Vào tháng 2, 2015, Canon thông báo ra mắt hai mẫu máy mới, 'EOS 5DS' và 'EOS 5DS R', cả hai đều có số điểm ảnh cao nhất trong EOS series. Trong loạt bốn bài viết này, tôi sẽ tìm hiểu điểm thu hút của hai chiếc máy ảnh này. (Người chụp: Takashi Mochizuki, Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
EOS 5DS R
Khả Năng Phân Giải Ngoạn Mục, Khắc Họa Chi Tiết Nhỏ
Xuất Độ Phân Giải Cao qua Tính Năng Hủy Hiệu Ứng Bộ Lọc Low-pass
Ngoài số điểm ảnh cực cao, EOS 5DS R còn có khả năng xuất độ phân giải cực cao đến từng chi tiết bằng cách hủy hiệu ứng bộ lọc low-pass. Trong ví dụ này, từng lông mi của đối tượng đều có thể phân biệt được, và hình dạng của những chiếc lá xung quanh cũng được khắc họa chính xác. Chúng minh họa cách có thể chụp được những tấm ảnh sắc nét bằng cách hủy hiệu ứng bộ lọc low-pass. Đồng thời, khả năng tái tạo tăng màu cũng hoàn hảo, như có thể được thấy từ sự chuyển tiếp mượt mà ở tông màu của chiếc áo đầm và da. Chiếc máy ảnh này là lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đặc biệt quan tâm về khả năng phân giải khi chụp ảnh phong cảnh hoặc bên trong các studio.
EOS 5DS R/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 35mm/ Manual exposure (1/15 giây, f/11)/ ISO 400/ WB: Color temperature (5,200K)/ Picture Style: Chi Tiết Nhỏ
Độ Phóng Đại 100%
Nhờ vào số điểm ảnh cực cao, chi tiết không bị nhòe ngay cả khi bạn hiển thị ảnh ở 100%. Mặc dù chụp từ khoảng cách này, tôi ngạc nhiên khi thấy từng sợi lông mi của đối tượng vẫn có thể phân biệt được. Hiệu ứng hủy bộ lọc low-pass mạnh hơn mong đợi.
EOS 5DS
Ảnh Độ Phân Giải Cực Cao Mở Ra một Kỷ Nguyên Mới
Tính Chiều Hướng Dễ Nhận Thấy Được Tái Tạo Bằng Những Điểm Ảnh Nhỏ
Khả năng phân giải được thể hiện bởi EOS 5DS rất cao đối với một mẫu máy có sử dụng bộ lọc low-pass. Ảnh trong ví dụ này được chụp trong một studio với nguồn sáng được kiểm soát ở mức cao. Mặc dù ánh sáng giảm, tôi vẫn ngạc nhiên về cách kết cấu da và các chi tiết nhỏ được tái tạo một cách trung thực. Khả năng phân giải mạnh của chiếc máy ảnh này làm nổi bật các đặc điểm của Picture Style [Fine Detail (Chi Tiết Nhỏ)], nhờ đó đạt được khả năng biểu đạt độc đáo với sự chú trọng rõ ràng vào độ mịn. Mặc dù ánh sáng không nổi, tính chiều hướng được biểu thị nổi bật, nhờ vào các điểm ảnh nhỏ. Tôi chưa từng thấy chất lượng hình ảnh như thế này trước đây trên các máy ảnh EOS hiện hữu.
EOS 5DS/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 170mm/ Manual exposure (1/125 giây, f/8)/ ISO 100/ WB: Color temperature (5,200K)/ Picture Style: Chi Tiết Nhỏ
Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt về độ chi tiết giữa mái tóc giả và tóc thật. Thậm chí lông mặt và độ dày của mascara cũng được tái tạo như thể chúng được quan sát qua kính lúp. Ống kính được sử dụng là EF70-200mm f/2.8L IS II USM, mang lại mức hiệu suất tương đương với sức mạnh của số điểm ảnh cao của chiế máy ảnh này. Đối với ảnh chân dung thời trang, EOS 5DS có thể có lợi thế hơn, vì hiện tượng sai màu và hiệu ứng moire ít có khả năng xuất hiện hơn ở vải quần áo.
Dễ Dàng Tạo Ra Các Hiệu Ứng Tele bằng Chức Năng Crop Shooting
EOS 5DS/ EF200-400mm f/4L IS USM Extender 1.4x/ FL: 329mm/ Aperture-priority AE (1/250 giây, f/4, ±0EV)/ ISO 200/ WB: Auto (Ambience Priority)/ Picture Style: Fine Detail
x1,3→30,5M
x1,6→19,6M
So với ảnh gốc, hiệu ứng của chức năng Crop Shooting trong các thiết lập phóng đại khác nhau là dễ nhận thấy được. Không cần phải nói, tính năng này rất tiện lợi khi bạn gặp khó khăn trong việc đến gần đối tượng. Không chỉ có thế, vì khoảng cách giữa nền sau và đối tượng duy trì không đổi, bạn có thể tiếp tục sử dụng hiệu quả hiệu ứng bokeh đã tạo ra. Ngoài ra, các khu vực ngoại vi dễ bị quang sai sẽ được crop, làm cho nó trở nên hữu ích đối với các ảnh phong cảnh chụp lia. Độ phân giải duy trì ở khoảng 20 megapixel ở chế độ crop 1,6x, do đó hầu như chất lượng hình ảnh không bị giảm.
Bạn có thể thấy được chiếc máy ảnh này cách đối tượng bao xa từ dữ liệu chụp. Việc có thể tái tạo chi tiết ở mức độ này bất kể khoảng cách là nhờ vào số điểm ảnh cao. Những tấm ảnh này được chụp ở chế độ liên tục, nhưng hiệu ứng nhòe ảnh gây ra bởi hiện tượng rung máy là khó nhận ra ngay cả ở tốc độ 1/250 giây, cũng biến nó thành một tính năng linh hoạt, hữu ích để chụp ảnh ngoài trời.
* Bài này được soạn dựa trên một mẫu máy thử nghiệm. Các khía cạnh chẳng hạn như hình thức và chất lượng hình ảnh có thể hơi khác với sản phẩm thực tế.
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).