Thông tin cơ bản về ánh sáng: Ánh sáng cứng và mềm
Bạn đã bao giờ nhìn vào một bức ảnh, và có điều gì đó về chất lượng ánh sáng khiến bạn bất ngờ chưa? Có thể bạn thấy ánh sáng quá gắt, không còn khoảng tối nào hoặc khi bạn thấy một bức ảnh chân dung và nhận ra chất lượng ánh sáng mềm mại như thế nào, lưu ý cách ánh sáng như bao bọc và quấn quanh chủ thể. Vậy chính xác thì điều gì tạo nên ánh sáng cứng và mềm, và làm sao để đạt được chúng?
Trong bài viết dễ hiểu này, chúng ta sẽ xem xét thế nào là ánh sáng cứng/mềm và cách tạo ra chúng thông qua việc điều chỉnh hai thông số: kích thước của nguồn sáng và khoảng cách của nguồn sáng tới chủ thể của bạn.
Hiểu về ánh sáng cứng/mềm
Ở đâu có ánh sáng thì ở đó có bóng tối. Vùng được chiếu sáng được gọi là vùng sáng, trong khi vùng không được chiếu sáng được gọi là vùng tối. Tuy nhiên, giữa hai vùng này có một vùng mà chúng tôi gọi là vùng nửa tối. Kích thước của vùng nửa tối sẽ xác định nguồn sáng là cứng hay mềm.
Nói chung, vùng nửa tối càng mỏng thì nguồn sáng càng cứng. Và ngược lại, vùng nửa tối càng dày hoặc mờ thì nguồn sáng càng mềm.
Kích thước của nguồn sáng
Bây giờ bạn đã hiểu điều gì khiến ánh sáng mềm hoặc cứng, bạn có thể thử tạo lại chúng.
Thông số ban đầu mà bạn có thể kiểm soát là kích thước của nguồn sáng. Nguyên tắc chung là:
Nguồn sáng kích thước lớn 60cm tạo vùng tối mềm (bên trái) và nguồn sáng kích thước nhỏ 10cm tạo vùng tối cứng (bên phải). Trong cả hai lần chụp, ánh sáng đều được cố định ở cùng một vị trí.
Nguồn sáng kích thước lớn sẽ bao bọc ánh sáng xung quanh đối tượng, giúp lấp đầy vùng tối, tạo ra hình ảnh trông mềm mại hơn. Tuy nhiên, nguồn sáng kích thước nhỏ hơn sẽ chiếu vào đối tượng, tạo ra các vùng tối mạnh hơn.
Theo cách hiểu đó, bạn luôn có thể kiểm tra ảnh đã chụp trên màn hình LCD phía sau của máy ảnh và xác định xem bạn có cần tăng kích thước nguồn sáng hay không. Nếu bạn sử dụng đèn Speedlite nằmbên ngoài máy ảnh, bạn có thể cân nhắc đặt một hộp làm mềm ánh sáng lên trên đèn. Nếu bạn đang chụp bằng đèn Speedlite trên máy ảnh, bạn luôn có thể chiếu ánh sánglên trần nhà hoặc tường để mô phỏng nguồn sáng kích thước lớn hơn.
Khoảng cách của nguồn sáng
Khoảng cách của nguồn sáng đến chủ thể cũng là một thông số mà bạn có thể kiểm soát để thu được ánh sáng mềm hoặc cứng. Chỉ cần bạn điều chỉnh khoảng cách là có thể thay đổi chất lượng ánh sáng. Điều này có thể được giải thích bằng luật bình phương nghịch đảo. Bạn có thể sử dụng công thức này để tính toán độ tối góc dần. Bạn có thể tìm hiểu thêm về luật bình phương nghịch đảo tại đây.
Khi ánh sáng càng gần đối tượng (bên trái) ở khoảng cách 1m, vùng tối mềm hơn so với vùng tối cứng khi di chuyển ánh sáng ra xa cách đối tượng 3m.
Nếu đèn flash của bạn được gắn cố định vào chân gắn của máy ảnh và bạn muốn di chuyển gần vào hoặc cách xa đối tượng, bạn sẽ cần cân nhắc lựa chọn ống kính. Sử dụng ống kính zoom giúp bạn nhanh chóng thay đổi khung hình khi di chuyển gần về phía hoặc xa ra khỏi đối tượng, đồng thời thay đổi chất lượng ánh sáng theo ý muốn.
Một khía cạnh khác cần lưu ý khi điều chỉnh khoảng cách ánh sáng đến chủ thể là cường độ ánh sáng sẽ thay đổi. Ánh sáng càng gần thì cần càng ít năng lượng. Trong khi đó, nếu bạn càng di chuyển ánh sáng ra xa chủ thể, bạn sẽ cần bù lại khoảng cách bằng càng nhiều năng lượng hơn. Bạn có thể bù thường bằng cách điều chỉnh công suất đèn flash thay vì tốc độ màn trập và khẩu độ.
Sử dụng kích thước và khoảng cách cùng nhau
Sau khi bạn đã hiểu kích thước và khoảng cách của nguồn sáng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng ánh sáng, bạn có thể kết hợp hai thông số này để có lợi cho mình. Ví dụ, nếu không gian hạn chế và không thể di chuyển đèn để kiểm soát chất lượng ánh sáng, thì bạn có thể cân nhắc việc tăng hoặc giảm kích thước của nguồn sáng để thu được ánh sáng cứng hoặc mềm. Tương tự, nếu không thể thay đổi kích thước của nguồn sáng, bạn nên cân nhắc việc di chuyển nguồn sáng đến gần hoặc ra xa đối tượng cho đến khi bạn thu được chất lượng ánh sáng mong muốn.
Bây giờ bạn đã hiểu rõ hơn về thế nào là ánh sáng cứng và mềm, bạn có thể tạo ra nó bất cứ lúc nào. Khi bạn kiểm soát được ánh sáng, bạn sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi hơn. Và vì chụp ảnh là tạo ra bức tranh với ánh sáng, giờ đây bạn có thể biến khả năng này thành lợi thế của mình và tạo ra những bức ảnh mà bạn mong muốn.
Các bài viết tương tự:
Ngoài tốc độ màn trập: Sử dụng thời lượng flash để đóng băng chuyển động
[Kỹ thuật đèn flash] Cách có được màu sắc kịch tính ở điều kiện ngược sáng