Luật Tương Hoán Trong Chế Độ Chụp Ảnh Thủ Công
Chuyển từ chế độ Tự động sang chế độ Thủ công có thể không phải là một trải nghiệm thoải mái, đặc biết nếu bạn không nắm chắc tất cả chức năng liên quan đến mỗi cài đặt phơi sáng. Với việc giải thích khái niệm luật tương hoán trong chế độ Chụp ảnh bằng tay, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn thành thạo mối quan hệ bù trừ giữa ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ và áp dụng nó trong các buổi chụp ảnh hàng ngày một cách nhuần nhuyễn. Để nhớ lại khái niệm tam giác phơi sáng, đầu tiên hãy tìm hiểu ba cài đặt quan trọng có sẵn.
Khẩu độ
Khẩu độ được đinh nghĩa là độ mở của ống kính máy ảnh nơi ánh sáng đi vào. Khẩu độ lớn sẽ tạo ra những bức ảnh có độ sâu trường ảnh nông hơn, màu sắc mờ hơn và cho phép tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn (ví dụ như ở bên trái). Khẩu độ nhỏ hơn sẽ cho phép chụp ít ánh sáng hơn, màu sắc rõ hơn và độ sâu trường ảnh sâu hơn.
Tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập chỉ tốc độ màn trập máy ảnh đóng lại khi chụp ảnh. Tốc độ màn trập chậm cho phép chụp nhiều ánh sáng hơn, từ đó giúp bức ảnh sáng hơn nhưng sẽ làm mờ chuyển động của đối tượng của bạn (với điều kiện chúng đang di chuyển). Tốc độ màn trập nhanh hơn sẽ đóng băng đối tượng trong chuyển động, giảm rung máy ảnh nhưng chỉ chụp được ít ánh sáng hơn.
ISO
ISO chỉ độ hạt và độ nhạy của máy ảnh với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tạo ra độ nhiễu ít hơn trong hình ảnh và có độ nhạy sáng thấp hơn. Giá trị ISO cao hơn tạo ra độ nhiễu rõ ràng hơn và có độ nhạy sáng cao hơn.
Luật tương hoán
Nói một cách đơn giản, về cơ bản, luật tương hoán là hành động bù trừ lượng các nấc cân bằng- hoặc cận cân bằng- từ một cài đặt phơi sáng cụ thể với cài đặt khác. Điều này sẽ giúp bạn đạt được độ phơi sáng tương tự hoặc gần tương tự trong hình ảnh, nhưng với các hiệu ứng khác nhau tùy theo cài đặt phơi sáng bù trừ. Khi cân bằng giá trị với ISO, bạn sẽ có thể tăng hay giảm độ nhiễu trong hình ảnh. Điều này áp dụng cho cài đặt phơi sáng khác mà bạn có thể tăng hay giảm độ mờ chuyển động bằng tốc độ màn trập và tăng hay giảm độ sâu trường ảnh bằng khẩu độ.
Nếu bạn có máy ảnh ngay bên cạnh, hãy cầm lên và thực hành với các ví dụ tình huống bên dưới!
Luật Tương Hoán Trong Các Tình Huống Sử Dụng
Tình huống 1: Bạn muốn chụp chi tiết quả địa cầu hơn và muốn quả địa cầu nổi bật so với cây cối ở phông nền. Bạn đã sử dụng khẩu độ lớn nhất để có độ sâu trường ảnh nông.
Giải pháp: Nếu bạn không hài lòng với kết quả ngay cả sau khi đã sử dụng khẩu độ lớn nhất để có độ sâu trường ảnh nông nhất, bạn có thể sử dụng độ dài tiêu cự ống kính dài hơn (35mm đến 70mm) để nén nền và phóng to độ mờ bên ngoài quả địa cầu (tiêu điểm). Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng nấc f của bạn và do đó làm tối hình ảnh. Để chụp quả địa cầu chi tiết hơn, chúng tôi đã chọn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn (1/8s đến 1/60s), việc này cũng làm hình ảnh tối hơn.
Điều này có nghĩa là giờ bạn cần phải bù đắp cho hình ảnh có độ phơi sáng kém do các thay đổi về khẩu độ và tốc độ màn trập bằng ISO (ISO 200 đến ISO 2500).
Tình huống 2: Bạn muốn tăng độ rõ cho cây cối để làm nổi bật quả địa cầu trong khi giữ nguyên độ sáng. Ngoài ra, bạn còn muốn chụp rõ chuyển động của quả địa cầu.
Giải pháp: Để chụp cây cối rõ hơn, bạn có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, cụ thể ở đây là f/11. Tuy nhiên, sử dụng khẩu độ nhỏ hơn sẽ làm tối hình ảnh của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần bù đắp cho nó bằng cách sử dụng tốc độ màn trập thấp hơn hoặc ISO cao hơn. Do chúng tôi muốn chụp rõ chuyển động quay của quả cầu hơn, chúng tôi đã sử dụng tốc độ màn trập thấp hơn là 1/40s, tức là gấp đôi, để làm sáng hình ảnh. Chúng tôi cũng đã tăng ISO để đạt được độ sáng như bức ảnh đầu tiên.
Tình huống 3: Bạn đang chụp trong phòng tối và bạn muốn chụp rõ hơn chuyển động quay của quả cầu. Ngoài ra, bạn còn muốn cây cối nằm trong tiêu điểm.
Giải pháp A: Bạn có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, f/8 hoặc f/11 để giảm độ mờ của cây cối. Bạn cũng có thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn để chụp chi tiết hơn quả cầu đang quay. Tuy nhiên, cách này sẽ làm ảnh trở nên tối hơn nữa và bạn phải tăng ISO để làm sáng hình ảnh. Tăng ISO nhiều lần có thể tạo ra độ hạt quá cao trong ảnh và có thể khiến bạn không đạt được mức độ lý tưởng mà mình muốn, do đó chúng tôi có Giải pháp B cho bạn bên dưới!
Giải pháp B: Trong trường hợp này, bạn nên bù trừ bằng các yếu tố bên ngoài như sử dụng nguồn sáng (để bạn không phải chỉ còn cách sử dụng giá trị ISO cao để làm sáng hình ảnh) hoặc chuyển đổi cảnh chụp. Để làm giảm độ mờ của cây cối, bạn có thể chuyển chúng tới gần hơn quả cầu, trong khi quay quả cầu bằng tay chậm hơn để chụp chi tiết mà không cần dùng tốc độ màn trập nhanh hơn.
Luật tương hoán trong chế độ chụp ảnh bằng tay là hướng dẫn rất hữu ích cho những người muốn mài giũa kỹ năng xử lý vấn đề của họ để thách thức các giới hạn trong nhiếp ảnh và tam giác phơi sáng
Các bài viết tương tự:
Sự Khác Biệt Giữa Chụp Bằng Chương Trình và Chế Độ Chụp Ảnh Bằng Tay
Thông Tin Cơ Bản Về Máy Ảnh 18: Phơi Sáng Bằng Tay (chế độ M)
CHTG Về Máy Ảnh 2: Làm Thế Nào Để Lấy Nét Chính Xác Bằng Lấy Nét Thủ Công (MF)?
CHTG Về Máy Ảnh 1: Phơi Sáng Thủ Công Hiệu Quả Nhất Với Những Cảnh Nào?