Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

[Phần 1] Các Chức Năng của Máy Ảnh Hữu Ích Để Lập Bố Cục

2014-08-07
4
5.5 k
Trong bài viết này:

Bố cục và các chức năng của máy ảnh, mặc dù có vẻ như không liên quan với nhau, trên thực tế lại có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta định nghĩa bố cục là cách cấu tạo của ảnh, thì các chức năng của máy ảnh là những kỹ thuật ẩn để giúp nhấn mạnh không khí hoặc hình ảnh mong muốn của nhiếp ảnh gia. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số tính năng phải biết. (Người soạn: Tatsuya Tanaka Minh họa: Atsushi Matsubara)

Trang: 1 2

Khẩu độ, tốc độ cửa trập và phơi sáng cũng ảnh hưởng đến bố cục của bạn

Các chức năng của máy ảnh chẳng hạn như ’khẩu độ’ và ’tốc độ’ cửa trập đóng vai trò rất quan trọng trong bố cục của ảnh. Ví dụ như, cài đặt khẩu độ ở giá trị khác nhau sẽ làm thay đổi độ sâu trường ảnh (vùng được lấy nét), và ấn tượng sẽ khác nhau tùy vào việc chỉ lấy nét ở một điểm hay toàn bộ ảnh. Đồng thời, tốc độ cửa trập có liên quan trực tiếp với sự khắc họa linh động về một đối tượng đang chuyển động, và bố cục có được sẽ thay đổi tùy vào việc đối tượng có xuất hiện như ’bị đóng băng’ hay không hoặc có tạo ra hiệu ứng nhòe chuyển động hay không. Tương tự, phơi sáng cũng ảnh hưởng đến bố cục ảnh chẳng hạn như khi độ sáng và tông màu được điều chỉnh theo biểu đạt mong muốn. Trong phần sau đây, chúng ta hãy xem xét các tính năng khác nhau của máy ảnh.

Ảnh ngược sáng một chiếc thủy phi cơ. Bằng cách chọn một mức phơi sáng tùy theo điều kiện ngược sáng, bạn có thể có được một biểu đạt low-key với chiếc máy bay xuất hiện trong vùng bóng. Ngược lai, việc điều chỉnh theo độ sáng của thân máy bay sẽ tạo ra một ấn tượng high-key. Nói cách khác, ấn tượng được tạo ra bởi cùng một bố cục sẽ thay đổi với độ sáng biểu đạt của bạn.

Hiệu ứng ‘Khẩu độ’: Ý định nhiếp ảnh khác nhau tùy vùng lấy nét

Điều chỉnh thiết lập khẩu độ

So sánh ba ảnh chụp vỉa hè bên dưới. Vùng có nét khác nhau đáng kể khi khẩu độ được đặt thành giá trị tối đa (f/2.8 trong trường hợp này), hoặc khi nó là f/5.6 hoặc f/11. Ấn tượng được tạo ra bởi ảnh cũng do đó mà thay đổi. Ảnh chụp bông hoa bên dưới là ví dụ về bố cục sử dụng những thay đổi như thế tạo ra bởi khẩu độ. Ở đây, một hiệu ứng nhòe nền lớn được tạo ra để làm nổi bật chủ đề chính, là bông hoa. Tôi sử dụng bố cục ’Quy Tắc Phần Ba’ để thêm tính ổn định và tạo ra ấn tượng mạnh hơn. Ngược lại, để biểu đạt không gian rộng của ảnh phong cảnh, tôi tăng giá trị khẩu độ để lấy nét trên toàn bộ ảnh.

Chỉ có giá trị khẩu độ là thay đổi

f/2.8

f/5.6

f/11

Ví dụ này là sự so sánh hiệu ứng khi giá trị khẩu độ trên một máy ảnh cỡ APS-C được thay đổi. Ở f/2.8, chỉ có một vùng nhỏ được lấy nét, và nền sau bị nhòe. Bằng cách khép khẩu xuống f/5.6 và f/11, một vùng rộng hơn đến tận nền sau sẽ được lấy nét, tạo ra ấn tượng sắc nét.

Hiệu ứng nhòe nền lớn làm nổi bật bông hoa

Nếu bạn muốn tạo ra một tấm ảnh bông hoa ấn tương, hãy tạo sự tương phản giữa các vùng sắc nét và nhòe. Làm như thế sẽ giúp tạo ra một không khí đặc trưng.

Chụp phong cảnh sắc nét toàn bộ

Khi tăng giá trị khẩu độ để tạo ra hiệu ứng nét rộng, ấn tượng có được sẽ có độ phân giải rõ nét cao vì nét được lấy trong toàn bộ ảnh.

Hiệu ứng ’Phơi sáng’: Điều chỉnh độ sáng sẽ làm thay đổi ấn tượng của ảnh

Điều chỉnh thiết lập phơi sáng

Giống như cách phơi sáng tiêu chuẩn thay đổi tùy theo đối tượng, phơi sáng thích hợp cũng khác nhau tùy vào bố cục. Mặc dù có thể chụp một số ảnh với giá trị phơi sáng được máy ảnh tự động tính, cũng có những trường hợp bạn cố ý muốn tạo ra các tấm ảnh quá sáng hoặc thiếu sáng. Trong ảnh chụp núi bên dưới, tôi sử dụng bố cục đường chéo và giảm phơi sáng để tạo ra không khí ấm áp. Trong ảnh hoa hồng ở dưới cùng, tôi chọn một mức phơi sáng cao hơn và một bố cục trung tâm. Làm sáng toàn bộ ảnh sẽ giúp làm nổi bật vẻ trong như pha lê vẻ mềm mại của bông hoa. Như minh họa, ấn tượng của đối tượng và không khí xung quanh thay đổi ở độ sáng khác nhau.

Chỉ có độ sáng là thay đổi

±0EV: Phơi Sáng Tiêu Chuẩn

+1EV: Làm sáng

-1EV: Làm tối

Ảnh chụp cánh đồng có nhà kho cất dụng cụ làm nông. Ở đây, tôi đã điều chỉnh phơi sáng để so sánh. Trong khi có thể chọn các màu sắc và tông màu khác nhau cho cùng một ảnh tùy vào ưu tiên của nhiếp ảnh gia, chúng ta có thể tìm được mức phơi sáng phù hợp với đối tượng để làm cơ sở cân nhắc. Nếu phơi sáng được cài đặt dựa trên ý định biểu đạt của bạn, nó sẽ ảnh hưởng đến bố cục, do đó cũng cần phải chọn một bố cục tùy theo phơi sáng.

Giảm phơi sáng để thể hiện vẻ hùng vĩ của ngọn núi

Ánh nắng rơi lên bề mặt ngọn núi trải dài vào cái hồ tạo thành một sự tương phản mạnh. Ở đây, tôi điều chỉnh phơi sáng dựa trên sườn dốc của ngọn núi ở đó ánh sáng chiếu vào làm tối các vùng trong bóng râm. Kết quả là một bố cục toát ra không khí thanh bình. Các điểm cần lưu ý là tỉ lệ giữa sáng và tối, và cũng lưu ý tỉ lệ của cái hồ, đóng vai trò hỗ trợ. Đối với các trường hợp như thế này, việc chọn một bố cục có thể là khá khó khăn.

Thủ thuật

Hiệu ứng bù phơi sáng có thể thay đổi ngay cả khi bạn sử dụng chế độ tự động phơi sáng khác. Ví dụ ở chế độ Aperture-priority AE, phơi sáng và tốc độ cửa trập được điều chỉnh với giá trị khẩu độ cài đặt sẵn không đổi, do đó những thay đổi chủ yếu được quan sát ở độ sáng. Ngược lai, ở chế độ Shutter-priority AE, giá trị khẩu độ được thay đổi trong khi tốc độ cửa trập cài đặt sẵn không thay đổi, do đó chủ yếu là vùng lấy nét có thay đổi, không chỉ là độ sáng. Trong chụp ảnh phong cảnh, có rất ít trường hợp đối tượng chuyển động, do đó Aperture-priority AE là chế độ được ưa dùng.

Tăng phơi sáng để làm nổi bật cảm giác mềm mại

Bằng cách chụp cận cảnh và chụp nét rộng đóa hoa hồng, bạn có thể tạo ra một biểu đạt hiện thực về bông hoa đồng thời làm tăng cảm giác mềm mại. Để làm như thế, bạn cần chú ý đến màu sắc của bông hoa, và sự chuyển màu của các cánh hoa từ tối đến sáng. Bằng cách thực hiện bù phơi sáng và lập bố cục ảnh với ý định nhiếp ảnh như thế trong đầu, bạn sẽ có thể tạo ra các tác phẩm có mức hoàn hảo cao.

Tatsuya Tanaka

Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi