Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Kỹ Thuật Bố Cục Thú Vị Để Tăng Tính Thẩm Mỹ Cho Bức Ảnh Của Bạn

2020-04-21
1
1.5 k
Trong bài viết này:

Để có một bức ảnh tuyệt vời, bạn cần những yếu tố nhất định. Một trong những yếu tố như vậy là bố cục; Vị trí của một vật thể trong khung hình làm thuận mắt người xem được coi là vị trí thú vị hay quan trọng nhất. Có rất nhiều cách để tạo một bố cục hấp dẫn trong bức ảnh, nhưng bài viết này sẽ nêu ra năm kỹ thuật bố cục mà bạn có thể chưa từng biết đến trước đây.

Khung hình trong khung hình


Nguồn: jepalmer100
EOS R, RF24-70mm F2.8 L IS USM, f/14, ISO 100, 1/160s, 24mm

Bố cục này là một cách tuyệt vời để hướng ánh mắt người xem vào hình ảnh trong khi đồng thời tăng thêm chiều sâu cũng như bối cảnh cho hình ảnh đó. Sử dụng khung tiền cảnh trong đó khung đứng phía trước vật thể, hoặc khung hậu cảnh trong đó khung đóng vai trò là nền cho vật thể.


Nguồn: amebeverly
EOS 5D Mark III, f/4, 1/320s, 28mm

Quy tắc so le


Nguồn: yensen_tan
Canon 60D, f/5.6, ISO 500, 1/125s, 128mm

Bạn có thể đã nghe nói đến quy tắc một phần ba, nhưng chưa chắc đã biết về quy tắc so le. Khi quan sát hình ảnh với số lượng chẵn, theo bản năng, bộ óc của chúng ta sẽ ghép chúng thành cặp. Quy tắc so le khiến quy trình đó trở nên hỗn loạn bằng cách cố ý đặt vật thể với số lượng lẻ vào hình ảnh.

Bộ não coi mọi tập hợp từ 9 vật thể trở lên là một nhóm chung, nghĩa là quy tắc so le không có tác dụng. Do đó, hãy nhớ duy trì số lượng vật thể ở một chữ số. Hãy thử chụp ảnh những đồ vật mà bạn có tại nhà, ví dụ như trái cây, cốc chén, bút chì, v.v. và sử dụng hậu cảnh đơn giản để tránh sự phân tâm không mong muốn.

Tam giác vàng


Nguồn: a.k.h.i.l.n
EOS 1200D, EF-S 24mm f/2.8 STM, f/2.8, ISO 200, 1/500s, 24mm

Tam giác vàng là kỹ thuật bố cục giúp hướng ánh mắt người xem vào một khu vực nhất định. Kỹ thuật này rất hữu ích vì nó giúp bạn tư duy theo đường chéo khi chụp ảnh, từ đó tạo ra những bố cục linh hoạt hơn. Và các bước rất đơn giản:

  • Hãy bắt đầu với hình chữ nhật (ống ngắm hoặc khung hình của bạn), sau đó tạo một đường chéo từ góc dưới bên trái đến góc trên bên phải
  • Tiếp theo, hãy vẽ một đường thẳng đứng từ góc dưới bên phải đến khi đường thẳng đó giao với đường chéo tạo thành góc 90 độ.
  • Nơi các đường thẳng giao nhau được gọi là “góc”, đó là vị trí lấy nét quan trọng cho hình ảnh của bạn.

Hãy chú ý, “góc” không luôn luôn phải nằm ở góc trên bên phải của hình ảnh. Hãy điều chỉnh lại tam giác vàng để phù hợp với nơi bạn muốn lấy nét.

Không gian âm


Nguồn: prashanth_bionic
Canon EOS R, RF85mm f/1.2L USM, f/1.2, ISO 100, 1/2500s, 85mm

Không gian âm là khu vực giữa và xung quanh đối tượng chính trong hình ảnh của bạn. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời giúp vẽ các hình dạng và kích thước hiệu quả hơn, và tạo ra hình ảnh rõ nét hơn.

Khi được sử dụng phù hợp, không gian âm tạo ra sự cân bằng tự nhiên với không gian dương (đối tượng chính) trong phông cảnh. Cách tốt nhất để thực hiện kỹ thuật này là bỏ qua các vật thể trong phông cảnh và chỉ tập trung vào các khoảng trống giữa và xung quanh chúng.

Lấp đầy khung hình


Nguồn: rehahn_photography
EOS 5D Mark IV, EF85mm f/1.8 USM, f/1.8, 1/3200s, ISO 200, 85mm

Rất nhiều hình ảnh được chụp từ khoảng cách xa so với đối tượng, một phần là do truyền thống, và một phần là do bạn không muốn trở nên thô lỗ nếu đối tượng của bạn là con người! Như ví dụ này cho thấy, khi bạn di chuyển gần hơn đến đối tượng khiến cho đối tượng lấp đầy khung hình và hậu cảnh của bạn bị loại bỏ sẽ giúp tạo ra cảm giác gần gũi, như thể là bạn đang ở cùng họ.

Tuy nhiên, nếu bạn hoặc đối tượng không cảm thấy thoại mái khi chụp cận cảnh, bạn luôn có thể phóng to hoặc cắt cảnh sau. Luôn có nhiều cách để lấp đầy khung hình của bạn.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều bố cục mà bạn có thể tham khảo để đạt được những kết quả thú vị. Đừng ngại trải nghiệm và kết hợp hai hay nhiều kỹ thuật nói trên hay bất kỳ kỹ thuật nào khác mà bạn biết. Đừng hạn chế sự sáng tạo của bạn! Để đọc thêm các bài viết về bố cục, hãy xem tại đây: Quy Tắc So Le so với Quy Tắc Đối Xứng, Quy Tắc Không Gian kiến thức cơ bản về bố cục nếu bạn chưa làm quen với kỹ thuật này!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi