiêng của máy và khoảng trống trong bố cục. Vì hiệu ứng méo bố cục còn mạnh hơn trên một ống kính hạng 18mm ở đầu góc rộng, bạn có thể đảm bảo chụp dễ dàng bằng cách hiển thị đường khung lưới trong khung ngắm.
Để hiển thị khung lưới trong khung ngắm, chọn nó từ [Viewfinder display (Hiển thị khung ngắm)] trong trình đơn cài đặt chức năng 2.
EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM
(tương đương 24 - 136mm khi lắp vào EOS 80D)
Thành phần ống kính: 17 thấu kính chia thành 12 nhóm
Khoảng cách chụp tối thiểu: 0,35m
Hệ số chụp tối đa: 0,21x
Đường kính kính lọc: φ72mm
Đường kính tối đa x chiều dài: Xấp xỉ φ81,6×87,5mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 575g
Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết
Sơ đồ cấu hình ống kính
A: Thấu kính phi cầu
B: Thấu kính UD
C: Bộ phận ổn định hình ảnh
Loa che nắng: EW-78E (bán riêng)
Ryosuke Takahashi
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation