Canon EOS 7D Mark II, ống kính EF100mm f/2.8L Macro IS USM, ISO 200, f/11, 1/125 giây
Dành thời gian quan sát hành vi và đừng đuổi theo chủ thể của bạn. Sự kiên nhẫn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Thế giới dưới nước là một thế giới tuyệt vời để bạn khám phá. Nơi đây sẽ mang tới nhiều trải nghiệm đáng nhớ, và chia sẻ trải nghiệm đó qua những tấm hình đẹp mắt cũng thú vị như được sống trong chính môi trường đó vậy ! Nếu bạn còn bỡ ngỡ với việc lặn, mà lại muốn chụp ảnh dưới nước, hoặc bạn đã từng chụp vài lần rồi và đang muốn biết cách có được những bức ảnh đẹp hơn, thì bạn hãy cứ đọc tiếp đi nhé.
Canon EOS 7D Mark II, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/11, 1/125 giây, ISO 200
Hiểu hành vi của ánh sáng và màu sắc dưới nước. Dùng các thiết bị và kỹ thuật chụp phù hợp, kết hợp với khâu xử lý hậu kỳ để đạt được kết quả tuyệt vời.
Quyết tâm thực hiện
Việc lặn và chụp ảnh dưới nước đã trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Dù đi đâu thì chúng ta cũng đều thấy thợ lặn cầm theo đủ loại máy ảnh - dù lớn hay nhỏ - để có thể mang theo chụp ảnh dưới nước. Với người muốn bắt đầu, thì công việc này ban đầu nghe có vẻ dễ nản chí, nhưng đừng có lo - dưới đây là một số lời chia sẻ.
Như nhiều điều khác trong cuộc sống, nhiếp ảnh dưới nước không hẳn là về thiết bị... mà chủ yếu là chính BẠN - người dùng thiết bị!
Canon EOS 7D Mark II, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/11, 1/125 giây, ISO 200
Tôn trọng cuộc sống thủy sinh sẽ đảm bảo một trải nghiệm tuyệt vời hơn nhiều cho cả bạn và đàn cá khi đang chụp hình dưới nước.
Thợ lặn Trước tiên hãy học lặn! Kiểm soát sức nổi là kỹ năng cốt lõi của một thợ lặn, và bạn cần phải thành thạo kỹ năng này để có thể chụp hình dưới nước. Bạn sẽ trở nên ổn định hơn và có thể giữ vị trí cơ thể cho bức ảnh, giúp có được hình chụp đẹp hơn. Quan trọng hơn cả, bạn cần tránh khuấy động lớp cát ở dưới đáy hoặc làm hại rạn đá ngầm.
Người đam mê chụp ảnh - Sẽ có ích nếu bạn có hiểu biết căn bản về khái niệm nhiếp ảnh như độ phơi sáng, bố cục và hiểu dòng nước tác động ra sao lên ánh sáng và màu sắc.
Người đam mê đời sống thủy sinh - Kiến thức của bạn về đời sống thủy sinh sẽ giúp bạn tìm thấy chủ thể chụp của mình và dự đoán hành vi của chúng. Nghiên cứu một chút trước khi đi lặn chắc chắn sẽ giúp bạn có được tấm hình như ý!
Hiểu biết về thiết bị - Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ một điều hiển nhiên thế này: môi trường dưới nước không phải là một nơi lý tưởng để thử dùng một hệ máy ảnh mới lần đầu tiên -- mà trước tiên, hãy mày mò tìm hiểu máy ảnh trên cạn đã! Ngay cả chiếc máy ảnh cơ bản nhất trên thị trường cũng đi kèm nhiều tính năng thú vị. Tìm hiểu chiếc máy ảnh bạn có trên tay và khám phá khả năng của máy. Bạn hẳn không muốn bỏ lỡ một cảnh đẹp tuyệt vời chỉ vì đang cố gắng tìm cách thiết đặt các tham số đâu!
Lưu ý cuối cùng - Xin hãy để ý môi trường và đời sống thủy sinh khi chụp hình dưới nước, và tận hưởng cuộc hành trình của mình đi nhé. Học mà vui, vui mà học!
EOS 7D Mark II (Thân máy) |
|
EF100mm f/2.8L Macro IS USM |
Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!
Frederic Juneau Hồ sơ nhiếp ảnh gia Từ năm 2010, Fred đã chuyển sang sống và làm việc tại Thái Lan. Anh là một người hay đi du lịch tham quan khắp thế giới, một hướng dẫn viên dạy lặn bằng bình dưỡng khí, đồng thời là cũng một nhiếp ảnh gia. Được đào tạo trong ngành nhiếp ảnh thương mại, các hoạt động chuyên môn của anh tập trung vào chụp ảnh dưới nước, cũng như ảnh quảng cáo và phóng sự. |
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!