[Bài Học 15] Các Điểm Cơ Bản về Bố Cục
Bố cục ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng của một tấm ảnh. Các yếu tố thường tạo thành bố cục gồm có vị trí của đối tượng trong ảnh, vị trí chụp (cao hoặc thấp) và góc chụp. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu các nguyên tắc lập bố cục cơ bản. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Trang: 1 2
Các mô thức bố cục cơ bản
Khi chúng ta xem một tấm ảnh, cảm nhận đầu tiên của chúng ta là ấn tượng chung chúng ta có được từ nó. Trừ phi có một đối tượng đặc biệt bắt mắt, chúng ta sẽ cố cảm nhận điều gì đó từ sự cân bằng chung của ảnh. Đối tượng được đặt như thế nào sẽ quyết định liệu một tấm ảnh chuyển tải một không khí thoải mái hay căng thẳng. Bố cục gồm có vị trí đặt đối tượng cũng như các yếu tố khác ngoài đối tượng.
Bước đầu tiên trong việc tìm hiểu các điểm cơ bản về bố cục là xác định vị trí đặt đối tượng. Một kỹ thuật lập bố cục cơ bản thường được sử dụng là phương pháp Bố Cục Trung Tâm, đặt đối tượng ở giữa ảnh. Các dạng bố cục khác gồm có Bố Cục Đường Chéo, đặt đối tượng trên đường chéo để định hướng sự chú ý của người xem, phương pháp Bố Cục Cong Chữ S để làm nổi bật tính động của một con phố hoặc dòng sông uốn lượn, và Quy Tắc Phần Ba, trong đó ảnh được chia (cả theo hướng thẳng đứng lẫn nằm ngang) thành ba phần, và đối tượng được đặt trên một trong các giao điểm của các đường ngang và dọc.
Hữu ích đối với ảnh chân dung và mọi dạng cảnh khác, bố cục cơ bản này đặt đối tượng ở giữa ảnh.
Trong kỹ thuật này, đối tượng được đặt chéo ngang ảnh. Nó thường được sử dụng trong ảnh phong cảnh, và hiệu quả đối với các đối tượng chẳng hạn như những rặng núi. Ví dụ như, đặt một rặng núi theo đường chéo sẽ giúp tạo ra một ấn tượng mạnh.
Bố Cục Đường Cong Chữ S có thể thường được tìm thấy trong ảnh phong cảnh. Bạn có thể tạo ra một ấn tượng động bằng cách chụp một đối tượng có hình chữ S ở xa trong ảnh, chẳng hạn như một dòng sông.
Quy Tắc Phần Ba chia ảnh theo hướng dọc và ngang thành ba phần, tạo thành chín phần chia đều. Các đối tượng chính được đặt trên các điểm giao của các đường này. Là một trong những kỹ thuật được sử dụng thường xuyên nhất, Quy Tắc Phần Ba là hiệu quả để tạo ra một bố cục ổn định.
Ví dụ về Quy Tắc Phần Ba
Program AE (f/10, 1/320 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight
Trong ví dụ này, ảnh được chia thành ba phần cả theo hướng nằm ngang lẫn thẳng đứng, với các đối tượng được đặt trên điểm giao của các đường dọc và ngang. Không có đá ở nền trước, sẽ có một khoảng trống lớn ở góc phải bên dưới, làm cho ảnh có vẻ không ổn định. Ở đây, có đá ở phía trước, bố cục được cân bằng tốt.
Ví dụ về Bố Cục Đường Chéo
Aperture-priority AE (f/10, 1/100 giây, EV -0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Các bánh xe được bố trí theo đường chéo trong ảnh này, điều này nhấn mạnh độ sâu và tạo ra một không khí thú vị. Nếu được chụp trực tiếp từ phía trước, ảnh sẽ có vẻ nhạt nhẽo. Ấn tượng của ảnh đối với người xem bị ảnh hưởng đáng kể bởi vị trí chụp.
Góc chụp và các hiệu ứng hình ảnh
Ngoài việc đối tượng được đặt thế nào, góc chụp là một yếu tố khác ảnh hưởng đáng kể đến bố cục. Ngay cả khi đối tượng được chụp từ cùng một vị trí, nó sẽ hoàn toàn khác biệt tùy vào góc đặt máy ảnh. Hình minh họa này giải thích những thay đổi về các hiệu ứng hình ảnh khi máy ảnh được giữ ở các độ cao khác nhau. Nó cho thấy rõ là việc thay đổi góc chụp làm ảnh hưởng đến cả đối tượng lẫn nền sau.
- Góc cao
- Tầm mắt
- Góc thấp
Khi nhiếp ảnh gia đứng và nhắm máy ảnh thẳng vào đối tượng, góc chụp này được gọi là tầm mắt. Nếu nhiếp ảnh gia nhìn xuống đối tượng, nó là góc cao, trong khi nó là góc thấp nếu nhiếp ảnh gia ngước lên.
Hiệu quả để chụp toàn bộ môi trường, ảnh chụp ở gốc cao tạo ra một sự khắc họa trực tiếp chỉ có ít hiệu ứng phối cảnh.
Vì hiệu ứng hình ảnh nó tạo ra, góc thấp tạo ra ảnh có ấn tượng mạnh hơn.
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).