Chụp Ảnh Phong Cảnh Ấn Tượng
Bạn đã từng thấy rằng các tấm ảnh phần nào thiếu ấn tượng khi bạn chụp ảnh phong cảnh hay chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật để tạo ra những tấm ảnh phong cảnh ấn tượng bằng cách sử dụng hiệu quả ống kính của máy ảnh và bố cục. (Người trình bày: Hidehiko Mizuno, Shirou Hagihara)
Làm mờ ống kính để tạo ra hiệu ứng đẹp
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL:24mm/ Manual exposure (1/15 giây., f/11)/ ISO 400/ WB: 4,800K
Ánh sáng mặt trời buổi sáng xuyên qua đám cây vào núi. Để nhấn mạnh không khí tạo ra bởi sương sớm, tôi làm mờ ống kính bằng hơi thở. Làm như thế để khuếch tán ánh sáng ngược nhằm tạo ra hình ảnh mờ mịn.
Nếu bạn thấy rằng ảnh phần nào thiếu ấn tượng, hãy thử làm mờ ống kính bằng hơi thở. Bạn sẽ có thể tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn bằng cách điều chỉnh vị trí và mức mờ tùy theo bố cục và đối tượng. Có thể dễ dàng tạo ra hiệu ứng này khi sương có khả năng xuất hiện ở nhiệt độ thấp, chẳng hạn như vào buổi sáng hoặc chạng vạng, nhưng lưu ý rằng ống kính máy ảnh có thể không dễ mờ nếu có gió thổi. Một khi đã làm mờ ống kính, hãy chụp ngay. Sẽ là lý tưởng nếu toàn bộ bề mặt được phủ một lớp sương mỏng đều. Ảnh sẽ trông thiếu tự nhiên nếu ống kính mờ một phần hoặc khô, điều này làm cho hiệu ứng không đều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm nổi bật một đối tượng cụ thể, chẳng hạn như một bông hoa, là chủ đề chính, bạn có thể điều chỉnh hiệu ứng để phủ lên nó một lớp sương mỏng.
Kỹ thuật
Hiệu ứng khác nhau tùy vào cách ống kính được làm mờ như thế nào
Ảnh sẽ thiếu ấn tượng khi ống kính không được làm mờ
Mặc dù ảnh rõ và tự nhiên nhưng phần nào có vẻ đơn điệu. Bóng cây dài được tạo ra, nhưng các tia nắng sớm không đủ mạnh để tạo ra hiệu ứng sương.
Hãy thổi vào ống kính và kiểm tra hiệu ứng
Đây là hình thức của nó ngay sau khi thổi vào ống kính. Hiệu ứng này có thể tồn tại lâu hơn hoặc ngắn hơn tùy vào sức gió và hướng gió, do đó bạn nên kiểm tra hiệu ứng cẩn thận trong khi chụp.
Đưa chân trời vào bố cục để có một tấm ảnh phong cảnh ấn tượng hơn
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL:24mm/ Aperture-priority AE (5 giây, f/11, -0,7EV)/ ISO 100/ WB: Daylight
Tôi chụp ảnh này sau khi tia nắng hoàng hôn biến mất và khi bầu trời không còn vẻ đẹp. Bằng cách che một phần bầu trời ở đầu trên bằng ba chiếc lá để loại bỏ khoảng không thừa, tôi có thể tạo ra không khí cảnh quan cô đọng.
Trong ảnh phong cảnh có đối tượng là hồ nước, mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn thường được đưa vào bố cục. Tuy nhiên, một trong những thử thách nằm ở cách chúng ta chụp bầu trời. Nếu có những đám mây có hình thù đẹp giúp tăng thêm vẻ biểu cảm cho bầu trời, bạn có thể tạo ra một ấn tượng mạnh ngay cả khi nó chiếm một phần lớn bố cục. Ngược lại, sẽ khó gợi nên bất kỳ dạng tình cảm nào chỉ bằng bầu trời xanh hay xám, hoặc không có sự hiện diện của tia sáng mặt trời mọc hay mặt trời lặn có màu sắc sống động. Để giải quyết vấn đề này, hãy tìm một nơi dưới những cái cây bên hồ và che phần trên của ảnh bằng nhánh cây và lá cây. Làm như thế sẽ giúp che một phần của bầu trời không biểu cảm, dẫn đến một bố cục cô đọng hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý kỹ hình dạng của các nhánh cây và lá cây trong trường hợp này, cụ thể là, hình dạng của nhánh cây phải đẹp, và không được có bất kỳ khoảng trắng lớn nào giữa các lá cây. Ngoài ra, đảm bảo rằng có thể nhìn thấy được nền sau ở mức độ nhất định, nếu không bố cục sẽ có vẻ ngột ngạt. Lựa chọn ống kính lý tưởng cho bố cục như thế sẽ là một ống kính góc rộng. Bạn có thể thấy ngay rằng dùng một góc rộng 16mm hoặc 24mm sẽ giúp làm nổi bật lượng nhánh cây và lá cây che bầu trời, đồng thời nhấn mạnh quy mô của phong cảnh. Ngoài ra, vì đối tượng là hồ nước, nó sẽ trông thiếu tự nhiên nếu đường chân trời bị nghiêng, do đó cần phải đảm bảo đường chân trời cân bằng.
Kỹ thuật
Che khoảng không trống rỗng bên trên đường chân trời bằng lá cây để có bố cục cô đọng
Bố cục sẽ có vẻ ngột ngạt với các nhánh cây che cảnh núi ở nền sau
Hình dạng không đều của các nhánh cây sẽ tạo ra ấn tượng rời rạc, làm cho ảnh bị thiếu cân bằng. Ngoài ra, bố cục sẽ có vẻ ngột ngạt với các nhánh cây che cảnh núi ở nền sau. Trường hợp này có thể là một bố cục hay nếu các nhánh cây là chủ đề chính, nhưng không hay nếu đối tượng của bạn là hồ nước.
Sinh năm 1968 tại Kyoto. Các tác phẩm ông đã công bố xoay quanh các thắng cảnh, và cũng xoay quanh các đền thờ ở Kyoto.
Sinh năm 1959 tại Yamanashi. Sau khi tốt nghiệp trường Nihon University, Hagihara tham gia hoạt động ra mắt tạp chí nhiếp ảnh, ‘fukei shashin’, ông làm biên tập và nhà xuất bản ở đó. Sau đó ông từ chức và trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Hiện nay, Hagihara tham gia hoạt động nhiếp ảnh và các tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Ông là thành viên của Society of Scientific Photography (SSP).