Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Cách Chụp Ảnh Thể Thao Mạo Hiểm Đẹp Nhất

2018-09-20
2
1.72 k
Trong bài viết này:
Thể thao mạo hiểm tốc độ nhanh, khó đoán trước và năng động là đối tượng phong phú để chụp ảnh đẹp. Sau đây là một số thủ thuật về cách chụp ảnh thể thao mạo hiểm đẹp nhất. (Người trình bày: Mark Teo)

 

EOS 7D/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/2,8, 1/5000 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

 

Chụp ảnh thể thao mạo hiểm: Thực sự nó gồm có gì:

Chụp ảnh thể thao là việc khó: Bạn phải phán đoán hành động tốc độ cao ở các điều kiện trong đó ánh sáng khả dụng có thể không lý tưởng, và các yếu tố bên ngoài như thời tiết có thể gây ra những vấn đề không thấy trước được. Với thể thao mạo hiểm, bạn có thêm các vấn đề là chuyển động không đoán trước được và môi trường liên tục thay đổi. 

Dĩ nhiên, chụp một vận động viên thể thao mạo hiểm đang trình diễn leo núi mạo hiểm, trò mạo hiểm bất chấp cái chết có thể mang lại một tấm ảnh gây kinh ngạc nếu được xử lý tốt. Tuy nhiên, vì hành động không chỉ hạn chế trong đường đua hay sân bãi, việc tham gia mà không có sự chuẩn bị thích hợp cũng có thể dẫn đến nguy cơ hư hỏng thiết bị hoặc thương tích cho người. Có lần tôi tiếp cận quá gần một tay break dancing và bị đá trúng mặt. Mặc dù máy ảnh không bị sao, tôi bị rách sâu trên mặt và bầm tím các ngón tay.

Lưu ý vấn đề an toàn, sau đây là một số thủ thuật về cách chụp ảnh thể thao mạo hiểm đẹp nhất một cách an toàn!

 

1. Thiết bị: Chuẩn bị thiết bị một cách thông minh và gọn nhẹ

Trong hầu hết các tình huống, chụp ảnh thể thao mạo hiểm diễn ra ở các khu vực hoặc những nơi khó tiếp cận trong đó bạn không thể để cả đống thiết bị mà không có người trông coi trong khi bạn chụp ảnh như trong thành phố. Bạn cũng muốn có khả năng di động để tìm được vị trí hoặc góc chụp tốt nhất. Chuẩn bị thiết bị một cách thông minh và gọn nhẹ: Chỉ mang theo những ống kính bạn cần, và mang theo một thân máy dự phòng khi có thể.

 

Thân máy: Có khả năng chống chịu thời tiết

Vì điều kiện môi trường và thời tiết không ngừng thay đổi, chắc chắn là sẽ có ích khi có một thân máy có khả năng chống chịu thời tiết, chẳng hạn như máy ảnh trong series EOS 5D hoặc EOS-1DX của Canon.

 

Ống kính: Tùy vào môn thể thao và khoảng cách chụp

Tôi chọn ống kính tùy vào bản chất của môn thể thao và khoảng cách chụp.

Nếu tôi chỉ được phép chụp từ xa, chẳng hạn như từ một khán đài hay đằng sau một đám đông, thì ống kính zoom tele chẳng hạn như 70-200mm f/2.8 hoặc dài hơn sẽ có ích. Tuy nhiên, nếu tôi có thể đến gần, tôi thường chọn góc rộng để tối đa hóa ấn tượng của các thao tác của vận động viên.

Các ống kính cá nhân tôi thích chắc chắn sẽ là một chiếc ống kính góc rộng như ống kính mắt cá hoặc ống kính 16-35mm f/2.8. Khi các vận động viên trình diễn các động tác, chúng ta muốn có góc rộng để giúp cho thấy hành động đó ấn tượng thế nào. Chúng ta có thể làm như thế bằng cách sử dụng xu hướng kéo giãn khoảng cách của ống kính góc rộng.

 

Thủ thuật: Cách sử dụng ống kính góc rộng hiệu quả nhất

Để tối đa hóa hiệu ứng góc rộng, hãy đến gần và cúi sát đất. Để có kết quả đẹp nhất, hãy chụp hành động ở đỉnh điểm của nó để cho cú nhảy ở điểm cao nhất.

 

Ảnh A: Góc thấp, gần đối tượng

Ảnh chụp vận động viên trượt ván ở góc thấp tại Henderson Waves

EOS 5D Mark II/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/8, 1/320 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Với ảnh này, tôi cúi sát mặt đất để làm nổi bật chiều cao của cú nhảy. Điều này cũng giúp tối đa hóa hiệu ứng góc rộng.

 

Ảnh B: Xa đối tượng hơn

Vận động viên trượt ván tại Henderson Waves

EOS 5D Mark II/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/8, 1/400 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

Ảnh này được chụp xa đối tượng hơn một chúp ở một góc cao hơn. Bạn có để ý thấy chiều cao của cú nhảy trông thấp hơn hay không?

 

Ảnh A

Vận động viên trượt ván nhảy ở 1/3 khung hình

Ảnh B

Vận động viên trượt ván nhảy ở 2/3 khung hình
 

Cả hai ảnh được chụp bằng cùng một ống kính, nhưng từ các góc và khoảng cách khác nhau. Vận động viên trượt ván trông như thể nhảy ở hai phần ba khung hình trong Ảnh A, nhưng chỉ 1/3 khung hình trong Ảnh B.

 

2. Thiết lập máy ảnh: Thao tác với tốc độ cửa trập

Mọi người đều biết rằng tốc độ cửa trập cao làm đóng băng hành động, nhưng tốc độ cửa trập thấp có thể tạo ra hiệu ứng nhòe chuyển động đẹp mắt giúp cho thấy vận động viên di chuyển nhanh thế nào. Trên thực tế, trong một số tình huống chẳng hạn như đua xe đạp leo núi, đóng băng hành động không thể hiện được tốc độ cao!

Trong các cuộc đua hoặc sự kiện lớn, hậu cảnh có thể rối và có nhiều yếu tố gây xao lãng như banner của nhà tài trợ, khán giả và thậm chí là cây cỏ. Lia máy ở tốc độ cửa trập thấp cũng có thể giúp làm giảm tác động của các yếu tố hậu cảnh này và thu hút sự chú ý trở lại với đối tượng của bạn.

 

Thủ thuật: Để tạo ra ảnh chụp lia ở tốc độ cửa trập cao hơn, hãy sử dụng ống kính dài hơn

Chụp lia ở 1/30 giây có thể gây ra nhòe quá mức do chúng ta có xu hướng tự nhiên làm rung máy ảnh. Để tăng cơ hội chụp ảnh lia thành công, hãy sử dụng một độ dài tiêu cự dài hơn, chẳng hạn như ống kính 70-200mm. Ống kính dài hơn tạo ra chuyển động nhiều hơn ở hậu cảnh, điều này đảm bảo rằng ngay cả ở tốc độ cửa trập cao 1/100 giây, vẫn có cơ hội chụp sắc nét vận động viên trong khi hậu cảnh có nhòe chuyển động.

 

Đóng băng hành động bằng tốc độ cửa trập cao có tác dụng trong một số trường hợp...

Đua xe đạp với tốc độ cửa trập cao

EOS 5D Mark II/ EF16-35mm f/2.8L USM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/4, 1/3000 giây, EV±0)/ ISO 500/ WB: Auto

 

...Nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Ảnh không đạt, chụp đua xe đạp, chụp ở tốc độ cửa trập cao

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 115mm/ Manual exposure (f/8, 1/800 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

Để ý tay đua trông như thể gần như đứng yên. Cũng có nhiều yếu tố gây xao lãng ở hậu cảnh.

 

Lia máy giúp thêm chuyển động và giúp cho hậu cảnh bớt rối

Đua xe đạp, chụp lia

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 150mm/ Shutter-priority AE (f/6,3, 1/160 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Auto

Cùng tay đua như trong ảnh trước, chụp lia ở 1/160 giây. Tay đua lúc này được tập trung hơn và trông như thể đang di chuyển ở tốc độ cao.

 

3. Định khung hình và lập bố cục để có ấn tượng

Trong chụp ảnh thể thao mạo hiểm trong đó tất cả là để thể hiện bối cảnh. Trong phần lớn trường hợp, chúng ta muốn cho người xem thấy màn hình triễn đó khó khăn thế nào: Cú nhảy có cao không? Địa hình có khó khăn và nguy hiểm hay không? Tất cả việc này diễn ra ở đâu?

Để biết được điều đó, người xem cần phải thấy vận động viên bắt đầu từ đâu, cao trào của hành động và thậm chí là vận động viên có khả năng tiếp đất ở đâu. Định khung hình và lập bố cục là tối quan trọng. Bạn không muốn làm giảm ấn tượng của hành động bằng cách làm cho chướng ngại vật có vẻ nhỏ hơn thực tế. Bạn cũng không muốn ảnh trở nên quá trừu tượng làm cho người xem không hiểu được chuyện gì đang diễn ra.

 

1. Thể hiện nét mặt so với thể hiện bối cảnh

Cận cảnh vận động viên trượt ván

EOS-1D X/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 195mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/1000 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Manual

Đôi khi, bạn cũng có thể muốn đến gần để thu hút sự chú ý đối với nét mặt, chẳng hạn như khi vận động viên tập trung cao độ hoặc khi đang biểu diễn—như trong ảnh này. Tuy nhiên, định khung hình chặt chẽ có nghĩa là bạn không thể thấy điểm bắt đầu, tiếp đất, hoặc cảm nhận không gian. Cảm nhận hành động sẽ yếu hơn. 

 

Ảnh chụp vận động viên trượt ván

EOS-1D X/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 70mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/1000 giây, EV±0)/ ISO 1250/ WB: Manual

Cùng vận động viên đó được lập khung hình có cân nhắc môi trường. Bây giờ, bạn có thể thấy anh ta bắt đầu ở đâu cũng như đỉnh điểm của hành động là gì.

Cách tốt nhất để nghĩ đến nó là thể thao mạo hiểm yêu cầu các góc "cực độ": Hoặc dùng góc rộng để chụp bối cảnh, hoặc đến thật gần để chụp nét mặt!

 

2. Tầm quan trọng của việc xác định thời gian

Vận động viên trượt ván trên mái nhà

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 135mm/ Aperture-priority AE (f/3,5, 1/2500 giây, EV±0)/ ISO 125/ WB: Auto

Xác định thời gian đóng vai trò thiết yếu để có được ảnh có ấn tượng tối đa. So sánh ảnh này với ảnh bên dưới. Cú nhảy ở đây trông có vẻ thấp hơn vì nó không ghi lại đỉnh điểm của hành động.

 

vận động viên trượt ván trên mái nhà

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 135mm/ Aperture-priority AE (f/3,5, 1/2500 giây, EV±0)/ ISO 125/ WB: Auto

Vận động viên được lập khung hình đẹp với hậu cảnh và điểm cao nhất của cú nhảy. Tư thế của anh ta và việc xén khung hình giúp hiểu được anh ta ở đâu và thao tác của anh ta sẽ dẫn anh ta đến đâu.

 

4. Chuẩn bị

Vào cuối ngày, giống như bất kỳ hình thức chụp ảnh nào khác, chụp ảnh thể thao mạo hiểm cũng liên quan đến công việc chuẩn bị. Với mức rủi ro cao, hành động chỉ có thể được thực hiện một vài lần nếu có cơ hội làm lại. Bạn muốn chuẩn bị chụp trong số ít lần đó.

Luôn:
- Duy trì cảm hứng: Các ý tưởng sáng tạo có ở mọi nơi. Hãy xem mọi người đang làm gì và nghĩ về cách áp dụng ý tưởng của bạn.

Trước khi chụp ảnh trên thực tế:
- Tự làm quen với môn thể thao đó. Một cách để làm như thế là lên mạng xem video về môn thể thao bạn sắp chụp.
- Dành ra thời gian khảo sát địa điểm chụp một cách thích hợp nếu có thể. Điều này cũng giúp bạn lập kế hoạch góc chụp và tìm ý tưởng chụp.
- Liên lạc với vận động viên. Cho họ xem ảnh từ quá trình khảo sát của bạn và thảo luận với họ về các ý tưởng của bạn. Điều này cũng giúp cho người ta tin rằng bạn biết mình đang làm gì, và đảm bảo với họ rằng họ sẽ không gặp nguy cơ bị thương vì buổi chụp ảnh tệ.

 

Thủ thuật bổ sung: Giữ liên lạc với vận động viên, và duy trì thái độ tích cực!

Nhiếp ảnh gia và vận động viên xem lại ảnh chụp

EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/2,8, 1/1250 giây, EV±0)/ ISO 125/ WB: Auto

Duy trì động lực cho vận động viên, và cho họ xem ảnh để bạn có thể truyền đạt bất kỳ sự điều chỉnh nào cần thực hiện. Khi họ nhìn thấy một tấm ảnh đẹp, họ sẽ rất vui khi tiếp tục.

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi