Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Câu Hỏi Thường Gặp Về Quay Phim: Tôi Có Nên Đầu Tư Vào Ống Kính Quay Phim Không?

2024-08-23
0
18

Nếu bạn có kế hoạch đưa việc làm phim và sản xuất video của mình lên một tầm cao mới, đầu tư vào ống kính quay phim có thể là một bước đi chiến lược đúng đắn. Sau hết, chúng được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu làm phim chuyên nghiệp và quy trình sản xuất video thương mại cao cấp. Đọc tiếp để tìm hiểu cách thức.

Các vòng bánh răng và khẩu độ được đo bằng T-stop thay vì f-stop chỉ là một số điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa ống kính quay phim và ống kính thông thường.

Trong bài viết này:

 

1. Phơi sáng nhất quán hơn: T-stop thay vì f-stop

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa ống kính quay phim và ống kính thông thường nằm ở tên ống kính:

Trong khi ống kính thông thường sử dụng f-stop thì ống kính quay phim sử dụng T-stop.

- T-stop cho biết hiệu suất truyền dẫn được đo: chúng cho chúng ta biết lượng ánh sáng đến được cảm biến hình ảnh.
- F-stop là một con số được tính toán. Con số này được tính bằng cách chia độ dài tiêu cự của ống kính cho đường kính vật lý của màng chắn khẩu độ (cửa nhận sáng).

T-stop tính đến lượng ánh sáng bị mất bên trong ống kính, trong khi f-stop thì không.

Luôn có một lượng ánh sáng bị mất khi đi qua các yếu tố bên trong ống kính, nhưng mức mất mát bao nhiêu là tùy vào thiết kế quang học. Thiết lập f/1.4 trên hai ống kính khác nhau không nhất thiết mang lại cùng độ sáng ngay cả khi ở cùng thiết lập độ nhạy sáng ISO và tốc độ cửa trập. Điều này có thể gây ra sự không nhất quán nếu bạn thay đổi ống kính hoặc sử dụng nhiều máy để quay cùng một cảnh, và việc chỉnh chúng bằng cách "ghép" các cảnh quay là một quy trình tẻ nhạt!

Ngược lại, T-stop có tính nhất quán hơn. “T1.5” sẽ tạo ra lượng ánh sáng như nhau chiếu đến cảm biến bất kể bạn sử dụng ống kính nào, do đó độ sáng sẽ không đổi ở cùng một thiết lập. Có ít công đoạn khớp phơi sáng hơn cần thực hiện tại chỗ và/hoặc trong quy trình hậu kỳ, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.

Nắm thông tin này: Màu sắc cũng được khớp
Canon đã rất cẩn thận để đảm bảo tính nhất quán về màu sắc và tính thẩm mỹ trong mọi bộ ống kính quay phim, do đó khi bạn thay đổi ống kính này sang ống kính khác, tính thẩm mỹ trực quan duy nhất thay đổi là độ dài tiêu cự. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải xử lý ít hơn trong quy trình hậu kỳ—tin tốt cho ngân sách và đội ngũ xử lý hậu kỳ của bạn.

 

2. Thay đổi ống kính nhanh chóng, dễ dàng với những điều chỉnh giàn máy tối thiểu

Một trong những điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy khi nhìn vào một bộ ống kính quay phim là tất cả các ống kính trong bộ đều có kích thước nhất quán hoặc "khớp nhau". Hãy xem những ảnh bên trên, thể hiện ống kính một tiêu cự quay phim ngàm RF của Canon (ống kính CN-R) và quan sát những điểm sau đây:

- Kích thước nhất quán: ngay cả khi kích thước thay đổi thì sự khác biệt cũng rất nhỏ.
- Đường kính mặt trước nhất quán (114mm trên các ống kính CN-R) và đường kính kính lọc nhất quán.
- Vị trí bánh răng và đánh dấu nhất quán.

Trọng lượng của các ống kính cũng nhất quán. Một lần nữa, lấy ống kính CN-R làm ví dụ:

Ống kính Trọng lượng
CN-R14mm T3.1 L F Xấp xỉ 1,3kg
CN-R20mm T1.5 L F Xấp xỉ 1,4kg
CN-R24mm T1.5 L F Xấp xỉ 1,3kg
CN-R35mm T1.5 L F Xấp xỉ 1,3kg
CN-R50mm T1.3 L F Xấp xỉ 1,2kg
CN-R85mm T1.3 L F Xấp xỉ 1,5kg
CN-R135mm T2.2 L F Xấp xỉ 1,5kg

Đây là những quyết định thiết kế có chủ đích giúp cho việc chuyển đổi ống kính được nhanh hơn và dễ dàng hơn trên phim trường:

- Vòng khẩu độ và vòng chỉnh tiêu nằm ở cùng một vị trí trên mọi ống kính, do đó bạn không cần phải điều chỉnh vị trí hệ thống lấy nét hoặc các thiết bị điều khiển khác.
- Bạn không cần phải cân bằng lại gimbal hoặc hệ thống hỗ trợ nhiều vì kích thước và trọng lượng ống kính là nhất quán.
- Bạn có thể sử dụng cùng một hộp mờ cho tất cả các ống kính trong cùng một bộ vì đường kính phía trước nhất quán.

Điều này giúp giảm đáng kể việc phải điều chỉnh lại và khớp với mỗi lần thay đổi ống kính. Hãy nghĩ đến thời gian tiết kiệm được!


Xem: Thay đổi ống kính liền lạc

Vì các ống kính quay phim thuộc cùng một bộ có các ký hiệu đánh dấu và bánh răng ở vị trí nhất quán, nên có thể hoán đổi ống kính chỉ trong vài giây.

 

3. Khả năng dễ vận hành đáp ứng nhu cầu sản xuất chuyên nghiệp

Ống kính quay phim được thiết kế cho phù hợp hơn với các tình huống làm phim và sản xuất video chuyên nghiệp, vốn có một số yêu cầu khác so với chụp ảnh tĩnh.

i) Được thiết kế để điều khiển chỉnh tiêu bằng tay chính xác

Mặc dù hệ thống lấy nét tự động đã có nhiều cải tiến, việc điều khiển lấy nét thủ công chính xác vẫn là rất quan trọng để tạo ra những cảnh quay và câu chuyện chất lượng chuyên nghiệp trong nhiều hình thức sản xuất khác nhau. Trên thực tế, việc lấy nét bằng tay thường được ưa chuộng trong các dự án sản xuất phim kinh phí lớn và môi trường làm phim chuyên nghiệp vì nó mang lại khả năng kiểm soát sáng tạo cao hơn đối với tốc độ và tính nhất quán của các quy trình chuyển tiếp tiêu điểm.

Để kiểm soát tiêu điểm, bạn sẽ cần một hệ thống theo dõi tiêu điểm. Cho dù bạn quay một mình hay có trợ lý giúp bạn lấy nét (người lấy nét/Máy Ảnh Trợ Lý thứ 1), hệ thống theo dõi tiêu điểm (bao gồm môtơ điều khiển lấy nét) giúp bạn dễ dàng điều chỉnh tiêu điểm hơn khi máy ảnh được gắn trên chân máy hoặc giàn máy. Các bánh răng trên vòng chỉnh tiêu của ống kính quay phim được thiết kế để gắn vào một hệ thống như vậy.

Bạn cũng sẽ nhận thấy các dấu vạch lấy nét chi tiết trên ống kính, rất hữu ích khi cần chuyển tiêu điểm từ một phần chính xác của cảnh sang phần khác.  Sau hết, mặc dù việc hoàn thành một cảnh quay chỉ trong một lần quay là lý tưởng, nhưng thực tế thường không như vậy!

Khoảng cách focus throw (mức xoay cần thiết từ vô cực đến khoảng cách lấy nét gần nhất) cũng dài hơn so với ống kính bình thường—300 độ trên ống kính chính CN-R và Sumire. Điều này cho phép thực hiện những điều chỉnh tiêu cự nhỏ hơn, chính xác hơn, điều này là đặc biệt quan trọng khi làm việc với một chiều sâu trường ảnh rất nông, trong đó chỉ cần sự điều chỉnh nhỏ nhất cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa phần được lấy nét và phần bị nhòe. Nó cũng cho phép chuyển tiếp tiêu điểm mượt mà hơn, tự nhiên hơn, cải thiện trải nghiệm xem của người xem.


Xem: Một thiết vị theo dõi tiêu điểm trên thực tế

ii) Vòng khẩu độ (iris) không có tiếng lách cách

Trong chụp ảnh tĩnh, tiếng lách cách của vòng khẩu độ là một dấu hiệu xúc giác hữu ích cho biết mức điều chỉnh khẩu độ. Đó là lý do tại sao chúng có mặt trên vòng khẩu độ ở những ống kính không dùng cho máy ảnh quay phim có vòng khẩu độ.

Mặt khác, video cần được điều chỉnh mượt mà hơn và không có tiếng động. Bạn sẽ phải điều chỉnh khẩu độ rất nhiều, có thể là để kiểm soát hoặc thay đổi chiều sâu trường ảnh như một phần của cách kể chuyện trực quan, hoặc để duy trì độ phơi sáng thích hợp trong các điều kiện ánh sáng thay đổi. Bạn không muốn độ phơi sáng tăng đột ngột trong quá trình điều chỉnh, cũng không muốn tiếng lách cách từ vòng khẩu độ được ghi lại trên rãnh âm thanh!

Do đó, theo mặc định, ống kính quay phim có vòng khẩu độ được điều khiển bằng cơ học, còn gọi là vòng iris, cho phép bạn kiểm soát trực tiếp các thiết lập khẩu độ. Vòng này vận hành trơn tru và không tạo ra tiếng lách cách để đảm bảo quá trình chuyển tiếp diễn ra im lặng, liền lạc.


Xem: Vòng khẩu độ không có tiếng lách cách trên ống kính Cinema EOS

Không có tiếng lách cách ở mọi stop khẩu độ: Ống kính quay phim không phát ra tiếng lách cách ngay khi lấy ra khỏi hộp.

iii) Được đánh dấu để làm việc nhóm

Vạch đánh dấu chiều sâu trường ảnh, khoảng cách, và T-stop trên ống kính quay phim nằm ở cả hai bên thân ống kính, giúp chúng có thể được nhìn thấy từ phía bên trái của máy quay (khi nhìn theo cùng hướng với ống kính), phía bên phải, và từ phía sau.  Điều này cho phép cả bạn với tư cách là người vận hành máy quay và người hỗ trợ thứ 1/người lấy nét có thể nhìn thấy, tiếp cận, và trao đổi về các thiết lập này bất kể bạn ở phía nào của máy quay—không ai phải di chuyển và có khả năng cản trở!


Vạch đánh dấu ở phía bên trái…


…và phía bên phải

Sẽ có lúc bạn cần phải điều khiển máy ảnh từ một vị trí hoặc góc độ khác để có được tấm ảnh mong muốn. Có các vạch đánh dấu quan trọng ở cả hai bên cho phép bạn nhìn thấy thông tin cần thiết bất kể bạn đang ở đâu so với thiết lập, mang lại tính linh hoạt cao hơn.

Nắm thông tin này: Chỉ báo phát sáng

Bạn có thấy những chỉ báo đó phát sáng trong bóng tối? Các vạch chỉ báo ở vành trước được sơn bằng sơn phát quang, giúp tăng khả năng quan sát khi bạn chụp vào ban đêm hoặc ở những nơi tối.

 

4. Được thiết kế để giảm thiểu hiện tượng focus breathing

Việc thay đổi vị trí tiêu điểm chắc chắn sẽ khiến góc nhìn thay đổi một chút, hiện tượng này được gọi là “focus breathing”. Do vị trí tiêu điểm thay đổi thường xuyên, trong hầu hết các chương trình sản xuất, focus breathing có thể là khá khó chịu!

Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục hiện tượng focus breathing, nhưng không gì tuyệt hơn việc giảm nó ngay từ nguồn: chuyển động của các thấu kính lấy nét bên trong ống kính. Thiết kế quang học của ống kính quay phim giúp giảm những chuyển động như vậy để kiểm soát được hiện tượng focus breathing ngay từ đầu. Điều này giúp cho cả khung hình và góc nhìn của cảnh quan được nhất quán: đúng như ý định của bạn.

Xem thêm:
Câu Hỏi Thường Gặp Về Quay Phim: Chỉnh Focus Breathing là gì?

 

Kết luận: Một thiết bị thiết yếu để nâng cao kỹ năng làm phim của bạn

Ống kính quay phim giúp quy trình làm phim trở nên trơn tru hơn cả trên phim trường và trong quá trình xử lý hậu kỳ, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng cho những việc khác. Trên thực tế, chúng là rất cần thiết cho các chương trình sản xuất cao cấp vì tính nhất quán mà chúng mang lại giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Ống kính quay phim cũng cung cấp mức độ kiểm soát sáng tạo độc đáo, giúp bạn dễ dàng tạo ra những cảnh quay theo ý muốn, ngay cả những chuyển cảnh tinh tế. Theo nghĩa đó, chúng là thiết bị phải có đối với bất kỳ nhà làm phim hoặc nhà sản xuất video giàu kinh nghiệm nào muốn nâng cao kỹ năng và công việc của mình lên một tầm cao mới.

Bạn muốn sở hữu ống kính quay phim đầu tiên của mình? Nhấp vào nút bên dưới để tìm hiểu thêm.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi