Những Điều Kỳ Thú của Khẩu Độ f/2.2 Trong Chụp Ảnh Tĩnh Vật
Tạo hiệu ứng bokeh ở khẩu độ tối đa là rất thú vị, nhất là khi ống kính của bạn có khẩu độ rộng đến f/1.8 hoặc f/2.0 và mang lại cho bạn một hiệu ứng nhòe đẹp, mờ mịn. Nhưng một khẩu độ siêu rộng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất khi bạn chụp các vật thể nhỏ. Sau đây là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khuyên dùng một khẩu độ hẹp hơn một chút, với f/2.2 như một quy tắc căn bản. (Người trình bày: Teppei Kohno)
Khẩu độ tối đa không phải lúc nào cũng là tối ưu để tạo ra những tấm ảnh có hiệu ứng bokeh đẹp
Trong Kỹ Thuật Aperture-Priority AE #1, chúng ta đã biết được rằng một ống kính có khẩu độ tối đa càng lớn (số f tối thiểu càng nhỏ) có thể tạo ra một hiệu ứng bokeh càng mạnh, và chúng ta được khuyến khích sử dụng khẩu độ tối đa để làm cho các đối tượng được nổi bật hơn so với hậu cảnh.
Thực ra, những khẩu độ cực rộng như f/1.4 hoặc f/1.8 có thể tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh đẹp. Đó là một lý do chính tại sao ống kính một tiêu cự Canon được yêu thích nhất để chụp chân dung (chẳng hạn như ống kính 50mm và 85mm) có thể có khẩu độ rộng đến f/1.2.
Tuy nhiên, trong một số tình huống khác, việc sử dụng bokeh ở khẩu độ tối đa có thể không lý tưởng lắm.
Những lý do để sử dụng khẩu độ hẹp hơn một chút
- Nếu số f quá nhỏ, mặt phẳng tiêu trở nên quá hẹp, làm cho khó lấy nét.
- Nếu hiệu ứng bokeh hậu cảnh quá mạnh, nó có thể làm cho đối tượng chính có vẻ bị chìm trong hiệu ứng nhòe.
- Đối với một số loại đối tượng, những quang sai ống kính nhất định trở nên rõ hơn ở khẩu độ tối đa, làm cho ảnh trông ít sắc nét hơn.
Một tình huống trong đó sử dụng khẩu độ hẹp hơn một chút có thể mang lại kết quả tốt hơn là khi bạn chụp những vật thể nhỏ. Để bắt đầu, hãy thử f/2.2.
Hãy xem xét những ảnh sau đây được chụp dùng chế độ Aperture-priority AE. Khi xem xét những ảnh này đặt kề nhau, bạn có thể nhận ra những điểm khác biệt hay không?
f/1.8
f/1.8/ 1/80 giây/ ISO 200
f/2.2
f/2.2/ 1/150 giây/ ISO 200
Chúng ta hãy xem phiên bản lớn hơn của những tấm ảnh này.
f/2.2
Hiệu ứng bokeh mạnh được tạo ra, và đối tượng chính được lấy nét chính xác.
f/1.8
Hiệu ứng bokeh rất hấp dẫn, nhưng ảnh trông không sắc nét lắm.
Kỹ thuật bổ sung: Tăng Picture Style "Contrast" và "Saturation"
Khi chụp những vật nhỏ, quá nhiều bokeh cũng có thể làm cho ảnh trông tẻ nhạt. Ngoài việc chụp với khẩu độ hẹp hơn một chút, hãy thử tăng các thiết lập "Contrast" và "Saturation" trong trình đơn Picture Style [Detail set. (Thiết lập chi tiết)]. Việc này sẽ thêm màu sắc và vẻ sinh động cho ảnh của bạn.
Picture Style - Standard
(Sử dụng các tham số mặc định)
Mặc dù có hiệu ứng bokeh đẹp, màu sắc bị ức chế làm cho ảnh có vẻ tẻ nhạt.
Picture Style - Standard
(Contrast +3, Saturation +2)
Ảnh có được vẫn có hiệu ứng bokeh hậu cảnh đẹp, nhưng trông ấn tượng hơn.
Bạn không chắc thay đổi thiết lập khẩu độ như thế nào? Nhấp vào đây để biết các hướng dẫn từng bước
Bạn hãy tự thử!
Nếu bạn sở hữu một ống kính EF50mm f/1.8 STM, EF-M22mm f/2.0 STM hoặc bất kỳ ống kính khẩu độ lớn nào khác, bạn có thể tự thử cách này: Tìm một số vật trang trí, tượng nhỏ hoặc một số vật thể nhỏ khác. Chụp chúng ở khẩu độ tối đa, và sau đó khép khẩu xuống f/2.2 và thử lại. So sánh kết quả. Bạn cũng có thể thử các khẩu độ hẹp hơn và xem ảnh thay đổi như thế nào. Những khác biệt có thể là nhỏ, nhưng nó ảnh hưởng đến ấn tượng của người xem đối với ảnh của bạn. Trong một số tình huống, bạn có thể có được kết quả tốt hơn khi sử dụng khẩu độ hẹp hơn nữa (chẳng hạn như f/2.5 hoặc f/2.8)!
Xem khẩu độ f/2.2 được sử dụng như thế nào để chụp một tấm ảnh đồ ăn đẹp trong:
5 Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh Cần Thử Trong Chuyến Đi Tiếp Theo Của Bạn
Bạn cũng có thể muốn tham khảo:
Cách Tạo Ra Hậu Cảnh Lấp Lánh Bằng Vòng Tròn Bokeh Cho Ảnh Vật Trang Trí Đẹp
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.