Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Không Ảnh: 2 Thủ Thuật Để Chinh Phục Gió

2017-12-07
0
1.14 k
Trong bài viết này:

Gió mạnh có thể làm cho rất khó chụp được ảnh sắc nét, ổn định. Kenji Kato chia sẻ cách anh chụp ảnh tảng băng trôi nổi tiếng này tại Bán Đảo Shiretoko ở Hokkaido. (Người trình bày: Kenji Kato)

Băng trên mũi Shiretoko

EOS 5DS R/ EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM/ FL: 28mm/ Shutter-priority AE (f/22, 1/1,250 giây, EV-1,0)/ ISO 400/ WB: Auto

 

Hãy để ý đến tình trạng rung máy và điều chỉnh tốc độ cửa trập một cách thích hợp

Chụp ảnh phong cảnh ngoạn mục từ trên trời cao sẽ đòi hỏi, tùy vào điều kiện, phải sử dụng trực thăng hoặc một chiếc máy bay cánh bằng nhỏ. Trước khi cất cánh, điều thiết yếu là phải theo dõi điều kiện thời tiết và khảo sát chuyển động của gió và mây một cách cẩn thận.

Máy bay thường bay ở tốc độ khoảng 200km/giờ, nhưng hãy thử giảm tốc độ xuống khoảng 100km/giờ trước khi bạn muốn chụp. Không thể sử dụng chân máy vì lực rung của máy bay sẽ truyền sang chân máy và làm cho chân máy bị rung lắc. Khi chụp ảnh máy bay đẹp từ trên cao, nhòe do rung máy thường là yếu tố làm bạn lo lắng nhất. Như thế, hãy điều chỉnh tốc độ cửa trập khi tình huống yêu cầu.

 

Hình ảnh đại dương hùng vĩ được tạo ra bởi băng trôi

Vào mùa đông, băng trôi bao bọc bán đảo Shiretoko. Quang cảnh kỳ vĩ này, không thể thấy từ mặt đất, rộng lớn đến mức khó chụp hết. Sử dụng chế độ shutter-priority AE, tôi cài đặt tốc độ cửa trập thành 1/1.250 giây để tránh làm nhòe ảnh.

Với máy bay ở vị trí bên trên dãy núi Shiretoko, chúng tôi hướng về phía mũi Shiretoko. Khi quyết định bố cục, tôi lập khung hình sao cho nhìn thấy rõ dãy núi ở phía xa đằng sau để ảnh có độ sâu. Cẩn thận để chụp đúng khoảnh khắc khi ánh sáng chiếu đẹp lên mũi đất và tảng băng trôi, và cũng đảm bảo sự cân bằng chung của các yếu tố, tôi chụp toàn bộ cảnh bằng đầu góc rộng 28mm của ống kính.

 

THỦ THUẬT 1: Chụp ở chế độ shutter-priority AE ở tốc độ 1/1.000 giây trở lên

Khi điều kiện thời tiết và gió mạnh làm cho máy bay rung, những rung chấn này cũng sẽ được truyền vào máy ảnh và thân mình của bạn. Điều này là rất đúng khi chụp ở 50 megapixel, vì hiện tượng nhòe do rung máy có thể trở nên rõ hơn ngay cả với tốc độ cửa trập 1/800 giây. Ở những điều kiện này, chúng ta thường muốn có tốc độ cửa trập cao hơn 1/1.000 giây, do đó tôi cài đặt tốc độ cửa trập thành 1/1.250 giây.
 

so sánh tốc độ cửa trập

1/1.000 giây

so sánh tốc độ cửa trập

1/500 giây

 

Lấy ví dụ, chúng ta xem hai tấm không ảnh chụp mái ngói của Lâu Đài Himeji, được chụp vào một dịp riêng. Sau khi phóng to cả hai ảnh, chúng ta có thể thấy rằng ảnh chụp ở 1/500 bị nhòe rõ hơn.

 

THỦ THUẬT 2: Sử dụng một sợi dây cao su để treo máy ảnh lên trần máy bay

Trước đây, tôi sử dụng chân máy đơn hoặc chụp cầm tay. Tuy nhiên, một cách hiệu quả để tránh rung máy không bao gồm gắn máy ảnh vào máy bay, và dùng một sợi dây cao su với một đầu móc vào khung máy bay và đầu kia móc vào máy ảnh. Độ đàn hồi của sợi cao su sẽ giúp hấp thu hầu hết chấn động và tránh hiện tượng nhòe do rung máy.

máy ảnh có sợi dây cao su

Cách treo máy ảnh
Buộc một sợi dây cao su vào giữa máy ảnh và ống kính Gắn đầu kia của sợi dây lên khung máy bay. Đảm bảo rằng bạn có thể điều chỉnh chiều dài của sợi dây một cách nhanh chóng và dễ dàng, và có chỗ để dịch chuyển máy ảnh sang trái và phải.

 

Địa điểm chụp: Shari, Huyện Shari, Hokkaido
Thời điểm chụp:
Cuối tháng 2, 11 giờ sáng 

Một chuyến bay thẳng trên một chiếc Cessna đến Bán Đảo Shiretoko từ Sân Bay Memanbetsu mất khoảng 30 phút. Tuy nhiên, một khi đã ở trên trời, quần áo ấm và găng tay thích hợp là vật thiết yếu để bảo vệ bản thân tránh cái lạnh tê tái. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị say máy bay vì máy bay thường xuyên rung lắc do gió mạnh. Cuối cùng, hãy chuẩn bị 3 viên pin dự phòng trước khi khởi hành phòng khi cạn pin trong chuyến bay 90 phút.

 

Để biết thêm các bài viết về nhiếp ảnh, hãy tham khảo các bài viết sau đây: 
Sự Hấp Dẫn của Không Ảnh: Chụp Phong Cảnh Khó Dự Đoán Ở Điều Kiện Khó
Củng Cố Mối Liên Kết Giữa Hai Quốc Gia Thông Qua Triển Lãm Không Ảnh - Aspiring New Zealand
Chụp Không Ảnh

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Kenji Kato

Sinh tại Thành Phố Yokohama, Kanagawa, Kato học nhiếp ảnh thương mại tại Kanda Studio ở Nhật Bản và sau đó trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Vào năm 1999, anh bắt đầu chụp không ảnh và kể từ đó đã thực hiện trên 6500 giờ bay, tổng cộng trên 200 ngày trên không trung. Anh cũng đã tổ chức các triển lãm ảnh có tiêu đề “From the Skies of Japan” vào năm 2006 và 2009. Kato tiếp tục tìm kiếm và chụp những phong cảnh Nhật Bản chưa được khám phá từ trên trời.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi