4 Thủ Thuật Chuyên Nghiệp để Chụp Ảnh Đẹp Pháo Hoa Đơn
Pháo hoa có thể được bắn đơn hoặc bắn một loạt. Sau đây là một số thủ thuật chuyên nghiệp về cách chụp pháo hoa đơn theo cách làm nổi bật hình dạng đẹp của chúng. (Người trình bày Gensaku Izumiya)
Nhấn nút chụp khi bạn nghe tiếng bùm và chỉ nhấc tay ra khi hiệu ứng pháo hoa mờ đi
Những điểm cần lưu ý khi chụp ảnh pháo hoa đơn
- Quan sát pháo hoa đầu tiên để kiểm tra độ cao và kích thước của nó.
- Cài đặt máy ảnh lên chân máy, và sử dụng công tắc từ xa để nhả cửa trập.
- Mở cửa trập ngay khi bạn nghe tiếng bùm, sau đó đóng cửa trập khi hiệu ứng pháo hoa mờ đi.
- Chụp ở vị trí dọc để chụp được toàn bộ vẻ đẹp của pháo hoa.
× Tránh chụp khi xung quanh có nhiều khói.
× Bụi từ pháo hoa có thể rải rác xung quanh địa điểm chụp, do đó thỉnh thoảng hãy lau ống kính.
EOS 5DS/ EF11-24mm f/4L USM/ 14mm/ Manual exposure (f/11, 9 giây)/ ISO 100/ WB: 3.064K
Địa điểm: Lễ Hội Pháo Hoa Nagano Ebisu-ko (2016)
Khi nào cần nhả cửa trập?
Ban đầu, hãy cài đặt khẩu độ thành f/11-16 và tốc độ cửa trập thành 10 giây trước khi nhả cửa trập.
1: Nhấn nút chụp khi bạn nghe tiếng pháo hoa được bắn lên không trung
2: Nhả nút chụp khi hiệu ứng pháo hoa mờ đi
Quan sát pháo hoa đầu tiên
Nếu pháo hoa cùng loại được bắn liên tiếp, đừng chụp pháo hoa đầu tiên. Thay vào đó, hãy quan sát nó để bạn có thể nắm được chiều cao của nó, và lượng thời gian từ lúc pháo nổ đến khi nó tan hết. Một khi bạn đã nắm chắc vị trí, hãy điều chỉnh khung hình và thử chụp pháo hoa thứ hai và các pháo sau đó trên thực tế.
Ở đây tôi sẽ giới thiệu từng kỹ thuật trong 4 kỹ thuật để chụp ảnh pháo hoa đẹp.
Thủ Thuật 1: Tốc độ cửa trập ảnh hưởng đến hình dạng pháo hoa
Trong chụp ảnh tiêu chuẩn, phơi sáng được quyết định bởi khẩu độ, tốc độ cửa trập, và độ nhạy ISO. Tuy nhiên, với pháo hoa, bạn cần phải cân nhắc tốc độ cửa trập khi chụp hình dạng pháo hoa. Cài đặt chế độ phơi sáng thành "Bulb", và mở cửa trập cho đến khi pháo hoa bung ra hết.
Cả hai ảnh bên dưới được chụp bằng f/11 và ISO 100. Tuy nhiên, hình dạng xuất hiện khác nhau vì chúng được chụp với tốc độ cửa trập khác nhau.
○ Hiệu ứng pháo hoa có hình dạng đẹp
× Hiệu ứng pháo hoa (hình dạng không đẹp bằng)
Thủ Thuật 2: Độ sáng của pháo hoa được quyết định bởi khẩu độ và độ nhạy sáng ISO
Sử dụng khẩu độ và độ nhạy sáng ISO để điều chỉnh độ sáng của pháo hoa. Để giảm thiểu nhiễu, hãy thử cài đặt độ nhạy sáng ISO thấp là ISO 100, và khẩu độ f/11-16. Nếu ảnh quá sáng, hãy khép khẩu xuống khoảng f/22. Quan sát tâm của pháo hoa trong ảnh, bạn có thể thấy rằng khi sử dụng f/11, ảnh vừa đủ. Tuy nhiên, với f/8, ảnh bị dư sáng với màu trắng bị cháy sáng, trong khi ảnh quá tối với f/22.
○ Độ sáng vừa phải
×Quá sáng (Để ý vùng lóa sáng ở giữa)
×Quá tối
Thủ Thuật 3: Thử chụp ở góc rộng hơn một chút và sau đó xén ảnh
Khi lập bố cục chụp pháo hoa đơn, một quy tắc cơ bản là chụp toàn bộ hiệu ứng pháo hoa cho vừa khung hình, từ lúc bắn pháo đến khi pháo tan. Thử chụp ở một góc rộng hơn, vì pháo hoa có thể lớn hơn bạn dự tính, hoặc có thể kéo dài. Bạn nên chụp ở khoảng 24mm, và sau đó xén ảnh.
Thủ Thuật 4: Căn thẳng tâm của pháo hoa với địa điểm phóng của chúng
Nếu có thể, hãy căn thẳng tâm với "các thùng pháo" ở địa điểm nơi pháo hoa sẽ được bắn. Khi trời tối bạn sẽ không thể nhìn thấy địa điểm đó, do đó hãy lấy nét trong khi bên ngoài trời vẫn còn sáng. Sau khi cài đặt MF đến vô cực (∞), điều chỉnh tiêu điểm trong Live View. Khi đã điều chỉnh tiêu điểm, cố định vòng điều chỉnh bằng băng keo.
Để biết thêm thông tin về kỹ thuật chụp pháo hoa, hãy tham khảo các bài viết sau đây.
2 Vật Dụng Hàng Ngày Có Thể Làm Thay Đổi Ảnh Của Bạn
Đón Năm Mới với Pháo Hoa Rực Rỡ tại Ancol, Indonesia (Phiên bản tiếng Anh)
Cẩm nang chụp ảnh pháo hoa
Cách Chụp Ảnh Pháo Hoa Nghệ Thuật Bằng Cách Chụp Cầm Tay!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1959 tại Akita, chụp pháo hoa là một niềm đam mê cả đời với Izumiya. Ông chủ yếu chụp ảnh phong cảnh, ảnh quảng cáo, con người, sản phẩm, và ẩm thực, và ảnh pháo hoa và nước. Là thành viên của Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Nhật Bản.