Chụp Phong Cảnh Sáng Sớm: Nên Chụp Trước hay Sau Khi Mặt Trời Mọc?
Khi chụp ảnh vào sáng sớm, một câu hỏi thường gặp là nên chụp trước hay sau khi mặt trời mọc. Bằng cách sử dụng hiệu quả nhất những thay đổi về ánh nắng và nhiệt độ, cũng như chuyển động của những đám mây, có thể đạt được những biểu đạt nhiếp ảnh khác nhau bất kể bạn chụp khi nào. Trong bài viết này, hai nhiếp ảnh gia giới thiệu các kỹ thuật của họ để chụp cảnh bình minh. (Người trình bày: Toshiki Nakanishi, Makoto Hashimuki)
Sau Khi Mặt Trời Mọc: Chụp lại những thay đổi do nhiệt độ tăng lên
EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 278mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/80 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Ảnh của Toshiki Nakanishi
Toshiki Nakanishi cho biết:
"Giờ màu xanh trước khi mặt trời mọc là rất đẹp, nhưng tôi luôn thích thú với những thay đổi lớn khi mặt trời mọc. Nhiệt độ tăng do mặt trời bắt đầu lên cao dẫn đến những thay đổi về luồng không khí, mang lại những thay đổi đẹp qua từng khoảnh khắc. Vì những thay đổi này diễn ra nhanh, bạn cần phải hành động nhanh vì một cảnh đẹp có thể xuất hiện và biến mất trong tích tắc."
Để biết thêm về cách chụp màu sắc sống động lúc bình minh, hãy tham khảo:
Chụp Màu Sắc Sống Động, Đỏ Lửa của Bình Minh
Trước Khi Mặt Trời Mọc: Sử dụng kỹ thuật bulb để khắc họa chuyển động mạnh của các đám mây
7 phút
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 40mm/ Manual exposure (f/10, 7 phút, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh của Makoto Hashimuki
Makoto Hashimuki cho biết:
"Thời gian trước khi mặt trời mọc là khoảng thời gian trong đó mắt người không thể ghi lại hết những gì nó nhìn thấy, nhưng mở ra một thế giới với màu sắc rất đẹp trên màn hình LCD của máy ảnh. Khi sử dụng phơi sáng lâu, bạn có thể chụp được chuyển động của những đám mây trên trời và dòng chảy của những đám mây, tạo ra một tấm ảnh linh động có thể dễ dàng biến thành một tấm ảnh có cảm giác mơ màng. Mặc dù bạn chụp ảnh tĩnh, bạn có thể làm cho các đám mây xuất hiện như thể chúng đang trôi."
Tìm hiểu thêm về cách chụp mây trôi ở đây:
Chụp Mây Trôi với Phơi Sáng 60 Giây
Thủ thuật: Hãy thử sử dụng kỹ thuật bulb để xem bạn có thể thể hiện sự chuyển động của những đám mây bằng cách nào
10 giây
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 40mm/ Manual exposure (f/14, 10 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh của Makoto Hashimuki
Cái khó của việc sử dụng kỹ thuật bubl trước khi mặt trời mọc là lập bố cục ảnh với mây trôi nằm ở giữa. Điều quan trọng là phải hiểu rằng thời lượng tốc độ cửa trập của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc những đám mây cuối cùng được khắc họa như thế nào. Nếu thời điểm chụp của bạn là trước khi mặt trời mọc khi có lượng ánh sáng ít, cài đặt khoảng thời gian giãn cách tốc độ cửa trập theo đơn vị phút sẽ mang lại kết quả đẹp, nhưng khác biệt so với cách khoảng thời gian 10 giây.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1977 tại Quận Shizuoka, Hashimuki bắt đầu chụp ảnh sau khi mua một chiếc máy ảnh mirrorless vào năm 2012. Thích thú với Núi Phú Sĩ, sau đó anh mua chiếc EOS 6D và ống kính Canon để theo đuổi hoạt động nhiếp ảnh nghiêm túc hơn. Những tấm ảnh chụp Núi Phú Sĩ của ông được giới thiệu trong nhiều ấn phẩm ở Nhật Bản, bao gồm các tạp chí nhiếp ảnh và lịch.
Instagram: @hashimuki
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1971 tại Osaka. Sau khi tự học nhiếp ảnh, Nakanishi chuyển hoạt động nhiếp ảnh của mình sang thành phố Biei ở Kamikawa-gun của Hokkaido. Mặc dù chủ yếu tập trung chụp phong cảnh, ông cũng sáng tạo các tác phẩm nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên. Trưởng PHOTO OFFICE atelier nipek.