[Kỹ Thuật Sử Dụng 2 Đèn] Một Cách Đơn Giản Để Chiếu Sáng Các Vật Thể Phản Xạ, Cong
Những vật thể bằng plastic bóng sáng và những vật thể phản xạ khác có thể là khó chụp, nhất là khi bạn muốn kiểm tra cách chiếu sáng chúng. Đọc tiếp để tìm hiểu cách chiếu sáng chúng bằng ánh sáng bên ngoài máy ảnh. (Hướng dẫn và ảnh của: Chee Boon Pin)
EOS R/ EF50mm f/1.2L USM@ f/4, 1/60 giây, ISO 100
Đèn: 2 x Speedlite EL-1 (ngoài máy ảnh) ở 1/64
1) Đánh giá máy ảnh
2) Bố trí
3) Thủ tục (Bước 1-3)
4) Nắm rõ thiết bị của bạn
Trước khi chụp: Đánh giá đối tượng
Các đối tượng khác nhau có các tính chất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách bạn chụp nó. Sau đây là những cân nhắc của tôi:
- Bề mặt của đối tượng là trong suốt, trong mờ, mờ hay phản chiếu ánh sáng như một cái gương?
- Đối tượng có loại hình dạng gì? Nó phẳng, hình cầu, lồi hay lõm?
- Bạn muốn nhấn mạnh góc hoặc phần/chi tiết nào của đối tượng?
- Kích thước của đối tượng so với không gian bạn muốn chụp là gì?
- Bạn muốn chụp dựa trên hậu cảnh gì?
Sau đây là đối tượng của chúng ta đối với bài viết này, được chụp bằng đèn flash trực tiếp:
Đối tượng có một bề mặt bóng, cong. Các bề mặt như thế là khó chụp vì chúng dễ dàng phản chiếu môi trường cũng như ánh sáng phân tán. Trên thực tế, bạn có thể thấy việc sử dụng đèn flash trực tiếp trên máy ảnh không tôn vẻ đẹp của đối tượng—đèn flash bị phản chiếu ở vô số điểm sáng trên nó.
Bố trí
Những thứ bạn cần
2 đèn flash ngoài máy ảnh (hoặc 1 đèn flash, một đèn LED)
A: Đèn ở hậu cảnh
B: Chèn chính
C: Speedlite Transmitter ST-E3-RT, để bạn có thể nháy đèn flash ngoài máy ảnh.
(Hoặc: Một chiếc đèn flash hỗ trợ chức năng sender*)
D: Nền trắng
E: Tấm vải khuếch tán ánh sáng để khuếch tán đèn bên trên, được đặt ngay bên trên đối tượng.
- Đây có thể là bất kỳ tấm vải trắng nào. Nó đảm bảo rằng ánh sáng được khuếch tán trên một khu vực rộng hơn, và cũng tránh phản chiếu các chi tiết trên trần lên đối tượng.
*Thông tin bổ sung về chức năng sender/receiver trong ‘Nắm rõ thiết bị của bạn’.
Bước 1: Cài đặt đèn nền
Sau khi cài đặt tấm vải khuếch tán bên trên đối tượng, thiết bị đầu tiên tôi bố trí là đèn nền. Đèn này phải được nhắm vào hậu cảnh phía sau đối tượng.
Vì hình dáng của đối tượng (hình cầu/cong) nó dễ dàng phản chiếu ánh sáng/không gian xung quanh. Đèn nền 'đổ' lên đối tượng, trở thành ánh sáng mép. Tôi thấy rằng điều này bổ sung cho đối tượng, mang lại cho nó cảm giác nổi khối.
Bước 2: Thêm đèn chính
Tiếp theo, tôi thêm chiếc đèn trên đầu đóng vai trò đèn chính. Tấm vải khuếch tán làm dịu đèn chính, nhất là vì tôi đã không sử dụng bất kỳ thiết bị điều chỉnh nào đối với đèn flash để nguyên. Bóng bên dưới đối tượng có cạnh mờ và không tạo ra bóng gây mất tập trung quá mức.
Sản phẩm cuối cùng:
Đạt được hiệu ứng này với cả hai đèn flash ở khoảng 1/64 trên đèn Speedlite EL-1.
Điều chỉnh góc chiếu sáng
Cố hiểu ánh sáng chiếu vào đâu và như thế nào trên đối tượng của bạn và phản chiếu vào máy ảnh của bạn. Nếu bạn cần đèn chính dịu hơn, hãy di chuyển nó ra xa hình ảnh phản chiếu. Thậm chí bạn có thể dội sáng từ trần nhà. Nếu không thể tránh được hình ảnh phản chiếu, hãy học cách sử dụng nó để giúp làm nổi bật hình dáng của đối tượng.
Thay thế: Nếu bạn chỉ có một đèn flash ngoài máy ảnh và đèn kia là đèn liên tục…
Sử dụng đèn flash làm đèn chính, và đèn liên tục làm đèn nền. Đó là vì đèn chính của bạn cần phải mạnh hơn, và sẽ có ích khi có thể điều chỉnh đầu đèn flash khi cần. Nếu nguồn sáng liên tục không đủ mạnh, hãy sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn để có hậu cảnh sáng hơn.
Bước 3: Tắt các đèn xung quanh
Đèn xung quanh có thể dẫn đến hình ảnh phản chiếu không mong muốn hoặc ánh sáng có màu/độ màu hỗn hợp chiếu lên đối tượng hoặc hậu cảnh. Một khi bạn bố trí xong, hãy tắt tất cả đèn trong phòng–hoặc nhiều nhất có thể. Ánh sáng đi từ cửa sổ cũng quan trọng, do đó hãy nhớ kéo cửa chớp!
Nếu không thể giảm đủ ánh sáng xung quanh, bạn có thể làm tối thêm bằng cách tăng tốc độ cửa trập.
Thủ thuật:
1. Sử dụng đèn tạo mẫu để giúp bạn
Đèn Canon Speedlite có một đèn tạo mẫu giúp bạn nhìn thấy đối tượng và hiểu được hiệu ứng hoặc hướng của ánh sáng chiếu lên đối tượng hoặc hậu cảnh. Sử dụng nó để giúp ích cho bạn!
Thông tin hay: Trên đèn đầu bảng Speedlite EL-1, thậm chí bạn có thể điều chỉnh độ màu và cường độ của đèn tạo mẫu.
2. Nếu bạn sử dụng đèn Speedlite gắn trên máy làm đèn sender, hãy nhớ tắt chế độ sender flash firing
Theo mặc định, chế độ sender flash firing thường được bật và đèn sender được nháy như Nhóm A. Ở đây, chúng ta không muốn nháy đèn Speedlite gắn trên máy, do đó cài đặt sender flash firing thành ‘OFF’. Tham khảo tài liệu hướng dẫn của đèn Speedlite để biết hướng dẫn chi tiết.
Về thiết bị: Nắm rõ thiết bị của bạn
Tôi cần thiết bị gì để nháy đèn flash ngoài máy ảnh?
Ngoài các đèn Speedlite bạn muốn nháy ngoài máy ảnh (được gọi là đèn receiver hoặc slave (đèn phụ)), bạn cũng cần có đèn sender (cũng được gọi là đèn trigger hoặc master/controller (chính)). Đèn sender là đèn flash hoặc bộ truyền tín hiệu được gắn vào máy ảnh, có thể kích hoạt đèn flash ngoài máy ảnh.
Speedlite Transmitter ST-E3-RT có một màn hình LCD cho phép bạn cấu hình và điều khiển từ xa đối với đèn flash ngoài máy ảnh. Điều đó là tiện lợi khi thiết bị receiver không nằm trong tầm dễ với, chẳng hạn như đèn chính trong buổi chụp này.
Các chế độ truyền tín hiệu không dây: Vô tuyến so với quang học
Có 2 cách chính để thiết bị sender và recevier của Canon có thể giao tiếp không dây: truyền tín hiệu quang học và truyền tín hiệu vô tuyến.
Truyền tín hiệu quang học là phương thức truyền tín hiệu không dây ban đầu. Nó yêu cầu một kết nối theo đường quan sát giữa thiết bị sender và receiver. Điều này có nghĩa là các cảm biến quang học của các thiết bị cần phải đối diện nhau, và những vật cản (bao gồm các nguồn sáng mạnh khác) có thể ảnh hưởng đến sự giao tiếp.
Truyền tín hiệu vô tuyến là một phương thức truyền tín hiệu mới hơn, đáng tin cậy hơn. Nó cho phép thiết bị sender và receiver giao tiếp với nhau ngay cả khi không có đường quan sát. Nó cũng cung cấp phạm vi giao tiếp lớn hơn (khoảng 30m) so với truyền tín hiệu quang học.
Các chức năng được hỗ trợ bởi các mẫu đèn Speedlite gần đây
Xem thêm:
Hướng Dẫn Nhanh Cho Người Mua: Speedlite 600EX II-RT
Hướng Dẫn Nhanh Cho Người Mua: Speedlite 430EX III-RT
Tôi nên cẩn thận với dạng thiết lập nào khi cài đặt nháy đèn không dây?
- Kênh và ID vô tuyến không dây
Kênh và ID vô tuyến không dây giúp đảm bảo rằng 2 nhiếp ảnh gia nháy đèn flash ở cùng địa điểm không vô tình nháy đèn của nhau. Đảm bảo rằng thiết bị sender và receiver của bạn được cài đăt theo cùng kênh và có cùng ID. Nếu không, chúng sẽ không thể giao tiếp.
- Đảm bảo đèn LINK có màu xanh lá
Điều này cho biết rằng thiết bị sender và receiver của bạn đang giao tiếp với nhau. Nếu nó có màu đỏ, có thể là vì kênh/ID vô tuyến không dây là không chính xác.
- Các thay đổi nâng cao: Điều chỉnh các chức năng điều khiển nhóm nháy đèn và xem bạn có được gì
Đối với dự án này, cả hai đèn flash receiver đều được nháy bằng cùng chế độ và thiết lập công suất. Tuy nhiên, thiết bị receiver và sender có thể được chia thành các nhóm nháy đèn khác nhau với các chế độ đèn flash và thiết lập công suất khác nhau dùng chế độ "Gr". Khi bạn làm quen hơn với chụp ảnh bằng đèn flash ngoài máy ảnh, bạn có thể thử nghiệm với những thiết lập này và xem bạn có được kết quả gì.
Các hướng dẫn khác về chụp ảnh với đèn flash ngoài máy ảnh trong:
Cách Chụp Những Giọt Mưa Để Tạo Ra Ảnh Chân Dung Siêu Thực
2 Kỹ Thuật Dùng Một Đèn Để Có Ảnh Cưới Chân Dung Ngày/Đêm Tuyệt Đẹp
Tìm hiểu thêm về đèn Speedlite và những điểm cơ bản về chụp ảnh với đèn flash ở đây:
Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!
3 Tính Năng của Đèn Speedlite Bạn Có Thể Không Biết
Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Boon Pin ban đầu chụp ảnh như một cách để ghi lại những sở thích và những chuyến đi của anh. Trong một hành trình liên tục để tạo ra những tấm ảnh đẹp hơn, anh hy vọng sáng tạo ảnh sẽ chuyển tải cảm xúc và năng lượng của khoảnh khắc đó cho người xem thông qua ảnh của mình. Ngoài việc chụp các đối tượng liên quan đến du lịch cho các tạp chí trong chuyến bay, anh cũng chụp các sự kiện thể thao và văn hóa, mà anh thích vì chúng có năng lượng và cảm giác hào hứng. Ngoài công việc, anh đóng góp nội dung cho một đội xe đạp địa phương và chụp ảnh tại các cuộc đua khi lịch của anh cho phép. Anh ghi lại các chuyến phiêu lưu chụp ảnh/đạp xe trong dự án “Be Ride Back” đang diễn ra, và đang chờ hoạt động du lịch nước ngoài mở lại để anh có thể tiếp tục những chuyến phiêu lưu đó ở nước ngoài.
Trang web: http://www.cheebp.com/
Instagram: http://www.instagram.com/cheebp/