Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Có Nên Đưa Mặt Trời Vào Khung Hình Hay Không
Có nên đưa mặt trời vào ảnh hay không—đó là câu hỏi mà nhiều nhiếp ảnh gia thấy khó trả lời khi chụp ảnh phong cảnh. Nhưng đây là một quyết định có thể ảnh hưởng đến phong cách đặc trưng của nhiếp ảnh gia. Chúng ta hãy xem hai nhiếp ảnh gia khác nhau sử dụng mặt trời khéo léo như thế nào. (Người trình bày: Yoshio Shinkai, Minefuyu Yamashita)
Bao gồm mặt trời: Khi được thực hiện tốt, bầu trời sẽ rất đẹp
EOS 5DS R/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 28mm/ Aperture-priority AE (f/22, 1/500 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ảnh của Yoshio Shinkai
Yoshio Shinkai cho biết:
"Nhiều người muốn chụp ảnh phong cảnh có bầu trời xanh cuối cùng phải từ bỏ vì ngược sáng. Nhưng đừng quên rằng việc đưa mặt trời vào ảnh sẽ làm xuất hiện vẻ đẹp của bầu trời, tạo ra ảnh có ấn tượng mạnh hơn.
Khi bạn đưa mặt trời vào khung hình, chỉ cần cẩn thận với hiện tượng lóa ống kính, và tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời qua khung ngắm. Bạn có thể muốn cân nhắc chuyển sang chế độ Live View hoặc thực hiện cách khác nào đó để bảo vệ mắt."
Thủ thuật: Để tạo ra hiệu ứng mờ mịn, hãy làm mất nét ở khẩu độ tối đa
EOS 5DS R/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 21mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/6000 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Manual
Ảnh của Yoshio Shinkai
Để làm cho mặt trời mạnh hơn và sáng hơn, hãy khép khẩu và tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, giống như tôi làm trong ảnh ví dụ ở f/22.
Để làm cho mặt trời dịu hơn trong ảnh, hãy mở khẩu đến gần mức tối đa. Đây là cách tôi thực hiện với ví dụ thứ hai, được chụp ở khẩu tối đa của ống kính là f/4 để tạo ra cảm giác ánh nắng dịu của mùa thu.
Không bao gồm mặt trời: Làm nổi bật màu sắc của phong cảnh khi được thực hiện vừa phải
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 17mm/ Aperture-priority AE (f/18, 1/125 giây, EV+0,3)/ ISO 200/ WB: Auto
Ảnh của Minefuyu Yamashita
Minefuyu Yamashita cho biết:
"Khi chụp ảnh phong cảnh, tôi có xu hướng sử dụng ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng bên thường xuyên hơn vì những điều kiện này khắc họa màu sắc sống động hơn, và hiếm khi bao gồm mặt trời trong ảnh.
Để chụp ngược sáng nhưng loại bỏ mặt trời ra khỏi ảnh, tôi thường giấu mặt trời phía sau những nhánh cây hoặc vật thể khác, và chỉ hiển thị nó đủ để ánh sáng đóng vai trò điểm nhấn. Bạn nhận được đủ ánh nắng để làm đẹp ảnh, và màu sắc của phong cảnh sẽ vẫn được khắc họa hiệu quả.
Việc bạn quyết định hiển thị bao nhiêu phần mặt trời, và bạn ẩn/hiển thị nó như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cảm giác chung của ảnh, do đó điều rất quan trọng là phải tinh chỉnh ảnh."
Thủ thuật: Chụp với mức phơi sáng do máy ảnh quyết định để thêm màu sắc cho phong cảnh
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 18mm/ Aperture-priority AE (f/18, 1/320 giây, EV-0,7)/ ISO 200/ WB: Auto
Ảnh của Minefuyu Yamashita
Khi tôi bao gồm mặt trời trong ảnh (như trong ảnh bên trên), tôi thường lo bị lóa và do đó tôi sẽ giảm phơi sáng ảnh một chút. Che mặt trời bằng lá cây (như ảnh trước đó) sẽ loại bỏ nhu cầu đó, và làm cho việc tái tạo màu sắc dễ dàng hơn mà không phải tinh chỉnh mức phơi sáng do máy ảnh quyết định.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1953 tại Nagano, Shinkai bắt đầu đi du lịch khắp Nhật Bản với một chiếc máy ảnh khổ lớn để chụp ảnh phong cảnh vào năm 1979. Hiện nay, anh chụp nhiều phương tiện khác nhau, từ áp phích đến lịch đến tờ rơi du lịch và tạp chí nhiếp ảnh.
Sinh năm 1979 ở Aichi. Sau khi tích lũy kinh nghiệm trong các công việc như thiết kế nội thất và đồ họa, Yamashita trở thành nhiếp ảnh gia độc lập vào năm 2011. Các tác phẩm của ông đã được sử dụng in trên nhiều cuốn lịch.