Tết trung thu: Xử lý ánh sáng yếu
EOS 1000D, ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II, f/4, 55mm, 1/13, ISO200 bởi Jorge Cancela
Hàng lồng đèn với hình ngược sáng
Nối tiếp chuỗi mẹo chụp ảnh trung thu, dưới đây là bí quyết xử lý ánh sáng yếu vì đây sẽ là vấn đề bạn gặp phải khi chụp những lễ hội chủ yếu diễn ra vào buổi tối. Bốn mẹo này sẽ làm hành trang cho bạn chụp ảnh đêm trung thu như một chuyên gia.
EOS 5D Mark II, ống kính EF50mm f/1.2L USM, f/1.2, 50mm, 1/125, ISO800
Khách quen tại quán bán đèn lồng ở phố người Hoa
Mẹo #1 - KHÔNG DÙNG TOÀN BỘ ĐÈN FLASH
Rõ ràng đối với mọi nhiếp ảnh gia dày dặn kinh nghiệm, không phải tình huống nào dùng đèn flash cũng đều có lợi cho bạn. Có nhiều lý do dẫn đến quan điểm này, vi dụ như: bên cạnh làm chủ thể chụp của bạn cảm thấy khó chịu, đèn flash còn có xu hướng chỉ chiếu sáng chủ thể từ mặt trước, làm giảm độ sâu ảnh mà bạn đang cố chụp. Điều này có thể làm tối đen nhiều cảnh xung quanh hoặc bị nằm ngoài vùng lấy nét. Dùng đèn flash khi chụp cảnh rước đèn lồng có thể làm giảm đáng kể vẻ đẹp của khoảnh khắc vì ánh sáng nhân tạo mà bạn đưa vào. Thay vào đó, bạn hãy dùng đèn pin từ điện thoại thông minh để tạo ánh sáng phụ (bạn cần nhờ một người bạn giúp mình làm vậy khi chụp hình).
EOS 5D Mark III, ống kính EF50mm f/1.2L USM, f/1.4, 1/60, 50mm, ISO5000
Một em bé chơi đêm trung thu với đèn lồng giấy truyền thống
Mẹo #2 - Dùng ống kính có tốc độ cao
Trong bài báo số trước của tôi về Tinh thần Trung Thu trên khung ảnh, tôi có nhắc về một chiếc ống kính tốc độ cao với khẩu độ rộng có thể đưa ánh sáng vào nhiều hơn - đây chính xác là điều bạn cần khi chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu. Nhưng hãy cẩn thận với cảnh chụp của mình, vì điều này sẽ tạo độ sâu của trường ảnh ở mức khá nông độ sâu của trường ảnh ở mức khá nông và dễ làm ảnh của bạn ngoài vùng lấy nét. Tôi dùng ống kính EF50mm f/1.2L USM 1.2 và ống kính EF24mm f/1.4L II USM cho những cảnh chụp như thế này.
EOS 5D Mark III, ống kính EF85mm f/1.2L II USM, f/1.2, 85mm, 1/8000, ISO12800
Quán bày bán đủ loại đèn lồng. Những hạt li ti trên ảnh cũng có thể làm nổi bật chiều sâu tấm ảnh một cách thú vị.
Mẹo #3 - Điều chỉnh tăng ISO
ISO càng thấp thì bộ cảm biến máy ảnh càng ít nhạy sáng. ISO thấp sẽ giúp bạn có ánh sáng tái tạo thực tế hơn, nhưng khi ở điều kiện thiếu sáng, thì điều tốt nhất nên làm là điều chỉnh cho chiếc máy nhạy sáng hơn một chút với loại ánh sáng bạn có. Tuy nhiên, khi điều chỉnh ISO cao hơn cũng có cái bất lợi, đó là ảnh bị nhiễu nhiều hơn. Bạn có thể gặp phải tình huống ảnh bị sạn, vì vậy, nếu bạn đang chuẩn bị chụp ảnh phóng to để làm ảnh quảng cáo biển hiệu thì nên tránh kỹ thuật này.
EOS 5D Mark II, ống kính EF50mm f/1.2L USM, f/1.8, 50mm, 1/60, ISO5000
Bé gái cầm trên tay chiếc đèn lồng truyền thống
Mẹo #4 - Giảm tốc độ màn trập
Giảm tốc độ màn trập sẽ giúp màn trập mở lâu hơn, đồng nghĩa với việc ánh sáng vào nhiều hơn. Khá là dễ hiểu, đúng khúng không nào? Chà, không hẳn vậy đâu nhé. Vấn đề ở đây là khi màn trập mở lâu hơn thì bạn sẽ càng thấy độ nhòe chuyển động , cao hơn, nên đây là kỹ thuật phù hợp hơn cả khi bạn chụp ảnh quang cảnh với một chút chuyển động cùng máy ảnh thật ổn định. Nếu bạn sợ tay mình làm rung máy ảnh thì hãy nhớ cầm theo giá đỡ ba chân cho máy nhé!
Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!
Hồ sơ nhiếp ảnh gia
Jana Yar
Jana là nhà sáng lập và sở hữu Ensof Photography, một hãng chuyên cung cấp dịch vụ chụp ảnh công ty. sự kiện và thực phẩm chuyên nghiệp ở Singapore. Tác phẩm của cô đã được trưng bày ở nhiều triển lãm khắp Châu Á và Châu Âu, về vị trí thứ 2 do khán giả bình bầu tại Giải thưởng Nhiếp ảnh KL Malaysia; Giành vị trí thứ 1 tại Off Festival Slovakia; Giải nhì Julia Margaret Cameron giành cho Nữ nhiếp ảnh gia tại cuộc thi WPGA (Anh Quốc) hàng năm; và là thí sinh vào chung kết cuộc thi nhiếp ảnh Renaissance Photography.