Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Gặp gỡ với nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch, người sẽ truyền cảm hứng cho chuyến phiêu lưu tiếp theo của bạn

2017-03-15
4
2.79 k
Trong bài viết này:

Không gì có thể khiến mọi người thấy hào hứng hơn cảm giác của sự phiêu lưu của việc bay tới một hòn đảo để tận hưởng kì nghỉ sang trọng hay chinh phục các đỉnh núi Chúng ta hãy cùng trò chuyện với nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch Aaron Santos và tìm hiểu thêm về những câu chuyện đằng sau các bức ảnh của anh. Chắc chắn những câu chuyện này sẽ truyền rất nhiều cảm hứng cho những yêu thích du lịch và khám phá.

Chụp với máy EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35 mm f/2.8L II USM, f/7.1, 16 mm, 1/100 giây, ISO 800
Một người phục vụ tại khu nghỉ dưỡng Six Senses Côn Đảo nằm ở phía nam Việt Nam đang giám sát một khu phong cảnh vùng núi nhiều bóng cây phía xa những phần đất của khu nghỉ dưỡng. Từng một thời được xem là nơi có nhà tù hẻo lánh ở Việt Nam, Côn Đảo giờ đã trở thành một điểm đến du lịch hạng sang.

Chụp với máy EOS 5D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/8000 giây, ISO 50
Một chiến binh Masai giám sát phong cảnh sa mạc đầy chất sử thi vào lúc sáng sớm tại Kenya.

Xin chào Aaron, xin anh hãy giới thiệu một chút về bản thân mình.

Tôi là Aaron Joel Santos, một nhiếp ảnh gia người Mĩ, hiện đang sinh sống và làm việc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tôi có ý định sưu tập lại những chiếc máy ảnh nhỏ có sử dụng phim, sách ảnh (photo books) và những mẩu giấy lộn từ những chuyến đi của mình. Tôi cũng cũng thích ăn hầu hết tất cả mọi thứ trừ quả bí vàng.

Nói về nghệ thuật nhiếp ảnh, tôi vẫn đang cố hướng tới sự cân bằng giữa những sáng tác theo kiểu tự do và chuẩn mực của mình. Tôi nghĩ cái gì cũng có tính hai mặt và việc này cũng không ngoại lệ: lúc nào cái lộng lẫy quyến rũ cũng đi cùng với cái trần trụi đau đớn. Lý tưởng nhất, tôi muốn những bức ảnh của tôi sẽ truyền được cảm hứng cho những người muốn đi du lịch nhưng đồng thời tôi vẫn muốn chúng giữ lại một chút bí mật cho riêng mình. Nghĩ về một thiên đường thông qua một tấm gương mờ hoặc một quá khứ xa xăm mà bạn đang cố gợi lại.

Tôi đến sống ở Đông Nam Á vào cuối năm 2007 nhưng tôi bắt đầu làm việc như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vào khoảng năm 2010. Tôi mất một khoảng thời gian tương đối để có thể thạo việc và có được khách hàng riêng cũng như chỗ đứng trong nghề.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/1600 giây, ISO 125
Một thiếu nữ và một ngôi đền nhỏ ở Ninh Bình, Việt Nam.

Anh luôn biết mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chứ?

Hoàn toàn không. Lần đầu tiên rồi cầm một chiếc máy ảnh là khi tôi mới mười mấy tuổi. Tôi nhớ rằng mình đã cảm thấy rất chán nản. Nó quá thông minh mà tôi không thế sử dụng được (hoặc là tôi quá ngu và không thể sử dụng nó) Ở trường, tôi học văn học và sáng tác văn học và tôi chỉ quay lại với nhiếp ảnh nhiều năm sau đó. Tôi cảm thấy khá hạnh phúc vì đã bén duyên với nghệ thuật nhiếp ảnh khi đã tốt nghiệp; nếu sớm hơn, có thể tôi vẫn chưa đủ chín chắn để làm nghề một cách chuyên nghiệp.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/400 giây, ISO 50
Nước biển trong vắt và những bãi biển phủ đầy cát trắng ở đảo Guam.

Trong tất cả các thể loại, điều gì đã thôi thúc anh theo đuổi nghiệp chụp ảnh du lịch?

Khu vực Đông Nam Á có diện tích tương đối gọn và đi du lịch ở đây tương đối rẻ, an toàn và dễ dàng. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã dành hầu hết thời gian để học mĩ thuật và nghệ thuật chụp ảnh cho các bài xã luận vì vậy khi tôi đến châu Á, tôi đã dường như được tiếp cận lại với những gì mà tôi muốn chụp. Một cách tự nhiên, tôi có ý định thiên về hướng chụp ảnh du lịch. Trước đó tôi thường đóng đinh với việc chụp ảnh chân dung và thỉnh thoảng là chụp ảnh phong cảnh yên bình và tôi nghĩ rằng đây chính là nền tảng cho những tổ hợp ảnh du lịch sau này của mình.

Chụp với máy EOS 5D Mark II, ống kính EF 16-35 mm f/2.8L II USM, f/1.4, 23 mm, 1/1600 giây, ISO 400
Chàng trai trẻ đắm mình dưới thác nước đang tuôn xối xả ở Koh Kong, Cam-pu-chia.

Không kể những chuyến công tác thì anh có đi du lịch nhiều không?

Tôi thường đi công tác khoảng 2-3 tuần một tháng nhưng bất cứ khi nào có thời gian rảnh, tôi lại thích đi đến những miền đất mới cho những chuyến phiêu lưu mới. Những chuyến công tác không đủ để đưa tôi tới với nhiều vùng đất mới và thường chỉ xoay quanh một số chủ đề nhất định ở một số địa điểm nhất định. Vì vậy khi du lịch một mình, tôi muốn chuyến đi của mình không bị gò bó và phá cách hơn một chút.

Anh muốn truyền tải điều gì thông qua những bức ảnh của mình?

Lý tưởng nhất, tôi nghĩ rằng những bức ảnh du lịch có rất nhiều cơ hội để truyền tải tới người xem những thông điệp về sự cảm thông, hi vọng, vẻ đẹp và sự phiêu lưu cũng như nhiều thứ khác, tất cả gói gọn trong một bức ảnh nhỏ.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 24 mm f/1.4L II USM, f/4.5, 24 mm, 1/1000 giây, ISO 125
Một ngọn hải đăng khi hoàng hồn tại bãi biển Khao Lak, phía bắc tỉnh Phuket, Thái Lan.

Trong giới nhiếp ảnh, bạn cảm thấy mình mến mộ những ai?

Một số cái tên mà tôi yêu thích lại không nhất thiết phải là những người chuyên về chụp ảnh du lịch. Tôi ngưỡng mộ Sally Mann và Sarah Moon, Robert Frank, Martin Parr, Daido Moriyama, Alex Webb, Peter Beard, Nan Goldin và Nobuyoshi Araki, vân vân.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/1000 giây, ISO 160
Một nhân viên nhà hàng trong tà ao dài Le Longanier tại Cái Bè, Đồng bằng sông Cửu Long, miền nam Việt Nam.

Xin hãy kể cho chúng tôi biết về bộ ảnh đầu tiên mà anh đã chụp.

Tôi nghĩ rằng bộ ảnh đầu tay của mình là chụp cho Tạp chí Phố Wall. Bộ ảnh đó rõ ràng tôi chụp không đẹp lắm. Đó là một bộ ảnh về đề tài du lịch tại Hà Nội, Việt Nam, tập trung vào một số con phố ở khu phố cổ. Tôi nghĩ rằng mấu chốt của bộ ảnh này nằm ở cách mà tên các con phố cổ gợi cho người ta đến mặt hàng truyền thống được bán trên những con phố đó và cách mà các tiểu thương ở đây vẫn duy trì việc bán những sản phẩm gốc đã được dùng để đặt tên cho các con phố.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/4.5, 35 mm, 1/1000 giây, ISO 200
Một chiếc thuyền nhỏ đang xuôi dòng kênh chảy ngược vào thành phố Otaru, Nhật Bản.

Chúng tôi nhận thấy rằng anh chụp nhiều ở châu Á.

À, tôi sống ở Đông Nam Á trong suốt 9 năm qua, vì vậy tôi nghĩ hầu hết các bức ảnh của tôi được chụp tại khu vực này là điều dễ hiểu. Lần đầu tiên đến khu vực này, tôi sống ở Hà Nội, Việt Nam. Vì vậy hầu hết các bức ảnh đầu tiên của tôi đều được chụp ở đó.

Tôi tốt nghiệp trường nhiếp ảnh và dự định sẽ tới Đông Nam Á và ở đó trong khoảng tối đa là 3 tháng. Từ đó đến nay cũng đã được 10 năm rồi.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/250 giây, ISO 500
Những người bán rau quả ở một chợ địa phương trung tâm thành phố Panjim, Ấn Độ.

Anh có gặp vấn đề gì về giao tiếp không?

Tất nhiên rồi. Tôi đã dành hầu hết thời gian trong năm đầu tiên của tôi ở Việt Nam đơn giản là để học tiếng Việt và học cách sống ở nước ngoài. Đó là những trải nghiệm thú vị những đôi khi cũng rất mệt mỏi và cô đơn. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là điều mà tất cả chúng ta phải đối mặt khi sống ở một vùng đất mới, trải nghiệm cách sống mới và cách hiểu thế giới. Mặc dù vậy, sau tất cả, tôi đã hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về các nền văn hóa khác nhau

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/3200 giây, ISO 320
Một người phụ nữ Nhật Bản trong bộ kimono màu xanh đang đứng giữa khu vườn xanh tại tỉnh Kyushu, Nhật Bản.

Anh thường chuẩn bị như thế nào cho một chuyến chụp ảnh ở nước ngoài? Hãy kể cho chúng tôi về quá trình chuẩn bị đó.

Nó gần như hoạt động của một chiếc đồng hồ nhưng nhìn chung tôi luôn cố gắng theo dõi tin tức cũng như các câu chuyện trong khu vực mà tôi sinh sống và quanh các nước châu Á -Thái Bình Dương. Tôi luôn cố gắng cập nhật những quy định về thị thực cũng như những sự kiện đang diễn ra trong khu vực Đông Nam Á. Và tôi cũng luôn đảm bảo rằng mình có đủ tất và đồ lót sạch.

Chụp với máy EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35 mm f/2.8L II USM, f/2.8, 24 mm, 1/1400 giây, ISO 400
Hoàng hôn ở một nhà máy rượu vang nhỏ trên các ngọn núi gần hồ Inle ở bang Shan, Myanmar.

Cô có thể chia sẻ về các thiết bị của mình chứ?

Đồ đạc, thiết bị của một nhiếp ảnh gia thường khá đơn giản Trong hầu hết các buổi chụp hình của mình, tôi chỉ tin dùng chiếc EOS 5D Mark IV và một vài loại ống kính.

Tất cả các ống kính mà tôi sử dụng đều là loại một tiêu cự. Hiện tại, tôi hầu như chỉ sử dụng ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM và EF 50 mm f/1.2L USM để tác nghiệp. Tôi thường cố gắng đem theo những ống kính có góc thực sự rộng trong kho thiết bị của mình để có thể phóng to mọi thứ lên một chút. Tôi đã từng chụp với một góc rất rộng và cảm thấy như có gì chống đỡ. Việc sử dụng ít ống kính cũng buộc tôi phải nhìn cảnh vật theo các góc độ khác nhau để có thể khiến mọi thứ vận hành theo những nguyên tắc cụ thể mà tôi tự đặt ra cho mình.

Anh có thường mang theo bộ thiết bị chuyên dụng mỗi khi đi công tác ở nước ngoài không?

Bộ thiết bị đơn giản nhất mà tôi đã sử dụng trong một vài chuyến công tác gần đây chính là chiếc EOS 5D Mark IV với ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, gắn kèm theo nó. Không gì khác. Đây một phần là thử thách về sự sáng tạo cũng như một phần để chứng minh rằng chúng ta không thực sự cần những gì quá đặc biệt để có được những bức ảnh đẹp. Tất cả nằm ở khối óc của chúng ta.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/2.2, 35 mm, 1/160 giây, ISO 800
Chân dung một thiếu nữ trong một túp lều truyền thống dành cho gia đình gần hồ Khovsgol, phía bắc Mông Cổ.

Xin anh hãy kể cho chúng tôi về một trải nghiệm điên rồ hoặc một kỉ niệm đáng nhờ của min khi chụp ảnh ở nước ngoài.

Ồ wow. Thực sự thì có rất nhiều kỉ niệm như thế. Thứ tôi có nhiều nhất sau những chuyến đi chính là những kỉ niệm đáng nhớ. Nhưng kỉ niệm gần đây mà vẫn cứ nhớ tới bây giờ chính là chuyến đi tới Mông Cổ. Tôi đã có cơ hội được cưỡi ngựa qua các khu rừng taiga ở phía bắc và sống trong những túp lều và nhà gỗ tạm bợ ở giữa một thung lũng xanh khuất nẻo gần khu vực biên giới với Xi-bê-ri cùng với một nhóm người chăn tuần lộc. Chúng tôi ngủ trong những tấm ván gỗ với những chiếc chăn mỏng và phải dùng củi nhóm chiếc lò đặt ở giữa lều để sưởi ấm. Chúng tôi tắm trên những dòng sông do tuyết trên các đỉnh núi tan chảy tạo thành. Những con chó chạy qua các cánh đồng trong khi những con tuần lộc và ngụa đang nhìn về phía chân trời. Hoa dại mọc ở khắp mọi nới. Tôi đã tới rất gần với thiên đường mà tôi hằng mơ ước được tới.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/1.4, 35 mm, 1/2500 giây, ISO 250
Một chàng trai trẻ cưỡi ngựa lúc xế chiều trên thảo nguyên rộng lớn ở phía bắc Mông Cổ.

Nghê thuật chụp ảnh du lịch là một trong những chủ đề về nhiếp ảnh được tim kiếm nhiều nhất và như chúng ta biết thì có rất nhiều người muốn trở thành nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch. Theo anh, họ cần phải có những gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch chuyên nghiệp?

Tôi thường tự hỏi mình là làm thế nào tôi mà tôi lại trở thành một nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch chuyên nghiệp, đặc biệt là vì tôi không nghĩ rằng những bức ảnh của mình phù hợp với những gì người ta thường nghĩ về sản phẩm của một nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch - thường tối, trầm buồn và thô cứng hơn cũng như thường khó hơn để người xem có thể đọc được thông điệp mà người nhiếp ảnh gia thực sự muốn truyền tải. Tôi đến với nhiếp ảnh với nền tảng thiên nhiều về phim tài liệu và mĩ thuật nên có thể những gì tôi được học dã tạo cho tôi sự khác biệt so với phần còn lại.

Lời khuyên của tôi dành cho những ai muốn theo đuổi nghệ thuật chụp ảnh du lịch chính là: xách ba lô lên và đi. Bằng bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy mình có thể. Tiết kiệm tiền. Đi du lịch thôi. Đừng mang quá nhiều đồ;hãy mang theo những thứ gọn nhẹ và dễ di chuyển. Hãy đặt mình vào những tình huống khó khăn Bỏ nắp ống kính đi và hãy luôn mang theo máy ảnh để sẵn sàng chộp lấy ngay những khoảnh khắc tuyệt vời mỗi khi có thể. Hãy luôn tỏ ra thân thiện, ấm áp và thấu hiểu trong các tình huống khác nhau. Không có gì tự dưng lại có được đặc biệt là sự ấm áp và hiếu khách của người khác. Hãy cười thật nhiều Và cười. Đây là những hành động bày tỏ thiện chí chung ở tất cả các quốc gia.

Theo anh, một nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch cần có những nhân cách/tính cách nào?

Bạn cần phải có khả năng tìm ra sự thoải mái trong những tình huống không thoải mái. Không ai thích một người hay phàn nàn kể cả khi mọi thứ dường như có vẻ rất không khả quan. Hãy cứ cười to và đón nhận nó. Cười. Nói “đúng” với mọi thứ, cười và nhận sự trợ giúp khi nào bạn cảm thấy sắp gục ngã.

Chụp với máy EOS 6D Mark II, ống kính EF 35 mm f/1.4L II USM, f/5.1, 35 mm, 1/200 giây, ISO 200
Tập yoga buổi sáng dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ gần hồ Hoàn Kiếm, trung tâm thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Việc tìm hiểu thêm những kiến thức nền về các thể loại nhiếp ảnh khác có giúp ích gì cho nhiếp ảnh gia không?

Tôi nghĩ rằng chính vì những điều này đã giúp tôi tạo ra sự khác biệt so với các nhiếp ảnh gia khác. Trong các lĩnh vực như nhiếp ảnh, nghệ thuật, chính trị hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, chúng ta thường có xu hướng chơi với những người có cùng quan điểm và ý tưởng. Việc này giống như chúng ta đang ở trong một căn phòng có độ vang tốt và làm như vậy sẽ tạo ra ngay một phản ứng dây chuyền khi các ý tưởng và hình ảnh sẽ được truyền đi rồi phản hồi lại, phản hồi lại và phản hồi lại. Hãy thoát ra khỏi đó Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch, đừng dành cả ngày chỉ để tìm hiểu về nghệ thuật chụp ảnh du lịch. Hãy ngắm các bức tranh, nghe những bản nhạc lạ và đọc các truyện khoa học viễn tưởng. Hãy tìm hiểu những thứ đối ngược hoàn toàn với những gì bạn muốn làm và khám phá ra những sự kết nối trong vấn đề này.

Xin anh cho biết về những thử thách mà các nhiếp ảnh gia có thể sẽ gặp phải khi tác nghiệp?

Phải nói rằng nghề này đang có quá nhiều người tham gia và công việc thì cũng không được thuận lợi như trước nhưng tôi nghĩ điều này cũng không hoàn toàn đúng. Nếu thế thì chẳng khác nào ta nhìn mọi thứ theo hướng hoàn toàn tiêu cực. Thử thách lớn mà tôi gặp chỉ đơn giản là việc liên tục phải sống xa nhà. Thử thách nằm ở chỗ làm thế nào để duy trì các mối quan hệ khi bạn cảm thấy không có lí do gì để duy trì trong phần lớn thời gian.

Chụp với máy Canon EOS 5D Mark IV, ống kính EF35 mm f/1.4L II USM, f/5, 35 mm 1/3200 giây, ISO 400
Một chàng trai trẻ Myanmar đang đi dọc một con đường đầy màu sắc ở trung tâm Yangon, Myanmar.

Theo anh, các mạng xã hội như Instagram và Facebook hỗ trợ được gì trong việc đưa hình ảnh của anh tới gần hơn với công chúng?

Tôi không quá quan tâm tới những mạng xã hội này. Tôi không có tài khoản Facebook và thực sự không hoạt động thường xuyên trên Instagram để thực hiện theo các tiêu chuẩn nhất định về nghệ thuật nhiếp ảnh. Tôi thích Instagram, Twitter và các mạng xã hội tương tự. Đây là những công cụ rất quan trọng để tìm việc nhưng đồng thời chúng cũng làm ta tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Tôi thích đi ra ngoài hơn.

Anh đã từng bao giờ nhận được việc thông qua những mạng xã hội này chưa?

Có, tôi có nhận được một hoặc hai việc từ các trang mạng xã hội nhưng thực sự là không đáng kể. Tôi vẫn thường nhận được việc thông qua các mối quan hệ giữa những người trong nghề. Mọi người thường truyền tai nhau về tên và khả năng của tôi. Và thông qua các gói bưu phẩm có địa chỉ cũng như các cuộc gặp trực tiếp khi tôi còn ở New York, Hong Kong hoặc bất cứ thành phố lớn nào. Cũng không có gì là không tốt khi nghĩ rằng các biên tập viên đang bỏ thời gian để tìm kiếm Next Big Thing trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng tôi lại nghĩ rằng hầu hết trong số họ đều quá bận mà không thể thử sức trong một lĩnh vực đang trở nên ngày càng phức tạp, đa dạng và thiếu nhân lực. Chúng ta bị quá ám ảnh với like, retweet và sự lan truyền nhanh. Đó không phải là những thước đo giá trị của bản thân chúng ta với tư cách là những con người hoặc các nhiếp ảnh gia.

Việc online thường xuyên trên nhiều phương tiện, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội, có ý nghĩa rất quan trọng trong thời điểm hiện tại. Ngày càng có nhiều cách để thể hiện nghệ thuật nhiếp ảnh và sẽ là một điều ngu ngốc nếu không thử cố gắng khai thác một số. Tôi nghĩ vấn đề nảy sinh khi chúng ta bắt đầu chú ý tới những người theo dõi mình nhiều hơn những tác phẩm mà mình tạo ra. Chúng ta đang ở trong một thời đại của sự chia sẻ hoàn toàn nhưng với cá nhân tôi, tôi vẫn thích có những bí mật hiện hữu trong cuộc sống của mình.

Cuối cùng, anh có mẹo hay lời khuyên nào dành cho những người đang có ý định trở thành nhiếp ảnh gia chụp ảnh du lịch không?

Đừng dành hết tiền cho máy ảnh và các thiết bị kèm theo. Bạn hãy dành một ít cho vé máy bay, tàu hỏa và ô tô. Và các khách sạn. Tiêm chủng, thức ăn sạch và diệt côn trùng Đừng quên mang theo một chiếc túi cầm chắc chắn và một số đôi dày đi dễ chịu.

 

Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!

 

 

Hồ sơ nhiếp ảnh gia

Aaron Joel Santos

Aaron Joel Santos là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh cho các bài xã luận và chụp ảnh du lịch đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý hiện đang sinh sống ở Đông Nam Á Anh thường làm việc với các công ty, hãng, báo, tạp chí hàng đầu trên thế giới bao gồm The New York Times, The Wall Street Journal, Vice, TIME, Smithsonian, Travel + Leisure Southeast Asia và nhiều tên tuổi khác. Aaron Joel Santos có sở thích đi du lịch vòng quanh thế giới và sưu tập máy ảnh phim, sách, hộp gỗ cũ và tìm hiểu về nghệ thuật thức thần của những năm 60.

www.aaronjoelsantos.com
archive.aaronjoelsantos.com

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi