Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Chủ nghĩa siêu thực dưới nước: Trò chuyện cùng Lia Barrett

2016-10-25
4
2.08 k
Trong bài viết này:

Trang web của Lia Barrett tự hào sở hữu những bức ảnh chụp dưới nước tuyệt đẹp có thể khiến ta cảm thấy có chút ghen tị vì không thể sử dụng máy ảnh (kể cả là ở trên mặt đất) tài năng như thế. Chúng tôi đã thành công gặp được Lia Barrett – một nhiếp ảnh gia thường xuyên đi du lịch - để tìm hiểu rõ hơn về những bức ảnh tuyệt vời đó.

Điều gì đã khiến cô đến với nhiếp ảnh, và tại sao cô lại chọn thể loại nhiếp ảnh dưới nước?

Với tôi, thực ra phần dưới nước đến trước phần nhiếp ảnh. Không phải vì lúc đó tôi đã ý thức được mình sẽ là ai trong cuộc đời này, bởi tôi chỉ mới 10 tuổi khi phát hiện ra tình yêu dành cho thế giới dưới mặt biển khơi. Bố tôi đi công tác rất nhiều và hiếm khi đưa mẹ và tôi đi cùng trong suốt mùa hè. Trong một chuyến đi chơi vào mùa hè năm 1994, thật may mắn vì điểm đến là Hawaii. Gần như toàn bộ kỳ nghỉ được dành cho việc lặn với ống thở, đuổi theo lũ cá; để rồi tôi về nhà và nảy ra ý tưởng về một bức tranh tường mô tả thế giới dưới nước mà tôi muốn vẽ lên cả bốn bức tường trong phòng ngủ của mình. Thật ngạc nhiên vì bố mẹ tôi đã đồng ý (tôi chắc họ cũng ngạc nhiên với quyết định của mình). Bố mẹ mua cho tôi một cuốn sách của Jacques Cousteau để tôi tham khảo các hình ảnh về bạch tuộc, san hô, cá thiên thần và nhiều loài khác. Tôi tin rằng chính nhờ việc nghiên cứu các hình ảnh ấy trong suốt những năm sau đó đã khiến tôi chú ý tới chi tiết của bức ảnh thực tế. Mọi thứ sau đó các bạn đều biết rồi đấy.

Cô luôn biết mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chứ?

Khi tôi nhận ra tôi không phải là Van Gogh thứ hai của thế giới, tôi đã chuyển hướng sang nhiếp ảnh và theo học Trường thiết kế Parsons ở New York trong 5 năm. Ở đó, tôi cũng tập trung vào chụp ảnh tư liệu và chân dung rồi thực tập vài năm ở chỗ nhiếp ảnh gia tư liệu nổi tiếng Mary Ellen Mark.

Nhiếp ảnh gia nào đã truyền cảm hứng cho cô trong những ngày đầu?

Chắc chắn nhiếp ảnh gia David Doubilet là nguồn cảm hứng lớn nhất. Cái tên ấy chẳng có gì xa lạ nếu bạn hỏi một nhiếp ảnh gia dưới nước bây giờ, bởi bất cứ ai đã từng xem qua những trang báo hay thậm chí là trang bìa của tạp chí National Geographic sẽ quen mắt với những bức ảnh mang tính biểu tượng của David Doubilet. Kể cả bây giờ, bất cứ khi nào được tình cờ gặp ông ấy, tôi vẫn thấy vô cùng phấn khích. Những nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ khác như Man Ray, Jerry Uelsmann, Diane Arbus, Cindy Sherman và Joel Peter Witkin cũng là những người mà tôi yêu mến. Tôi có xu hướng thiên về những thứ siêu thực và đáng sợ.

Cô có thể chia sẻ về các thiết bị hiện giờ của mình chứ?

Ồ! Khá là đơn giản. Vì hầu như chỉ học về máy phim nên tôi thao tác mọi thứ thủ công trừ lấy nét góc rộng và tôi cũng không giỏi kĩ thuật lắm. Khi chụp dưới nước, tôi hiện dùng một số thân máy Canon 5D Mark III, ống kính mắt cá 15 mm và một ống kính cận cảnh 100 mm. Thỉnh thoảng tôi sẽ dùng ống kính Canon EF16-35mm f/4L IS USM dù nó không còn hoạt động tốt do bị dính cát.

Series Underwater Walkers (Những người dạo chơi dưới biển) là một trong những bức ảnh dưới nước đẹp nhất mà chúng tôi từng xem! Điều gì đã thôi thúc cô bắt đầu series này?

Chụp hình các thợ lặn tự do (những người nín thở dưới nước và lặn mà không dùng bình khí nén) đã thực sự thay đổi cách tôi nhìn nhận về phong cảnh dưới nước. Giờ đây, tôi coi đó như một phần đất liền mở rộng chứ không phải là một thực thể tách biệt. Tôi tin rằng những bức ảnh chụp con người trong điều kiện môi trường như vậy sẽ tạo ra sợi dây gắn kết gần gũi hơn với người xem trên mặt đất - những người chưa có cơ hội được tiếp xúc với đai dương, qua đó cho thấy sự hợp nhất – nhân tố thiết yếu tao nên thành công của chúng ta với tư cách là những công dân toàn cầu. Hiện nay, tôi vẫn tiếp tục chụp những tấm hình kiểu này để chúng ta có thể thấy bản thân phản chiếu qua một không gian phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn mà chúng ta đưa ra mỗi ngày.

Những bức hình vô cùng siêu thực. Làm sao mà cô lại nghĩ tới ý niệm này?

Tôi tin rằng sự kết hợp giữa phong cảnh mà chúng ta thường quen nhìn thấy trên mặt đất và mái tóc bay bay, mặc váy mà vẫn trèo được cây hay cả việc miêu tả một ảo giác bay tạo nên hiệu ứng siêu thực. Tôi đoán mọi chuyện bắt đầu khi tôi đặt đống đồ nội thất của bạn tôi vào vùng cá mập lặn và để một vài người mặc quần áo ngồi xuống ghế, đặt một chiếc đèn nháy được kích hoạt từ xa dưới một chiếc đèn và đợi cá mập tới làm phần việc của chúng. Từ lúc ấy, tôi nhận ra làm một việc gì đó đó mà chúng ta thường thấy trên mặt đất lại có thể khiến các giác quan thỏa mãn đến thế. Chúng ta biết có thứ gì đó không đúng trong các bức ảnh – chúng ta không thể thực sự chạm tay vào nó… và rồi những câu hỏi về khả năng của con người và những con vật đáng sợ xuất hiện, điều này khiến cuộc đối thoại về các bức ảnh cứ thế tuôn trào. Khi tôi thấy công thức đó hoạt động, tôi bắt đầu nghĩ tới những cách hay ho khác để liên kết với các giác quan con người hàng ngày.

Cô gặp phải những thách thức nào khi chụp ảnh các thợ lặn tự do (ngoài áp lực về thời gian)?

Giao tiếp là một thách thức lớn bởi trong khi họ bơi lên, lặn xuống thì tôi ngồi nguyên ở những chỗ sâu hơn. Đôi lúc do quá tập trung vào đổi vị trí, đá chân và tạo dáng mà họ quên mất phối cảnh về góc cơ thể và điều này có thể làm bức ảnh biến dạng và trở nên tồi tệ. Ngoài ra, khả năng riêng của mỗi cá nhân và đảm bảo an toàn cũng là những nhân tố quan trọng.

Khi tôi chụp ảnh anh Alexey Molchanov – thợ lặn tự do đang giữ kỉ lục thế giới thì công việc của tôi rất dễ dàng và suôn sẻ. Nhưng khi làm việc với người chưa có nhiều kinh nghiệm thì tôi phải thận trọng hơn nhiều bởi nguy cơ không chụp được gì cũng lớn hơn.

Cô có chia sẻ gì thêm về bộ ảnh dưới biển của mình không?

Tôi đã lặn xuống độ sâu 780 m nhờ chiếc tàu ngầm mà bạn tôi, Karl Stanley tự chế tạo. Tôi đã phải giữ ống kính của mình ở một khoảng cách và góc chụp cụ thể từ vòm kính tàu ngầm theo lời khuyên của phóng viên ảnh dưới nước Brian Skerry. Ở độ sâu này, tôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau, ví dụ như ánh sáng, độ bóp méo của vòm kính và việc di chuyển (điều khiển một chiếc tàu ngầm để đạt được góc chụp chuẩn là một thử thách khó khăn hơn rất nhiều so với thông thường).

Cô thích chụp ảnh cận cảnh hay biển khơi hơn?

Chắc chắn là biển khơi rồi. Tôi ngưỡng mộ các nhiếp ảnh gia cận ảnh. Tôi cũng đá ngang sang chụp ảnh cận cảnh, nhưng thú thực, tôi không có đủ kiên nhẫn. Ngồi canh một chú cua trong một hoặc hai tiếng là điều không tưởng. Ngoài ra, còn phải mang theo đi-ôp, snoot gom sáng và các thiết bị hỗ trợ khác mà tôi thì cần giữ mọi thứ thật đơn giản gọn nhẹ vì cái lưng và hành lý của mình.

Những địa điểm lặn nào (trên thế giới) là nơi cô yêu thích khi chụp hình?

Tôi vô cùng yêu thích những “hố thần tiên” (cenote) ở Mexico. Chúng vô cùng độc đáo, đẹp tuyệt! Màu sắc, thực vật, những tia sáng ở đây quá hoàn hảo để chụp những tấm hình siêu thực. Tôi cũng yêu biển khơi ở Bahamas, những con tàu đắm và lũ cá mập ở Stuart Cove và đại dương nơi đảo Mèo. Và dĩ nhiên, còn có cả những chú cá voi lưng gù ở Tonga và những rặng san hô uốn lượn ở vùng Tây Papua.

Cô có thể kể cho chúng tôi nghe về bức hình đáng nhớ nhất hoặc bức hình yêu thích nhất mà cô từng chụp không?

Hmm… Câu hỏi này khó quá! Tôi rất thích bức ảnh chụp anh Alexey Molchanov đứng trên cây ở hố thần tiên Angelita Cenote. Tôi nghĩ có phần nhiều lý do khiến tấm ảnh này đáng yêu với tôi như vậy là bởi tôi đã hình dung ra nó trước khi tôi hoàn thiện việc chụp hình và thật tình cờ, tôi có một ngày hoàn hảo sau nhiều cuộc lặn.

Là biên tập của tạp chí Dive Photo Guide, hẳn là cô sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều bức ảnh gửi đến! Cô có nhận thấy những xu hướng nào đang nổi lên trong lĩnh vực nhiếp ảnh dưới nước không?

Chúng thay đổi theo từng năm, có những năm là các loài động vật lớn – không, chờ đã, nó luôn xoay quanh các loài động vật lớn thì đúng hơn! Chủ yếu vẫn là những bức ảnh chụp cận cảnh, nhưng giờ đây, mọi người đang dần sáng tạo và phá cách hơn khi sử dụng những bộ lọc và ống kính có hiệu ứng biến dạng, còn ánh sáng thì ngày càng được xử lý một cách tinh tế và nghệ thuật hơn. Nhưng tôi phải nói rằng, lặn tự do và những người tham gia môn thể thao này đã góp phần rất lớn trong việc định hình phong cách đang diễn ra. Hãy đặt một loài động vật to lớn và một thợ lặn tự do trong cùng khung hình, bạn chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lượt thích trên mạng xã hội. Đặt một cô gái trong bộ váy: đó có thể là thành công hay thất bại, tùy thuộc vào thời gian, phương pháp thực hiện và thái độ của người xem, dù thông thường, nó vẫn cho những bức ảnh khá đẹp. Hành vi của động vật, môi trường khí hậu lạnh, cá voi, đưa ống kính đến những vùng đất tận cùng của thế giới, bạn sẽ thắng chắc nếu nắm bắt được những yếu tố trên! Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần phải cân nhắc đến khả năng tài chính hay tìm kiếm phương tiện để đến được những địa điểm chụp độc đáo.

Hãy kể cho chúng tôi nghe về dòng sản phẩm Prawno của cô đi.

Phải nói rằng, mỗi lúc tôi lại trả lời câu hỏi này với một câu chuyện khác nhau. Đầu tiên, nó bắt nguồn từ một cuộc trò chuyện với đối tác kinh doanh của tôi khi cả 2 mới chỉ 18 tuổi và còn đang học đại học, chúng tôi muốn mở một công ty thời trang (và không phải đi học). Có lúc là khi tôi phải ngồi hàng giờ trong tàu ngầm, đi vòng vòng xung quanh để chờ việc, và khi nhìn thấy những chú sao biển ngộ nghĩnh sống trên tảng đá, tôi chợt nảy ra ý tưởng tuyệt vời để thiết kế nên những chiếc áo phông. Nhưng trên thực tế, nó là sự tổng hòa của những yếu tố trên cùng với nhận thức rằng, để có thể thoát khỏi một lịch trình cứng nhắc và duy trì mối quan hệ với đại dương, tôi cần phải làm một điều gì đó nghiêm túc hơn, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn; một thứ gì đó hữu hình. Tôi tin rằng, đối tác kinh doanh của tôi cũng có suy nghĩ như vậy, nhưng từ góc nhìn của một luật sư.

Cô có những dự định gì cho thương hiệu của mình trong tương lai?

Để nó phát triển một cách tự nhiên, và để mọi người tự truyền tai nhau về thông điệp cũng như những thiết kế hài hước mà đầy ý nghĩa của chúng tôi. Cái tên Prawno, dĩ nhiên bắt nguồn từ niềm yêu thích của chúng tôi dành cho món tôm (dù giờ đây không còn như vậy nữa) và chữ cái “O” mang hàm nghĩa chúng ta là một, là sự kết nối. Mỗi thiết kế đều chứa đựng một câu chuyện nhỏ đằng sau, và chúng tôi luôn trích một phần doanh thu để đóng góp cho các tổ chức bảo vệ biển. Chúng tôi cũng rất yêu quý các đại sứ của mình, những con người tài năng, cuồng nhiệt và luôn tràn đầy tinh thần đại dương.

Cô có lời khuyên hay gợi ý nào dành cho các nhiếp ảnh gia dưới nước khác không?

Nghe thì có vẻ sáo mòn nhưng hãy rèn luyện thật chăm chỉ. Bạn có thể tạm gác lại mọi thứ trong một năm để xin làm việc trên du thuyền, đuổi theo các du khách và bán cho họ hàng tá những bức ảnh. Điều quan trọng nằm ở sự lặp đi lặp lại. Bạn sẽ dần cảm nhận được sự thay đổi của không gian đại dương một khi thực sự đắm chìm bản thân vào nó. Ngoài ra, đừng chụp quá nhiều từ đằng sau – khuôn mặt của những chú cá mới chính là điều thú vị nhất.

Cô sẽ tiếp tục chụp hình ở đâu?

Tôi cũng đang cố tìm ra địa điểm sắp tới càng nhanh càng tốt. Tôi vừa mới thực hiện một bài diễn thuyết tại TEDx và cũng vừa mới kết hôn. Tôi đã hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ không lên kế hoạch bất cứ việc gì cho tới khi hai sự kiện đó xong xuôi. Giờ thì mọi việc đã hoàn thành, tôi đang nghĩ tới một chuyến đi xuyên nước Mỹ để khám phá phong cảnh trên cao và lặn biển California, có lẽ là ghé qua Hawaii và rồi quay lại Bahamas, và có lẽ các loài động vật xứ lạnh sau đó – ai mà biết được! Tôi thực sự rất nhớ việc chụp hình các thợ lặn tự do nên tôi cá là mình sẽ theo chân họ trong vài tháng tới và tiếp tục tìm kiếm những phong cảnh dưới nước thú vị và bố cục siêu thực

 

EOS 5D Mark III (Thân máy)

Click vào đây để biết thêm chi tiết

EF16-35mm f/4L IS USM

Click vào đây để biết thêm chi tiết

 

 

Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!

 

Lia Barrett
Hồ sơ nhiếp ảnh gia

Lia Barrett được sinh ra tại Hàn Quốc và lớn lên ở bắc Carolina. Cô là một nhiếp ảnh gia dưới nước chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Trường thiết kế Parsons, New York vào năm 2007, cô đã liên tục theo đuổi đam mê du lịch và thám hiểm. Từ tác phẩm biển sâu của cô trong một tàu ngầm tự chế ngoài khơi Roatán, Honduras tới việc chụp những thợ lặn tự do đang giữ kỉ lục thế giới, Lia đã luôn gắn bó với thế giới trong lòng đại dương như nơi trú ẩn cuối cùng của mình. Cô là nhà biên tập ảnh của tạp chí Dive Photo Guide – một nguồn đáng tin cậy dành cho nhiếp ảnh dưới nước. Cô cũng là đồng sáng lập và là giám đốc sáng tạo của Prawno Apparel – một công ty may mặc chuyên thiết kế trực tiếp từ các bức ảnh đại dương của Lia. Tác phẩm của cô đã được xuất bản trong rất nhiều tờ báo và tạp chí như trang bìa tờ New York Times, BBC, CNN, Time, Huffington Post, Playboy, Men’s Journal và 60 Minutes. Lia đã từng làm giám khảo cho các tiểu ban nhiếp ảnh dưới nước và cô cũng tìm thấy niềm vui trong việc thúc đẩy các nhiếp ảnh gia khác trưởng thành và phát triển kĩ năng của mình.
Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi