Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn In Focus: Basic Composition Techniques- Part3

Cách Áp Dụng Quy Tắc Một Phần Ba Trong Chụp Ảnh Chân Dung và Đường Phố

2018-04-04
5
12.49 k
Trong bài viết này:

Hầu hết mọi người đều biết rằng bố cục rất quan trọng, nhưng nhiều người mới bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh không biết nên bắt đầu từ đâu. Thay vì đặt đối tượng vào giữa khung hình, bạn có thể tạo ra sự khác biệt to lớn bằng cách áp dụng Quy Tắc Một Phần Ba. Hãy xem quy tắc bố cục này có thể được áp dụng như thế nào trong chụp ảnh chân dung và đường phố.


Máy ảnh EOS M5, ống kính EF-M55-200 mm f/4.5-6.3 IS STM, f/4.5, 55 mm, 1/1600 giây, ISO 320

Quy Tắc Một Phần Ba: Hướng Dẫn Nhanh

Quy tắc này chia bức ảnh thành lưới gồm chín phần bằng nhau bằng hai đường ngang và dọc. Những đường này giao nhau tại bốn điểm, và dọc theo những điểm này là nơi bạn nên đặt đối tượng chụp của mình. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ thu hút ánh mắt của người xem vào một trong các giao điểm một cách tự nhiên nhất.

Quy tắc này chia một bức ảnh thành chín phần bằng nhau, được phân cách bằng hai đường thẳng dọc và hai đường thẳng ngang. Những đường thẳng này giao nhau bốn lần và dọc theo các giao điểm này là nơi bạn nên đặt chủ thể của mình. Khi làm như vậy, bạn sẽ hướng ánh mắt của người xem vào một trong những giao điểm một cách tự nhiên nhất.


Máy ảnh EOS M5, ống kính EF-M55-200 mm f/4.5-6.3 IS STM, f/5.0, 100 mm, 1/1600 giây, ISO 320

Để tìm hiểu thêm về Quy Tắc Một Phần Ba, hãy truy cập hướng dẫn của chúng tôi tại đây.

Chụp Ảnh Chân Dung

Chụp ảnh chân dung là cơ hội để bạn luyện tập việc sử dụng Quy Tắc Một Phần Ba, vì không giống như chụp ảnh đường phố, bạn có rất nhiều thời gian để đặt đối tượng của mình, tìm bố cục và chụp bức ảnh phù hợp.


Máy ảnh EOS M5, ống kính EF-M55-200 mm f/4.5-6.3 IS STM, f/4.5, 55 mm, 1/640 giây, ISO 320

Đặt đối tượng của bạn vào chính giữa bức ảnh không phải là cách chụp hấp dẫn nhất.

Trong bức ảnh trên, bạn sẽ thấy rằng khuôn mặt của đối tượng không nằm trong bất kỳ giao điểm nào trong số bốn giao điểm, mà tại chính giữa bức ảnh. Mặc dù đây là cách chúng ta nhìn ai đó một cách tự nhiên khi nhìn trực diện vào họ, chụp họ ở vị trí trung tâm bức ảnh sẽ không hấp dẫn mà thậm chí còn rất vụng về.

Đặt đối tượng của bạn dọc theo một phần ba khung hình để tạo ra một bức ảnh dễ chịu hơn.

Căn chỉnh đối tượng của bạn vào một trong các giao điểm và trong trường hợp này đó là đặt vào đường dọc ở bên phải để hình ảnh mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Điều này tạo ra sức hấp dẫn cho người xem và rất phù hợp với ảnh chụp chân dung và đường phố. Ngoài ra, khi đối tượng đang nhìn về bên trái, đối tượng nên được đặt vào các giao điểm bên phải (và ngược lại) để tránh lỗi không tạo ra chiều sâu và bối cảnh cho hướng mà họ đang nhìn.

Do ảnh chân dung đặt tiêu điểm trên đối tượng, cách thể hiện và phong cách của các chi tiết bổ trợ như phụ kiện là không thể thiếu. Những chi tiết bổ trợ này có thể bổ sung hay tăng thêm tính tương phản cho đối tượng với thiết kế kết cấu, màu sắc hoặc thậm chí hình dạng.

Tìm hiểu cách sử dụng các chế độ máy ảnh khác nhau cho chụp ảnh chân dung: Chụp Ảnh Con Người: Khi Nào Nên Sử Dụng Chế Độ Chương Trình, Ưu Tiên Màn Trập và Ưu Tiên Khẩu Độ.

Chụp Ảnh Đường Phố

Chụp ảnh đường phố là chụp ảnh con người và môi trường ở trạng thái tự nhiên nhất. Điều này có nghĩa là không tạo dáng, không chỉ đạo và không được bỏ lỡ thời điểm để chụp ảnh đẹp nhất. Bạn sẽ chỉ có vài giây để chụp trước khi đối tượng di chuyển hoặc đi mất.

Tuy nhiên, nguyên tắc của Quy Tắc Một Phần Ba vẫn phải được áp dụng. Bạn sẽ chụp những bức ảnh hấp dẫn bằng cách sử dụng các giao điểm làm tham chiếu để đặt đối tượng của mình.


Máy ảnh EOS M5, ống kính EF-M55-200 mm f/4.5-6.3 IS STM, f/6.3, 200 mm, 1/1250 giây, ISO 320

Để bổ sung cho xu hướng ‘nhìn’ tự nhiên của con người là từ trái sang phải, việc đặt đối tượng dọc theo đường dọc trong bức ảnh giúp bạn kiểm soát tiêu điểm tốt hơn. Trong những trường hợp chỉ có một mình đối tượng, xu hướng ‘nhìn’ cho phép hiệu quả bố cục được khuếch đại khi đối tượng nằm ở đường giao điểm bên trái.

Bạn muốn biết nên sử dụng ống kính nào cho chụp ảnh đường phố? Sau đây là một vài mẹo về cách chọn ống kính phù hợp.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi