Những CHTG về Máy Ảnh #19: Cách Chụp Ảnh Ấn Tượng về Một Chiếc Xe Đang Chạy Bằng Kỹ Thuật Chụp Liên Tục
Chụp liên tục là một kỹ thuật cơ bản cần sử dụng khi chụp một chiếc xe lửa đang chạy. Bài viết này sẽ cho bạn biết bạn có thể tinh chỉnh kỹ thuật của mình để có được những tấm ảnh trông ấn tượng hơn nữa. (Người trình bày: Hirokazu Nagane)
Cảnh 1: Cách có được ảnh đẹp nhất về đầu máy xe lửa hơi nước, có khói bốc ra
Ảnh Đẹp Nhất: EOS 7D Mark II/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 241mm (tương đương 385mm)/ Manual exposure (f/7, 1/400 giây)/ ISO 1000/ WB: Cloudy
Xe lửa SL Banetsu Monogatari chạy theo tuyến đường ray Banetsu-West giữa các Quận Fukushima và Niigata của Nhật Bản. Để ghi lại cảm giác hoài cổ của đầu máy xe lửa hơi nước, tôi tìm một đường hầm có kiến trúc đá khối tự nhiên. Ảnh này được chụp ở một khu vực an toàn trước khúc cong của đường ray. Tôi muốn chụp mặt trước của chiếc xe lửa bằng một ống kính tele.
Đầu máy xe lửa hơi nước giống như một sinh vật, và do đó mọi cảnh có nó sẽ tạo thành một tấm ảnh độc đáo. Ấn tượng của ảnh sẽ thay đổi tùy vào hình dạng của khói. Vì chúng ta không thể dự đoán chuyển động của khói, kỹ thuật cơ bản gồm có chụp nhiều tấm dùng một chiếc máy ảnh có chức năng chụp liên tục hoàn hảo để có được một tấm ảnh hoàn hảo.
Khi đầu máy xe lửa hơi nước tiến về phía máy ảnh, bạn có thể muốn sử dụng AI Servo AF. Nhưng vì nó xuất hiện nhanh và đột ngột từ đường hầm tối, bạn có thể vẫn có rủi ro bỏ mất khoảnh khắc quan trọng nếu bạn làm như thế. Ngay cả như thế, miễn là bạn chuẩn bị máy ảnh để lấy nét một khi chiếc xe lửa đến tiêu điểm, bạn sẽ ổn.
Để có ảnh đẹp nhất, bạn sẽ cần phải chọn một tấm từ một loạt tấm đã chụp bằng chức năng chụp liên tục một khi chiếc đầu máy xe lửa hơi nước xuất hiện từ đường hầm. Bạn có thể biết bằng cách so sánh 1 khung hình trước và 1 khung hình sau của ảnh.
1 khung trước ảnh đẹp nhất: Lượng khói ít
1 khung sau ảnh đẹp nhất: Quá nhiều đá khối và dây leo bị khói bao phủ
Cảnh 2: Cách chụp ảnh xe lửa ấn tượng bằng ống kính góc rộng
EOS 7D Mark II/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 19mm (tương đương 30mm)/ Manual exposure (f/5,6, 1/6.400 giây)/ ISO 1000/ WB: Daylight
EOS 7D Mark II được sử dụng với ống kính tương đương 30mm để chụp ảnh này với một chiếc xe lửa Narita Express. Khi chụp ảnh những cảnh như thế này, tốc độ rõ ràng là rất nhanh, do đó nên sử dụng một chiếc máy ảnh có chức năng chụp liên tục hoàn hảo. Với khả năng chụp ở tốc độ 10 fps, tôi thấy rằng EOS 7D Mark II thực sự rất hiệu quả về mặt này. (Sau đây là nội dung đánh giá chi tiết về hiệu năng của EOS 7D Mark II trong chụp ảnh xe lửa.)
Để chụp được một cảnh ấn tượng với một chiếc xe lửa đang chạy, bạn có thể chụp hướng lên từ một góc thấp bằng ống kính góc rộng, từ trong mặt lõm của đường cong của đường ray xe lửa. (Đọc thêm về vị trí máy ảnh và góc máy.) Tốc độ cửa trập nên ở tối thiểu là 1/4000 giây. Ảnh này được chụp ở 1/6400 giây để chiếc xe lửa sẽ không bị nhòe chuyển động.
Dùng góc rộng sẽ làm tăng hiệu ứng phối cảnh, nhưng vì bầu trời chiếm tỉ lệ lớn hơn trong ảnh, chiếc xe lửa có vẻ có ấn tượng ít hơn. (Để biết thêm về vấn đề này, hãy đọc các bài viết của chúng tôi về Hiệu Ứng Ảnh của Ống Kính Góc Rộng và Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Đối Với Ống Kính Góc Rộng.) Về độ dài tiêu cự, chúng tôi khuyên dùng ống kính tương đương 28 – 50mm sao cho chiếc xe lửa trông không quá nhỏ. Trong trường hợp này, chúng tôi sử dụng độ dài tiêu cự tương đương 30mm. Bằng cách này, có thể chụp ảnh ở một vị trí an toàn cách xa đường ray.
Bạn muốn chụp ảnh xe lửa? Bạn có thể muốn đọc bài viết này để biết các ý tưởng về cách cải thiện ảnh chụp xe lửa của bạn.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1974 tại Yokohama. Sau khi tốt nghiệp trường Musashi Institute of Technology (hiện nay được gọi là trường ‘Tokyo City University’), ông học ở nhiếp ảnh gia chụp xe lửa Mitsuhide Mashima, là CEO của Mashima Railway Pictures. Trong những năm gần đây, ông tham gia giải thích các kỹ thuật chụp ảnh xe lửa trong các tạp chí nhiếp ảnh, và viết hướng dẫn chụp ảnh xe lửa. Ông đi khắp Nhật Bản chụp ảnh xe lửa với khẩu hiệu "chụp ảnh như đời thực để bạn có thể nghe thấy âm thanh của xe lửa khi nhìn vào ảnh".