Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Chụp ảnh từ trên cao

2016-08-08
1
3.66 k
Trong bài viết này:

Nhiếp ảnh gia Simon Taplin đưa nhiếp ảnh lên một tầm cao mới (theo đúng nghĩa đen) khi anh chinh phục bầu trời bằng chiếc máy ảnh của mình.

Ngoài việc chụp ảnh cho các doanh nghiệp, dự án quảng cáo hoặc chân dung, vị nhiếp ảnh gia kì cựu Simon Taplin còn say mê nghệ thuật chụp ảnh từ trên cao (aerial photography) để tạo nên những bức ảnh toàn cảnh thú vị. Hãy cùng trò chuyện với anh để xem cảm giác chụp ảnh từ trên cao là như thế nào và cần phải làm gì để trở thành một nhiếp ảnh gia thể loại này.

Điều gì khiến anh bắt đầu theo đuổi thể loại nhiếp ảnh từ trên cao này?

Sáng tạo là một quá trình tái tạo liên tục. Là một nhiếp ảnh gia, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tìm ra những cách thức mới và sáng tạo. Nghệ thuật & khoa học có liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy sử dụng các công nghệ mới nhất để tạo ra tác phẩm mới luôn làm tôi phấn khích.

Tôi đã luôn luôn có niềm đam mê dành cho bay lượn song song với nhiếp ảnh nên việc này hoàn toàn hợp lý và là một tiến trình tự nhiên. Ảnh từ trên cao khiến cho câu chuyện của tôi hoàn hảo hơn bằng cách thêm vào đó một chiều hướng, một góc nhìn khác và mở ra một thế giới sáng tạo hoàn toàn mới.

Sau khi có được giấy phép phi cơ riêng, tôi bắt đầu bay và chụp ảnh từ cửa sổ của chiếc máy bay cánh cao Cessna 172 bằng chiếc Canon EOS 1Ds Mark II và ống kính EF 70-200mm L series, khi đó tôi làm việc cho một dự án của Anh. Sau này, sự ra đời của drone (thiết bị bay điều khiển từ xa) đã mang đến những lợi ích rõ rệt cho công việc chụp ảnh từ trên cao. Khi đó, tôi đã tham gia vào một lớp kĩ năng điều khiển drone bằng sóng radio tại địa phương và học tất tần tật những gì có thể về ắc quy và xây dựng kĩ năng cho mình.

Chụp ảnh từ trên cao khác như thế nào so với những thể loại nhiếp ảnh khác?

Thực tế cũng không khác biệt đến vậy. Bạn chỉ là đang sử dụng một “công cụ” khác để chụp lại một bức ảnh. Như trước kia chúng ta bị giới hạn rất nhiều trong tầm nhìn của một con sâu nhìn từ mặt đất lên thì bây giờ chúng ta thực sự có được lợi thế tầm nhìn của một chú chim. Vẻ đẹp tự nhiên cùng kiến trúc nhân tạo có thể làm nên những hình ảnh rất ngoạn mục.

Nói vậy thôi chứ quay phim/video từ trên cao đòi hỏi những kĩ năng hoàn toàn khác. Chiếc máy bay khi đó trở thành “dolly” (thuật ngữ phim chỉ kệ nâng máy quay) và là cách thức để bạn di chuyển máy ảnh một cách mượt mà về hướng nào đó. Điều này đòi hỏi kĩ năng bay mượt mà bằng một nút điều khiển nhỏ xíu để có được những chuyển động êm ái. Hầu hết các thiết bị bây giờ đều được tối ưu hóa để người dùng dễ dàng điều khiển hướng bay cũng như chụp hình và bạn cần phải thực hành các bước di chuyển của mình, lên kế hoạch đường bay kết hợp với di chuyển máy ảnh.

Anh có cả giấy phép phi công riêng và chứng chỉ sử dụng thiết bị. Những thứ đó có cần thiết để thực hiện công việc nhiếp ảnh từ trên cao hay không?

Không hề. Tôi học bằng phi công để chụp ảnh từ trên cao trước khi thiết bị bay điều khiển từ xa ra đời trên thị trường. Nếu sử dụng cho mục đích giải trí, bạn không cần phải có giấy phép miễn là bạn làm theo và tuân thủ các quy định về việc sử dụng thiết bị bay không người lái được ban hành bởi cơ quan hàng không dân sự tại nước bạn. Tất nhiên là bạn không được điều khiển thiết bị trong những khu vực có thể gây tổn hại cho người khác, trong vùng không phận được kiểm soát hoặc tại các sự kiện đông người.

Nếu bạn đang cung cấp dịch vụ quay phim chụp ảnh trên không trong vai trò một doanh nghiệp, bạn phải hoàn thành chứng chỉ sử dụng dành cho doanh nghiệp. Hiện tại một số quốc gia đã có những khóa học do cơ quan hàng không dân dựng tổ chức. Đề cương khóa học cơ bản bao gồm luật hàng không, kiểm tra kỹ năng xử lý tình huống của bạn, thực hiện bay bình thường theo hình số 8 (tất cả nút điều khiển lượn trái và phải đều bị đảo ngược) và thực hiện hành an toàn/ hạ cánh khẩn cấp. Các nước khác nhau có những yêu cầu khác nhau, nhưng nói chung bạn sẽ phải viết ra một cuốn cẩm nang cá nhân về các quy trình an toàn và lịch trình bảo trì.

Một khi đã có được những giấy tờ đó, bạn sẽ có thể nộp đơn xin bảo hiểm trách nhiệm công cộng, và có được cấp phép kiểm soát không lưu cần thiết từ cơ quan hàng không. Hiếm có nhà sản xuất hay đoàn làm phim nào sẽ thuê bạn nếu bạn không có những giấy từ chứng nhận này.

Có thiết bị phải có nào mà một nhiếp ảnh gia trên cao bắt buộc phải mang theo khi chụp ảnh không?

Cần có túi chống cháy để đựng pin khi di chuyển hoặc bảo quản pin dự phòng tại nhà. Đã xảy ra nhiều tình huống cháy pin trong cabin máy bay chở hành khách do người ta vận chuyển pin không đúng cách, điều này rất đáng báo động. Các hãng hàng không đang theo dõi sát sao vấn đề này và hiện đang xem xét lại những vật dụng an toàn có thể vận chuyển. Hãy kiểm tra lại với hãng hàng không của bạn để biết được phép mang theo những gì trước khi bay. Hãy chắc chắn rằng bạn dán kín bất kỳ chỗ kim loại nào hở ra ở những đầu nối để tránh sự số chập mạch.

Thiết bị bay điều khiển từ xa là một phần không thể thiếu trong kho thiết bị của tôi hiện nay. Khách hàng của bạn sẽ kì vọng bạn sở hữu một thiết bị như vậy. Trong giai đoạn ban đầu, chúng tôi thường tự sản xuất thiết bị (hầu hết tự chế tại nhà), kiểm tra và siết chặt các mối nối, hàn lại dây nếu bị hư hỏng, vì vậy chúng tôi luôn phải mang bộ công cụ hàn sắt và bộ sạc pin. Bây giờ với các thiết bị sản xuất sẵn, chúng tôi chỉ phải mang theo một chiếc hộp, một chút băng Velcro và một vài dây siết cáp.

Anh sẽ giới thiệu thiết bị Canon nào để sử dụng cho chụp ảnh từ trên cao?

Là một người sử dụng Canon trong công việc, tôi đã tự xây dựng nên khung máy bay để nâng đỡ chiếc EOS 5D Mark III của mình, nên chắc chắn tôi sẽ khuyên mọi người sử dụng chiếc máy ảnh này.

Anh phải đối mặt với những hạn chế gì và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến những bức ảnh của anh?

Thời gian đầu chúng tôi gặp phải vấn đề rung động từ khung máy bay truyền sang máy ảnh khiến cho màn trập bị rung hay còn gọi là “hiệu ứng Jello”. Người ta đã nghiên cứu giải quyết được vấn đề này rồi. Giới hạn lớn nhất hiện nay một số người chưa qua đào tạo không hiểu được những nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng thiết bị không đúng hoặc một cách vô trách nhiệm. Điều đó tạo ra một vài tin xấu. Tôi muốn nhấn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng của kiến thức và sự tôn trọng đáng có dành cho thiết bị này.

Một số vấn đề kĩ thuật mà anh từng gặp phải khi chụp ảnh là gì?

Vào những ngày đầu, chúng tôi phải tính toán rất nhiều để cấu hình phần cứng và phần mềm vì các thiết bị không tương thích, phải xử lý sự cố, nghiên cứu tỷ lệ tải hợp lý để thiết bị có thể mang được những chiếc máy ảnh nặng hơn

Còn bây giờ, mọi thứ đều có sẵn cho bạn và có cả những giải pháp “chìa khóa trao tay”. Bạn chỉ cần cắm vào và bay!

Với sự ra đời gần đây của thiết bị bay điều khiển từ xa, nhiếp ảnh từ trên cao đã thay đổi như thế nào?

Định luật Moorse có phát biểu rằng năng lượng và công nghệ xử lý phát triển gấp đôi qua mỗi 18 tháng và giá cả thì tụt dốcThiết bị này đang ngày càng an toàn và đáng tin cậy hơn với những tính năng an toàn liên tục được phát triển. Một trong những tính năng mới nhất là khả năng tránh vật cản, khả năng nhận ra vật cản từ xa, điều đã luôn là mối rủi ro.

Khoảnh khắc nào là đáng nhớ nhất với anh khi chụp ảnh từ trên cao?

Đó là một cảm giác hoàn toàn chìm đắm như bạn đang thực sự bay lượn. Một trải nghiệm độc nhất vô nhị.

Hãy chia sẻ với chúng tôi những bức ảnh yêu thích của anh và vì sao anh lại thích chúng.

Chắc là tấm chụp Núi lửa Ijien, phía đông Central Java. Khi đó tôi đang làm việc cho một dự án phim tài liệu về những người thợ mỏ lưu huỳnh làm việc trong núi lửa phải mang 80kg lưu huỳnh từ đáy lên miệng núi lửa (và trở lại). Đó là lần leo núi liên tục trong 4 giờ đồng hồ giữa làn khói lưu huỳnh độc hại. Quả là một trải nghiệm gian nan. Chúng tôi khởi hành từ 3 giờ sáng, leo bộ 2 tiếng đồng hồ đến rìa miệng núi lửa để chụp cảnh mặt trời mọc và cả cảnh tượng đối lập ở mặt hồ màu xanh ngọc tĩnh lặng trên mặt núi lửa được điểm thêm bằng làn khói lưu huỳnh màu vàng nóng hổi bốc lên, tất cả làm nên những bức ảnh tuyệt đẹp.

Anh sẽ gửi lời khuyên gì đến những nhiếp ảnh gia muốn thử sức với thể loại này?

Có khá nhiều phần mềm mô phỏng tốt trên thị trường để bạn sử dụng với máy tính thông qua cổng USB. Đây sẽ là một cách tuyệt vời để bắt đầu tập luyện và sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản lớn vào những vụ “tai nạn ảo” về lâu dài.

Hãy tham gia vào một câu lạc bộ để học cách lái một cách điêu luyện, an toàn vàhọc hỏi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Đâm hỏng vài chiếc máy bay thực sẽ khiến bạn tôn trọng những thiết bị điều khiển bằng sóng radio!

Hãy bay cùng với một người bạn để họ có thể giúp “hoa tiêu” cho thiết bị của bạn khỏi những vật cản nguy hiểm. Hãy bay an toàn, thưởng thức trải nghiệm đó và mở ra một thế giới sáng tạo hoàn toàn mới.

 

 

Simon Taplin
Hồ sơ nhiếp ảnh gia
Simon là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong suốt 18 năm qua. Anh được đào tạo theo cách cổ điển để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh tĩnh nhưng anh áp dụng những quy tắc của mình vào một trường phái nhiếp ảnh không mấy “tĩnh” về con người và phong cách sống. Trong những năm gần đây, Simon đã làm việc cho vô số những khách hàng và doanh nghiệp quốc tế lớn như JWT, Saatchi & Saatchi, Leo Burnett, BBDO và Corbis. Danh sách khách hàng của anh bao gồm Unilever, P&G, Nokia, Cathay Pacific, hãng hàng không Qatar Airways, hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines, MasterCard, Heineken. Danh sách giải thưởng nhiếp ảnh của anh bao gồm D&AD, The One Show, Communication Arts và Archive and PDN. Bên cạnh việc kiếm tiền từ nhiếp ảnh, Simon còn chia sẻ kiến thức của mình bằng cách thường xuyên tham dự những buổi hội thảo nhiếp ảnh của Aperture Asia được tổ chức tại nhiều điểm đến đẹp nổi tiếng tại châu Á. Số tiền thu được từ các hội thảo này được dành cho việc duy trì những chương trình trách nhiệm xã hội cho những trẻ em cơ nhỡ khắp Đông Nam Á.www.simontaplin.com
Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi