[Bài Học 4] Cách tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn?
Bài học 4 giải thích ba điểm để cải thiện hiệu ứng bokeh, mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài học trước. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao nhưng dễ vận hành ngay cả đối với người mới sử dụng. Bằng cách tìm hiểu các điểm cơ bản về máy ảnh và ảnh, bạn sẽ có thể tạo ra những tấm ảnh mình muốn một cách dễ dàng! (Người chụp: Takeshi Akaogi, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của Camera Biyori)
Hỏi: Cách tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn?
Đáp: Khoảng cách giữa đối tượng và nền sau cũng như lựa chọn ống kính là những cân nhắc quan trọng để tạo ra hiệu ứng bokeh lớn hơn.
Điểm 1: Lấy nét / Có được khoảng cách lấy nét gần nhất càng gần càng tốt
Khoảng cách gần nhất tại đó có thể lấy nét được gọi là khoảng cách lấy nét gần nhất. Đó là khoảng cách từ cảm biến hình ảnh đến đối tượng, và khác nhau tùy ống kính. Bạn đến càng gần đối tượng, vùng nhòe trước và sau điểm lấy nét càng lớn.
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 25cm
Đo từ dấu Φ(mặt phẳng lấy nét) này
Điểm 2: Khoảng cách / Tăng khoảng cách giữa đối tượng và nền sau
Nét được lấy trên mặt phẳng có đối tượng (= khoảng cách từ ống kính) (tham khảo Bài Học 2). Một đặc điểm là khoảng cách từ đối tượng đã lấy nét càng lớn, hiệu ứng nhòe nền càng lớn.
Điểm 3: Ống kính / Thử thách với sử dụng ống kính một tiêu cự!
Giá trị khẩu độ (số f) của ống kính càng nhỏ, hiệu ứng bokeh trong ảnh có được càng lớn. Giá trị khẩu độ nhỏ nhất được gọi là khẩu độ tối đa. Có nhiều ống kính một tiêu cự, có cấu trúc đơn giản, có giá trị khẩu độ nhỏ.
Chúng ta hãy thử! Chụp ảnh với hiệu ứng bokeh lớn!
Sau đây là một số ảnh mẫu với nét được lấy ở từng đối tượng sau đây: (1) cái đèn; (2) bìa sau của cuốn sách ở nền trước; (3) con chim; và (4) những trái cây màu đỏ trên cái cây gần tâm. Nhòe nền rất có ích giúp bạn chuyển tải phần bạn muốn nhấn mạnh.
(1)
(2)
(3)
(4)
Chiếc máy ảnh mirrorless đầu tiên của Canonf, EOS M, có bốn màu khác nhau (đen, đỏ, trắng và bạc) để bạn có thể chọn theo sở thích của mình.
Takeshi Akaogi
Là một nhiếp ảnh gia, Akaogi chủ yếu làm việc cho các tạp chí và viết sách giới thiệu nhiếp ảnh và các thủ thuật thực tế. Ông cũng dạy tại các hội thảo nhiếp ảnh.
http://www.flipphoto.org
Camera Biyori
Camera Biyori là một tạp chí nhiếp ảnh của Nhật, giới thiệu những tấm ảnh đẹp và niềm vui hàng ngày với máy ảnh. Đề nghị những hoạt động vui nhộn liên quan đến máy ảnh và nhiếp ảnh, ban biên tập Camera Biyori cũng mở Trường Nhiếp Ảnh Camera Biyori để giới thiệu độc giả tham gia nhiếp ảnh và giải trí.
Xuất bản bởi Daiichi Progress Inc.