Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Chụp hình ngôi sao: Phía sau ống kính của Kevin Ou

2016-10-14
2
2.08 k
Trong bài viết này:

Anh ấy làm việc với những ngôi sao lừng danh như Elijah Wood, 50 Cent, Snoop Dog và nhiều tên tuổi khác nữa, thế nhưng, cái duyên đưa anh đến thế giới nhiếp ảnh thương mại lại không phải vì những ánh hào quang đó. Chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu thêm một chút về nhiếp ảnh gia, đồng thời là một doanh nhân, Kevin Ou.

Để bắt đầu, xin anh cho biết sao anh bước chân vào ngành nhiếp ảnh?

Tôi bước chân vào ngành này là do vô tình. Năm 17 tuổi, khi đang theo học Truyền thông Đại chúng, tôi và nhóm bạn của mình vì lý do gì đó mà đã không vào được khóa học Nhiếp ảnh. Có thể là do chần chừ, mà cũng có thể là do thiếu kỹ năng. Nhưng hồi đó tôi khá là "cay" chuyện này. Một trong những tính cách khá kỳ cục của tôi là nếu bạn nói "KHÔNG" với tôi, thì tôi sẽ làm tất cả những điều mình có thể làm để chứng minh là bạn sai. Chính điều đó đã cho tôi động lực và đam mê, quyết tâm hiểu cho bằng được và trở nên nổi trội trong ngành nhiếp ảnh.

Quá trình học hỏi của anh diễn ra như thế nào? Anh có theo học chính quy hay không, hay anh tự mày mò học hỏi?

Trong những năm mới chập chững học nhiếp ảnh, phần lớn kiến thức tôi biết đều là do tự học hỏi. Ngày đó chưa hề có YouTube, nên tôi mua và đọc nghiến ngấu đủ loại tạp chí về nhiếp ảnh mà tôi có thể tìm được. Tôi lĩnh hội mọi điều trong khả năng của mình và chủ động thực nghiệm, chụp hình không ngơi tay. Tôi đặt ra cả triệu câu hỏi và nhờ nhiều người bạn cùng các nhiếp ảnh gia - những người đủ tốt bụng để ráng trả lời các câu hỏi không hồi kết của tôi.

Trong tất cả các thể loại nhiếp ảnh, thì có lý do gì cụ thể khiến anh chọn tập trung vào chụp ảnh thương mại và người nổi tiếng không?

Trong nhiếp ảnh, tôi luôn ham thích lĩnh vực vẽ chân dung tính cách nhân vật và hình ảnh người nổi tiếng. Tôi thích hiểu sâu hơn về một người nào đó, những gì mà bạn không thể nhìn thấy trên những quyển tạp chí hay trong những bộ phim. Khi không lên sóng nữa thì cá tính của họ rất khác biệt. Tôi rất tò mò với nhiều loại tính cách và trải nghiệm con người khác nhau, và những người nổi tiếng thì chắc chắn có khá nhiều cá tính và trải nghiệm tuyệt vời đó. Một người nổi tiếng có thể dễ dàng thể hiện những cảnh chụp hoặc cảnh quay mang tính quảng cáo, thương mại nhiều hơn. Tôi có sở trường trong việc chỉ đạo mọi người và "lôi" được cái vẻ ngoài và cá tính ra khỏi một hình ảnh. Kỹ năng này rất phù hợp với công việc thương mại và cả thể loại trực quan động nữa.

Khi bước chân vào ngành này thì những ai là người hùng nhiếp ảnh của anh?

Người hùng trong ngành nhiếp ảnh của tôi từ ngày tôi mới bước chân vào ngành này cho tới nay vẫn luôn là người hùng trong tôi. Tôi yêu David LaChapelle vì những màu sắc, cảnh dựng và ý tưởng tuyệt vời của anh ấy. Guy Bourdin thì có khả năng dẫn chuyện tuyệt vời trong các bức ảnh của mình khi thể hiện cảnh gợi cảm bên lề. Richard Avedon có kỹ năng tuyệt vời trong việc bộc lộ tính cách nguyên sơ của con người qua một tấm ảnh. Steven Klein và Steven Meisel lại biến nhiếp ảnh thời trang trở nên thật đơn giản. Mert và Marcus có khả năng phối hợp hoàn hảo giữa màu sắc và tâm trạng. Ý tưởng và ý niệm của Nick Knight tận dụng toàn bộ công cụ số ngày nay. Còn có nhiều người khác nữa, nhưng đây là một ý tưởng để cho thấy những người đã khơi nguồn cảm hứng trong tôi.

Đâu là dự án thương mại đầu tiên của anh? Trải nghiệm khi đó như thế nào?

Con đường tới nhiếp ảnh chuyên nghiệp của tôi đã bước qua rất nhiều buổi chụp hình sự kiện và đám cưới. Những kinh nghiệm đó giúp tôi hiểu hơn về máy ảnh và thiết bị của mình. Buổi chụp hình thương mại LỚN đầu tiên của tôi là một chiến dịch quảng cáo cấp quốc gia cho buổi ra mắt xe thể thao Ford GT40. Thời gian diễn ra chiến dịch này cũng là khi phim ảnh bắt đầu chuyển sang kỹ thuật số và khi đó, tôi vẫn đang theo học ở Trung tâm Nghệ thuật Cao Đẳng Thiết kế ở California. Khi đó, tôi đã sắn sàng và rất nóng lòng muốn chụp vì tôi cảm thấy đây chính là cơ hội của mình. Tôi chụp kết hợp các ảnh 8x10 với chiếc máy ảnh số Canon D30 đầu tiên. Trải nghiệm đó thực sự rất hứng thú. Được ở trong một cảnh dựng lớn cùng với sự giúp đỡ của bạn học (trợ tá) cũng là một nguồn động lực giúp tôi tự tin hơn. Chắc chắn là có rất nhiều điều khiến tôi lo sợ trong suốt buổi chụp, nhưng tôi tự nhủ bản thân mình là tôi phải cố gắng hết sức và xử lý trực tiếp mọi khó khăn. Đó vẫn là một trong những buổi chụp yêu thích của tôi dù 20 năm đã qua đi.

Đâu là những thử thách lớn nhất mà anh phải đối mặt khi chụp hình?

Trong buổi chụp thì thiết bị và phụ kiện vẫn luôn là những thách thức lớn nhất mà tôi phải đối mặt. Tôi rất thích các phụ kiện và luôn muốn thử những điều mới mẻ. Điều này có nghĩa là trong buổi chụp, luôn có một điều gì đó khiến tôi thấy hào hứng và thú vị, như kiểu con trẻ có đồ chơi mới để chơi vậy. Một kẻ ham công nghệ cao như tôi luôn thích thử nghiệm và điều này khiến tôi liên tục phải tìm cách xử lý các vấn đề trong các buổi chụp. Nếu bạn luôn trong tâm thế đón nhận sự cố dự kiến có thể xảy ra khi chụp hình, thì bạn sẽ không bao giờ bị lúng túng khi sự cố xảy ra thật.

Làm sao anh có được ý tưởng cho các buổi chụp của mình? Quá trình sáng tạo của anh diễn ra như thế nào?

Quá trình sáng tạo của tôi khá là đơn giản. Tôi nghiên cứu từ A đến Z chủ đề hoặc ý niệm, và rồi sự sáng tạo cứ thế thành hình trong quá trình đó. Trước kia, tôi thường dùng tạp chí và sách vở, nhưng với thời đại ngày nay thì tôi chuyển sang Google và Pinterest. Tôi bắt đầu với một khái niệm mập mờ về một ý tưởng nào đó, và nó dần thành hình rõ ràng khi tôi nghiên cứu sâu hơn. Tôi thích phương thức có tổ chức này vì như vậy, tôi thấy mình cởi mở với mọi ý tưởng và tôi cố gắng không để định kiến ràng buộc, co hẹp mình.

Anh đã làm việc với nhiều ngôi sao tên tuổi, một điều mà không phải ai trong chúng tôi cũng có thể nói được. Anh có thể chia sẻ cho chúng tôi những buổi chụp yêu thích của mình được không?

Tôi đã có rất nhiều buổi chụp mà mình thấy rất tâm đắc, nhưng một trong những buổi chụp đáng nhớ nhất là với nhóm 50 Cent ở Las Vegas. Bữa tiệc sau buổi chụp hình diễn ra ở căn penthouse của khách sạn Palms, ở đó có một cái hồ bơi dài 30 m kéo dài từ phòng khách ra đến bên hiên tòa nhà. Đó cũng là buổi chụp hình thực sự tuyệt vời cho ảo thuật gia Criss Angel tại biệt thự của ông ấy. Trong căn biệt thự có rất nhiều khu vực ẩn giấu và trên hết, đây là một trong những căn nhà đẹp nhất mà tôi từng thấy trong cả đời mình. Ồ, và ông ấy còn đi bằng hai chân trên mặt nước hồ bơi của mình nữa -- nhưng câu chuyện đó tôi sẽ để dành để kể sau.

Đã bao giờ anh ở trong tình huống mà những thị hiếu cá nhân không hề hợp với tầm nhìn của khách hàng chưa? Nếu có thì anh tìm biện pháp khắc phục ra sao?

Chắc chắn là tôi đã từng gặp phải những tình huống mà thị hiếu cá nhân không hợp với khách hàng, nhưng tôi cũng phải nhớ rằng ai là người trả tiền cho buổi chụp. Trong những lúc đó, tôi phải kiểm soát cái tôi của mình để tìm được một cơ sở mà cả khách hàng và tôi đều ưng ý. Trong hầu hết mọi lần, chính cái tôi của nhiếp ảnh gia là điều khiến họ gặp rắc rối. Với tôi, không phải lúc nào tôi cũng có thể dễ dàng xử lý được việc đó, nhưng tôi cố gắng giữ trong mình một quan điểm về vấn đề đó. Đó là mọi người đều có chung một mục đích làm sao để tấm hình đẹp nhất có thể, nên bạn chỉ cần phải nhắc nhở bản thân mình rằng mình đang trong cùng một đội, ngay cả khi bạn không đồng ý với một số yếu tố khác.

Không nhắc tới chuyện tiền công, thì điều gì khiến anh cảm thấy xứng đáng nhất khi làm một nhiếp ảnh gia thương mại?

Điều mà tôi yêu thích nhất khi làm nhiếp ảnh gia đó là: không có ngày nào giống ngày nào cả. Sự đa dạng trong tình huống công việc khá hợp với bản chất "quá hiếu động" trong tôi. Ngày nào tôi cũng đều có cơ hội xử trí các tình huống khác nhau, và đơn giản là tôi thích đương đầu với thách thức. Tôi cảm thấy thoải mái nhất là khi được làm việc trong một cảnh dựng lớn cùng đội nhóm hùng hậu.

So với các thể loại nhiếp ảnh khác thì nhiếp ảnh thương mại & chụp hình người nổi tiếng có yêu cầu kỹ năng nào khác biệt không?

Chắc chắn là mỗi thể loại nhiếp ảnh đều cần phải có những kỹ năng riêng. Trong lĩnh vực chuyên chụp ảnh người nổi tiếng của tôi, bạn rất cần phải hiểu tâm lý con người. Bạn gặp chủ thể chụp khi họ còn là người xa lạ, và họ không tự nhiên mà cởi mở với bạn -- bạn phải tìm cách xử lý vấn đề đó. Bạn cần phải kiên nhẫn và có tầm nhìn để có thể khiến họ bộc lộ những điều ẩn giấu bên trong. Trong nhiếp ảnh thương mại, bạn phải học cách làm việc không ngừng nghỉ với khách hàng. Công việc thương mại luôn được thực hiện theo nhóm, nên bạn phải học cách làm việc với tinh thần thành viên nhóm. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết rằng không phải lúc nào nhóm cũng làm theo ý tưởng của bạn, và để có được lòng tin, bạn phải nỗ lực để đạt được sự tin tưởng đó.

Trong nhiếp ảnh thương mại thì có sự hạn chế gì không?

Khi nhắc tới nhiếp ảnh thương mại thì luôn có điều hạn chế. Thường thì đó chính là vấn đề tài chính, hoặc vấn đề khi không có được địa điểm phù hợp, thiết bị phù hợp hoặc một đội nhóm đầy đủ. Bên cạnh đó còn có hạn chế về thời tiết nằm ngoài khả năng của bạn, nhưng bạn luôn có thể chuẩn bị cho kế hoạch thời tiết bất ngờ đổ mưa, ẩm ướt. LUÔN có hạn chế theo một hình thức nào đó, nhưng một nhiếp ảnh gia thành công là người có thể đủ điềm tĩnh và thực tế để tìm được giải pháp bất kể vấn đề là gì.

Anh là người đồng sáng lập thương hiệu Căn nhà + Cuộc sống Hiện đại. Xin anh chia sẻ đôi điều về nguồn cảm hứng của anh khi sáng lập.

{t1}Bên cạnh nghề nhiếp ảnh gia, tôi còn là một doanh nhân nữa. Trong thời gian làm việc ở Hollywood với tư cách là nhiếp ảnh gia chụp ảnh người nổi tiếng, tôi đã có cơ hội gặp nhiều doanh nhân và từ đó, tôi đã hợp tác với họ. Tôi đồng sáng lập thương hiệu Căn nhà + Cuộc sống Hiện đại với hai đối tác khác có cùng chung niềm tin rằng công chúng quan tâm và tò mò về phong cách sống của những người giàu có và nổi tiếng. Hầu hết các tạp chí và chương trình truyền hình hiện tại đều tập trung vào người nổi tiếng, nhưng lại không mấy chú ý đến thiết kế nội thất, sản phẩm và những người thiết kế làm nên sản phẩm đó. Nên nhiệm vụ của chúng tôi là thể hiện những ngôi sao nàynhiều sản phẩm khác nhau. Đây chính là chiếc cầu nối giữa các bên quảng cáo và những người nổi tiếng, tạo nên một bản thể duy nhất mà thị trường đại chúng muốn biết.

Công việc này cuối cùng lại trở thành một công cuộc hợp tác làm ăn tuyệt vời vì tôi vẫn có thể đi chụp hình và giữ mối liên hệ của mình với thế giới sáng tạo, đồng thời vẫn có thể kinh doanh chút ít như một thương nhân. Công việc này khá thú vị vì tôi có cơ hội nhìn sâu hơn chút vào thế giới riêng của những người nổi tiếng. Những người nổi tiếng thường ít khi "diễn" khi ở nhà, mà trái lại, họ "thật" hơn - họ nồng hậu hơn và "người thật" hơn.

Có rất nhiều nhiếp ảnh gia giỏi ngoài kia không thể làm được như vậy, làm sao một người lại có thể tự xây dựng sự nghiệp trong ngành nhiếp ảnh và khiến tên tuổi mình trở nên nổi danh như vậy?

Tôi được nuôi dưỡng trong thị trường nhiếp ảnh gia ở Los Angeles. Nơi đây có hơn 50.000 nhiếp ảnh gia tuyệt vời khác, nên cách duy nhất để trở nên nổi bật là tự tiếp thị bản thân mình theo mọi cách có thể. Trong một thị trường lớn như vậy thì mức độ chen lấn cạnh tranh là vô cùng cao. Mọi người nói rằng, nếu bạn có thể thành công ở LA, New York hay Paris, thì bạn có thể đứng vững ở mọi nơi. Theo tôi, mọi người nói thế có nghĩa là nếu bạn có thể thể hiện sự mãnh liệt và khát khao vươn tới thành công bằng cách xây dựng thương hiệu bản thân ở những thị trường này, thì bạn chắc chắn có thể gây ấn tượng, đặc biệt là ở những thị trường nhỏ hơn.

Với thời đại công nghệ ngày nay, việc quảng cáo và phân phối thành phẩm của bạn lại càng dễ dàng hơn. Có nhiều nền tảng miễn phí để bạn quảng bá cho tên tuổi của mình. Ngày nay, có tới hàng tấn nhiếp ảnh gia Instagram "nổi tiếng" có thể có thu nhập còn cao hơn cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cuộc chơi trong ngành nhiếp ảnh đã thay đổi do Internet, do vậy, bạn phải thích nghi nếu muốn thành công.

Cuối cùng, anh có lời khuyên gì cho những nhiếp ảnh gia mới vào nghề đang muốn bước chân vào thế giới thương mại không?

Tôi từng một lần đọc được một câu thế này: "Bạn đang làm hết sức hay bạn đang làm bằng mọi giá?"

Đây là cách tôi tiếp cận để trở thành một nhiếp ảnh gia thành công. Nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề sẽ làm hết sức mình, nhưng có cả ngàn người khác cũng như họ. Cách tiếp cận của tôi là làm "bằng mọi giá". Điều này có nghĩa là cố gắng trên mọi bước đường có thể để dẫn tới thành công. Một vài người thành công trên một nền tảng nhất định, trong khi một số người khác lại làm cho các hãng truyền thống. Mọi người đều có định nghĩa khác nhau về sự thành công. Một khi bạn đã hiểu mình đang tìm kiếm điều gì, thì khi đó bạn có thể tìm được cách tốt nhất để biến điều đó thành hiện thực. Bất kể kết quả ra sao, bạn không bao giờ được bỏ cuộc. Nhiếp ảnh và cuộc sống khá giống nhau. Vấp ngã 7 lần, thì bạn vẫn tiếp tục đứng dậy lần thứ 8! Hãy tiến lên và tạo dấu ấn cho chính mình! Đừng bao giờ bỏ cuộc.

 

 

Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!

 

Kevin Ou
Hồ sơ tác giả

Kevin Ou là một nhiếp ảnh gia sống và làm việc ở Los Angeles và Singapore, chuyên chụp ảnh chân dung người nổi tiếng và ảnh quảng cáo. Anh đã giành vô số giải thưởng nhiếp ảnh bao gồm Giải thưởng Quốc gia APA, Giải Bức ảnh Quốc tế và Giải thưởng Bức ảnh Mỹ (Hình ảnh của năm). Kevin cũng là nhà đồng sáng lập thương hiệu Căn nhà + Cuộc sống Hiện đại, The Lumenere Group và Catlyst/TV.
Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi