Cách sử dụng đèn Speedlite: Cân bằng đèn flash trong môi trường ánh sáng yếu
Khi chụp ảnh thiếu sáng, nhiều nhiếp ảnh gia tránh sử dụng đèn flash, thay vào đó họ thường tăng cài đặt ISO trên máy ảnh của họ. Lý do có thể là do những trải nghiệm trước đây với đèn flash tạo ra những hình ảnh có ánh sáng chói và không tự nhiên khiến đối tượng chụp bị mờ nhạt, hoặc có thể những nhiếp ảnh gia này có quan niệm sai lầm rằng đèn flash rất khó thao tác.
Nghe có vẻ quá tốt để coi là thật, nhưng không khó để chụp ảnh đẹp với đèn flash trong các hoàn cảnh ánh sáng yếu. Tất cả những gì bạn cần là cân bằng hiệu suất đèn flash với chế độ phơi sáng xung quanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nhiều cách thực hiện khác nhau với đèn Speedlite.
Hiểu về phơi sáng
EOS 5D Mark IV, EF24-70mm f/4L IS USM, f/8, ISO 100, 1/15s, 70mm. Ánh sáng flash cân bằng với môi trường xung quanh.
Đối với các nhiếp ảnh gia sử dụng chế độ tự động (Chương trình) hoặc bán tự động (ưu tiên Khẩu độ hoặc Màn trập), máy ảnh sẽ xác định độ phơi sáng tốt nhất cho bạn. Vì vậy, khi ống kính của bạn tập trung vào đối tượng chụp thì có thể đánh giá khoảng cách từ đối tượng đến máy ảnh và chia sẻ thông tin này với Speedlite. Sau đó đèn flash sẽ đưa ra lượng ánh sáng phù hợp cho đối tượng chụp theo chế độ cài đặt phơi sáng. Thông thường, ánh sáng từ đèn flash trông gay gắt và không chân thật.
Để tránh điều này, chúng ta cần điều chỉnh phơi sáng cho nền và sau đó cân bằng công suất đèn flash để tạo ra một bức ảnh trông tự nhiên.
Sử dụng chế độ thủ công
EOS 5D Mark IV, EF24-70mm f/4L IS USM, f/8, ISO 100, 1/15s, 70mm. Không sử dụng đèn flash.
Một cách để cân bằng công suất đèn flash của bạn là sử dụng chế độ thủ công (M) và làm theo các bước dưới đây:
-
Đọc chỉ số phơi sáng cho nền bằng cách lấy nét vào nền và điều chỉnh tốc độ màn trập và khẩu độ, khi cần thiết.
-
Đặt chế độ đo sáng thành Đánh giá. Thao tác này sẽ hướng dẫn máy ảnh và đèn flash phối hợp với nhau để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất có thể chiếu sáng đối tượng chụp, có tính đến ánh sáng xung quanh.
-
Đặt Speedlite của bạn vào chế độ E-TTL, đặt đối tượng chụp trong khung hình và chụp ảnh.
EOS 5D Mark IV, EF24-70mm f/4L IS USM, f/8, ISO 100, 1/60, 70mm. Đèn flash hướng về đối tượng chụp.
Nếu bạn có Speedlite EL-1, tính năng micro flash sẽ hoạt động ở công suất 1/8192, đảm bảo bạn chỉ cần thêm một chút ánh sáng để làm cho đối tượng chụp trông sống động hơn.
Sử dụng khóa phơi sáng flash (FE-L)
Có thể có những tình huống mà bộ phận đo chỉ số của máy ảnh bị đánh lừa bởi môi trường xung quanh, điều này sẽ khiến đèn flash bị quá mức hoặc dưới mức, làm cho đối tượng chụp trông quá sáng hoặc tối. Điều này thường xảy ra nếu bạn chụp lại ảnh sau khi lấy nét vào đối tượng chụp.
Đây là thời điểm tính năng Khóa phơi sáng flash (FE-L) phát huy tác dụng. Sau khi bạn đã tập trung vào đối tượng chụp, hãy nhấn nút FE-L. Thao tác này làm tắt đèn flash, để máy ảnh đo chỉ số và tính toán cài đặt đèn flash tốt nhất cho bức ảnh. Chỉ số này được duy trì trong 16 giây và trong khoảng thời gian này, bạn có thể bố trí lại cho bức ảnh của mình và chụp ảnh với cài đặt chế độ đèn flash gần nhất.
Cân bằng E-TTL
Các nhiếp ảnh gia sử dụng EOS-1DX Mark III, R5 hoặc R6 sẽ có thể kích hoạt chế độ Cân bằng E-TTL khi đèn flash được gỡ ra khỏi máy ảnh. Trong menu của máy ảnh, cài đặt điều khiển đèn flash bên ngoài sẽ hiển thị các tùy chọn Standard (Tiêu chuẩn), Ambient Priority (Ưu tiên ánh sáng xung quanh) và Flash Priority (Ưu tiên đèn flash).
Tùy chọn Ambient Priority (Ưu tiên ánh sáng xung quanh) sẽ giúp các nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh đẹp hơn. Máy ảnh sẽ ưu tiên các điều kiện sử dụng ánh sáng xung quanh và kiểm soát đèn flash để duy trì vẻ đẹp tự nhiên hơn từ Speedlite.
Tất cả những thuật ngữ này nghe có vẻ khó, nhưng khi bạn đã nắm vững những điều cơ bản, bạn có thể sử dụng Speedlite một cách dễ dàng. Sau khi bạn học được cách áp dụng thì không có điều kiện ánh sáng nào sẽ cản trở bạn chụp ảnh, vì bạn có thể kiểm soát đèn flash. Sau tất cả thì nhiếp ảnh cũng là nghệ thuật vẽ tranh bằng ánh sáng, đúng không?
Các bài viết tương tự: