Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Ảnh Động Vật Hoang Dã: 3 Kỹ Thuật của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp

2017-06-22
5
4.15 k
Trong bài viết này:

Trong chụp ảnh động vật hoang dã, lấy nét, và đạt được độ sáng mong muốn trong ảnh có thể là việc khó khăn tùy vào thời điểm trong ngày và địa điểm. Chúng ta hãy xem một số kỹ thuật mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng để giải quyết các tình huống như thế. (Người trình bày: Gaku Tozuka, Yukihiro Fukuda)

Một con gấu nâu ở Phần Lan, chụp bằng EOS 5D Mark IV

 

Kỹ thuật 1: Sử dụng Single-point Spot AF để lấy nét chim trời trong một khu rừng tối

Ở điều kiện thiếu sáng, có thể khó lấy nét hơn bằng tự động lấy nét (AF). Điều này là rất đúng khi ở trong rừng, ở đó việc sử dụng một chế độ AF thực hiện các thao tác trong một khu vực rộng hơn có thể dẫn đến mất nét do các nhánh cây và lá cây ở tiền cảnh, hoặc lấy nét ở các khu vực bất ngờ khác. Tuy nhiên, mặc dù điểm AF trung tâm với Single-point AF có độ chính xác cao, sử dụng nó sẽ làm giới hạn cách bạn có thể lập bố cục ảnh. Đây là khi Single-point Spot AF trở nên tiện lợi, mang lại sự tự do hơn cho bố cục của bạn đồng thời đảm bảo lấy nét chính xác ở đối tượng.

Trong ảnh bên dưới, tôi đặt con chim hơi lệch tâm sang phải để kết hợp một bố cục thú vị của các nhánh cây. Điểm AF được dịch chuyển hai điểm sang phải để có được ảnh này.

Chim trời, chụp bằng EOS 7D Mark II

EOS 7D Mark II/ EF500mm f/4L IS II USM + Extender EF1.4×III/ FL: 700mm (tương đương 1.120mm)/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/40 giây, EV-0,7)/ ISO 1600/ WB: Auto
Ảnh của Gaku Tozuka

 

Thủ thuật 1-1: Thay đổi thiết lập AF cho phù hợp với tình huống

Ở các cảnh trong đó không có chỗ cho sai sót hoặc khi bạn muốn chụp những khoảnh khắc diễn ra trong nháy mắt và bạn không thể bỏ lỡ, về lý thuyết, phương án là lấy nét bằng điểm AF trung tâm có độ chính xác cao ở chế độ Single-point AF trong khi chụp liên tục. Nếu động vật hoang dã có chuyển động tối thiểu, cho bạn có nhiều thời gian hơn, hãy thử cài đặt Single-point Spot AF, giúp bạn thay đổi bố cục dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn muốn chụp một đối tượng chuyển động nhanh, chẳng hạn như chim bay trên trời, tôi sẽ khuyên dùng một thiết lập bao phủ một khu vực rộng hơn.

Chim trời, chụp bằng EOS-1D X Mark II

EOS-1D X Mark II/ EF500mm F4L IS II USM+EXTENDER EF2×III/ FL: 1000mm/ Aperture-priority AE (f/8.0, 1/1600 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Auto
Ảnh của Gaku Tozuka


Nếu bạn sử dụng Single-point Spot AF để chụp một con chim đang bay lượn trên trời, máy ảnh có thể vô tình lấy nét ở hậu cảnh nếu đối tượng di chuyển ra bên ngoài vùng lấy nét. Sử dụng một chế độ AF bao phủ một vùng rộng hơn có thể là lý tưởng hơn.

Hãy tham khảo các bài viết sau đây để biết thủ thuật sử dụng AF để chụp động vật hoang dã/ chim trời:
Chụp Chim Bay Lượn Trên Trời
Chụp Ảnh Động Chim Bay Trên Trời
Chụp Lúc Chim Cất Cánh
Các Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp Để Sử Dụng EOS 7D Mark II - Cuộc sống hoang dã

Bạn nghĩ đến thiết bị chụp? Hãy đọc bài đánh giá của Gaku Tozuka về ưu điểm của EOS-1D X Mark II trong chụp ảnh chim trời:
Độ Chính Xác Lấy Nét và Hiệu Năng Theo Dõi AF Hoàn Hảo
Dual Pixel CMOS AF-Lấy Nét Hoàn Hảo Ngay Cả Ở Cảnh Tối

 

Kỹ thuật 2: Để duy trì không khí ban đêm, hãy chụp với bù phơi sáng âm ở chế độ Aperture-priority AE

Trên các máy ảnh mới nhất của Canon, giới hạn phạm vi thiếu sáng để chụp ở chế độ Live View đã được cải thiện đến mức hiện nay có thể lấy nét ngay cả ở các tình huống trong đó khó nhìn thấy bằng mắt thường, chẳng hạn như EV-4.

Trong khi chụp các loài động vật hoang dã hoạt động sau khi mặt trời lặn, tôi nghĩ đến việc mình có thể khắc họa thế giới bóng tối xung quanh động vật bằng cách nào. Máy ảnh số có xu hướng chụp như thể vào ban ngày ngay cả ở các địa điểm tối, do đó tôi sử dụng Aperture-priority AE với bù phơi sáng được cài đặt trong khoảng từ EV-1,0 đến -2,0 để giảm hiệu ứng này và khắc họa không khí ban đêm trong ảnh. Đây là một kỹ thuật chụp mà tôi gọi là "Chế độ ban đêm", hiệu quả khi sử dụng vào những lúc có độ màu thấp sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc.

Con gấu nâu ở Phần Lan, chụp bằng EOS 5D Mark IV

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/5 giây, EV-1,3)/ ISO 10000/ WB: Daylight
Ảnh của Yukihiro Fukuda

 

Thủ thuật 2-1: Chụp ở chế độ Live View từ phía sau một bức màn

Để chụp ảnh con gấu nâu này ở Đông Bắc Phần Lan, tôi chụp từ một bức màn mà tôi đã làm riêng để chụp gấu nâu. Tôi đưa ống kính qua một cái lỗ nhỏ trên bức màn để chụp, và có thể cài đặt đầu chân máy bên trong bức màn, giúp dễ chụp hơn. Cẩn thận không để mất dấu đối tượng của bạn khi sử dụng Live View AF trong khi chụp. Kỹ thuật này có hiệu quả khi khả năng quan sát ở mức tối thiểu.

Chụp con gấu từ phía sau bức màn tự làm

 

Thủ thuật 2-2: Cố định cân bằng trắng ở thiết lập "Daylight" để ghi lại những thay đổi về độ màu ngay sau khi mặt trời lặn

Bằng cách cố định cân bằng trắng ở thiết lập "Daylight", bạn có thể chụp được những tấm ảnh giữ lại những thay đổi nhanh chóng về độ màu trước và sau khi mặt trời lặn. Tôi khuyên dùng kỹ thuật này vì nó cho phép bạn chụp được những thay đổi về màu sắc xuất hiện khi trời tối đi.

 

Màu đỏ hiện diện 7 phút trước khi mặt trời lặn

Con gấu ở Phần Lan được chụp 7 phút trước khi mặt trời lặn, chụp bằng EOS 5D Mark IV

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/60 giây, EV-1,3)/ ISO 3200/ WB: Daylight
Ảnh của Yukihiro Fukuda

 

Màu xanh tăng 13 phút sau khi mặt trời lặn

Con gấu ở Phần Lan được chụp 13 phút sau khi mặt trời lặn, chụp bằng EOS 5D Mark IV

EOS 5D Mark IV/ EF200mm f/2L IS USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/2.0, 0,4 giây, EV-1)/ ISO 12800/ WB: Daylight
Ảnh của Yukihiro Fukuda

 

Từ chỉ báo mức phơi sáng, bạn có thể thấy rằng màn đêm nhanh chóng buông xuống sau khi mặt trời lặn. Bằng cách cố định cân bằng trắng, màu xanh sẽ tăng một cách tự nhiên cùng với mặt trời lặn. Không có sự khác biệt trong các thiết lập xử lý hậu kỳ của hai ảnh bên trên. Tham số duy nhất được thay đổi trong quá trình xử lý hậu kỳ là độ tương phản, nó được tăng lên. Bạn có thể thấy chụp ở các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến ảnh có cảm giác hoàn toàn khác như thế nào.

Để biết thêm cách tinh chỉnh độ màu, hãy tham khảo:
Cách Dựng Màu bằng Chức Năng Chỉnh Cân Bằng Trắng

Các ý tưởng khác về chụp động vật hoang dã:
Kỹ Thuật Chụp Ảnh Bằng Ống Kính Siêu Tele - Bóng Động Vật Hoang Dã Trên Nền Mặt Trời
Tôi Có Thể Chụp Động Vật Nhỏ Có Hậu Cảnh Rối Nhưng Đẹp Bằng Cách Nào?


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
 

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Yukihiro Fukuda

Sinh năm 1965 tại Tokyo. Chuyến tham quan Hokkaido của Fukuda tìm kiếm sếu Nhật mà ông thích đã dẫn ông trở thành một nhiếp ảnh gia chụp động vật. Sau 10 năm chụp ảnh động vật hoang dã tại Hokkaido, Fukuda đã mở rộng phạm vi hoạt động đến các nước khác và chụp ảnh dưới nước. Chụp ảnh động vật hoang dã, dưới nước, và phong cảnh hiện nay là ba mảng chính của các hoạt động hiện tại của ông.

Gaku Tozuka

Sinh năm 1966 tại Aichi, Tozuka đã có sở thích nhiếp ảnh khi học năm thứ ba trung học, và bắt đầu chụp thiên nhiên và phong cảnh cũng như động vật hoang dã. Ở tuổi 20, ông bị hấp dẫn bởi chụp ảnh chim muông sau khi vô tình chụp một chú chim gõ kiến trong ảnh. Ông đã công bố lượng lớn tác phẩm trên các phương tiện như tạp chí, các bảng tin, sách, lịch và các chương trình quảng cáo trên TV.

http://happybirdsday.jp/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi