Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Một Địa Điểm, Hai Hình Thức: Cảnh Đêm Trừu Tượng - Thanh Bình với Sống Động

2016-07-21
0
2.51 k
Trong bài viết này:

Cảnh thành phố thường được chọn làm đối tượng chụp ảnh đêm, nhưng điều này có nghĩa là cũng khó thêm sự khác biệt vào ảnh của bạn. Vẫn có thể tạo ra ảnh để lại ấn tượng khác biệt đáng kể bằng cách thay đổi kỹ thuật bạn dùng để chụp ảnh, trong khi sử dụng cùng ống kính và chụp cùng địa điểm. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu hai kỹ thuật, một trong hai sẽ tạo ra ảnh có vẻ đẹp yên bình và kỹ thuật kia sẽ tạo ra ảnh có vẻ sống động. (Người trình bày: Kazuo Nakahara)

 

Có được cảm giác yên bình: Tạo ra không khí bình yên, thơ mộng bằng cách biến cảnh đêm thành một rừng vòng tròn bokeh

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/8, 10 giây, EV-0,7)/ ISO 400/ WB: Tungsten light

Trong ví dụ bên trên, tôi lấy nét ở hàng rào trước mặt và làm nhòe cảnh đêm, là đối tượng chính. Khi chụp hai đối tượng cách xa nhau, điều quan trọng là phải cân nhắc sự cân bằng giữa chúng. Một cách để làm như thế là điều chỉnh độ dài tiêu cự của ống kính. 

Sử dụng độ dài tiêu cự tele càng dài sẽ tạo ra hiệu ứng nén càng mạnh, làm cho hậu cảnh càng lớn so với hàng rào. Nếu không điều chỉnh độ dài tiêu cự, bạn có thể không có được sự cân bằng phù hợp như mong muốn chỉ bằng cách thay đổi khoảng cách giữa máy ảnh và hàng rào.

Ngoài ra, đối tượng chính có thể khó nhận ra nếu nó bị nhòe quá mức, do đó bạn nên tìm một giá trị khẩu độ thích hợp mang lại cho bạn mức hiệu ứng bokeh phù hợp. Vì giá trị khẩu độ tối ưu khác nhau tùy vào khoảng cách từ máy ảnh đến hàng rào, hãy tinh chỉnh giá trị khẩu độ sau khi bạn đã cố định bố cục, và kiểm tra kết quả để xác định nên sử dụng số f nào.

Điểm 1: Lấy nét ở hàng rào

Sử dụng lấy nét thủ công (MF) vì tiêu điểm có thể rơi vào hậu cảnh nếu sử dụng AF. Ở đây, môi trường xung quanh tối và không nhìn rõ hàng rào qua khung ngắm, do đó tôi sử dụng chức năng Live View để lấy nét. Cũng lưu ý rằng không thể lấy nét nếu bạn đến quá gần hàng rào.

 

Điểm 2: Chụp vòng đu quay trong một ô hàng rào duy nhất

Tôi điều chỉnh kích cỡ của cả hàng rào và vòng đu quay bằng cách thay đổi độ dài tiêu cự cũng như khoảng cách từ máy ảnh đến hàng rào sao cho có thể chụp vòng đu quay trong một ô hàng rào duy nhất. Ở đây, tôi chọn độ dài tiêu cự là 105mm để làm cho hậu cảnh có vẻ gần máy ảnh hơn.

 

Điểm 3: Chú ý đến kích cỡ của hiệu ứng bokeh

Điều quan trọng là không giảm số f quá mức, vì điều đó có thể làm cho những vật thể ở hậu cảnh bị mất nét đến mức có thể khiến cho hoàn toàn không thể nhận ra chúng. Điều chỉnh giá trị khẩu độ trong khi chụp để tìm mức bokeh phù hợp. Trong ví dụ này, hiệu ứng là lý tưởng nhất ở f/8 với những vật thể ở hậu cảnh vẫn có thể nhận ra được.

f/11

 

f/4

 

Cảm nhận rung động: Di chuyển ống kính để làm cho cảnh đêm tạo ra hiệu ứng hấp dẫn 

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/4, 2 giây, EV-0,3)/ ISO 50/ WB: Tungsten light

Kỹ thuật thứ hai là thêm vẻ sống động cho cảnh đêm bằng cách kết hợp kỹ thuật zoom burst (còn gọi là nhòe khi zoom) và làm nhòe tiêu điểm. Đối tượng trông như thể chúng có sức sống, nhưng vì chúng đứng yên trên thực tế, kỹ thuật này tạo ra hiệu ứng mong muốn bằng thao tác máy ảnh.

Zoom burst là cách tạo ra vệ sáng bằng cách zoom ống kính trong khi cửa trập mở. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này để tạo ra hiệu ứng động như thể đối tượng đang di chuyển về phía máy ảnh. 
Trong khi đó, làm nhòe tiêu điểm là phương pháp làm nhòe tiêu điểm dần dần bằng cách xoay vòng lấy nét trong khi phơi sáng. Cũng có thể sử dụng kỹ thuật này để chụp ảnh pháo hoa nghệ thuật

Vì việc kết hợp kỹ thuật zoom burst và làm nhòe tiêu điểm đòi hỏi bạn phải dùng cả hai tay để điều khiển vòng zoom và vòng lấy nét đồng thời, bạn phải sử dụng chân máy. Để nhả cửa trập, bạn có thể sử dụng chức năng hẹn giờ 2 giây. 

Về thiết lập, nên dùng số f nhỏ hơn để có hiệu ứng nổi bật hơn, nhưng bạn có thể không có thời gian điều chỉnh vòng zoom và vòng lấy nét nếu tốc độ cửa trập quá cao. Trong trường hợp này, bạn có thể giảm độ nhạy sáng ISO để duy trì tốc độ cửa trập ở mức mong muốn. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng kính lọc ND tùy vào cảnh.

Điểm 1: Bố cục trung tâm là hiệu quả nhất đối với hiệu ứng zoom burst

Những vệt sáng luôn hội tụ về tâm khi áp dụng hiệu ứng zoom burst, như thế sẽ có hiệu quả nhất khi áp dụng bố cục trung tâm, đặt đối tượng ở giữa ảnh. Trong ví dụ này, vòng đu quay, là đối tượng chính, được đặt ở giữa.

 

Điểm 2: Cài đặt tốc độ cửa trập đến 2 giây

Nên sử dụng tốc độ cửa trập khoảng 2 đến 3 giây để có thời gian điều chỉnh vòng zoom và vòng lấy nét. Vì tôi đã chọn số f nhỏ để tạo ra hiệu ứng bokeh lớn, tôi giảm độ nhạy sáng ISO xuống ISO 50 để có tốc độ cửa trập là 2 giây.

 

Điểm 3: Điều khiển cả chức năng zoom và lấy nét cùng lúc

Để có được hiệu ứng như minh họa trong ví dụ bên trên, hãy lấy nét ở đối tượng. Nhả cửa trập. Sau đó, dùng một tay xoay vòng zoom về đầu tele, và đồng thời dùng tay kia xoay vòng lấy nét về phía máy ảnh. Bạn cũng có thể xoay các vòng nay theo hướng ngược lại để thay đổi hiệu ứng có được.

 

Hiệu ứng zoom burst và nhòe tiêu điểm

Các ví dụ sau đây cho thấy ảnh có được khi áp dụng riêng lẻ hiệu ứng zoom burst và làm nhòe tiêu điểm. Khi kết hợp, bạn sẽ có được một hiệu ứng như minh họa trong ví dụ bên trên.

Zoom burst

 

Nhòe tiêu điểm

 

 

Kazuo Nakahara

Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.

http://photo-studio9.com/

 

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.

Xuất bản bởi Impress Corporation

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi