Những CHTG về Ống Kính #6: Ống kính zoom của tôi không có khẩu độ tối đa lớn. Tôi có thể có được bokeh lớn từ nó bằng cách nào?
Bằng việc thỏa mãn vài điều kiện, bạn có thể có được hiệu ứng bokeh lớn ngay cả với một ống kính zoom tiêu chuẩn. Hãy tìm hiểu thêm khi tôi giải thích cách thực hiện bằng một số ảnh chụp hoa. (Người chụp & trình bày: Kazuo Nakahara)
4 điều kiện để có hiệu ứng bokeh
Có thể có một số người cho rằng không thể tạo ra hiệu ứng bokeh bằng một ống kính cấp thấp, tiêu chuẩn vì hầu hết các ống kính đó không có khẩu độ tối đa lớn. Tuy nhiên, điều này là không đúng! Có thể có được hiệu ứng bokeh lớn nếu bạn suy nghĩ.
Nhiều người thường quên rằng lượng bokeh trong ảnh không chỉ phụ thuộc vào số f. Khoảng cách khi bạn chụp ở đầu tele, cũng như khoảng cách của bạn đến đối tượng cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, hiệu ứng bokeh trở nên càng lớn khi bạn ở càng xa mặt phẳng tiêu, do đó vật thể mà bạn muốn sử dụng hiệu ứng bokeh phải nằm càng xa đối tượng càng tốt.
Nói cách khác, để tạo ra hiệu ứng bokeh lớn nhất có thể, bạn nên kết hợp 4 điều kiện sau đây:
---------------------------------------------
Các điều kiện để có hiệu ứng bokeh lớn
(1) Sử dụng số f nhỏ
(2) Chọn độ dài tiêu cự ở tầm tele
(3) Đến gần đối tượng
(4) Tìm một hậu cảnh ở xa
---------------------------------------------
Các điều kiện này, cùng với góc chụp tạo ra độ sâu, có thể giúp bạn có được hiệu ứng bokeh lớn đáng kinh ngạc ngay cả khi ống kính của bạn không có khẩu độ tối đa lớn. Nếu ống kính của bạn rất "tối", đối với (1), hãy sử dụng số f tối thiểu (khẩu tối đa), và đối với (2), zoom hết mức ra đầu tele. Đối với các đối tượng như hoa, việc đảm bảo chụp được ảnh sáng (ví dụ như bằng cách sử dụng bù phơi sáng) cũng có thể giúp làm cho hiệu ứng bokeh có vẻ lớn hơn và mờ mịn hơn.
Chụp ở f/5.6 trong khi tuân thủ các điều kiện để có hiệu ứng bokeh lớn
EOS 750D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 250mm (400mm tương đương)/Aperture Priority AE (f/5.6, 1/320 giây, EV+0,7)/ISO 400/WB: Auto
Tôi sử dụng một vị trí chụp ngang bằng với những bông hoa và sử dụng khẩu độ tối đa ở đầu tele, và tìm cách tạo ra độ sâu ở hậu cảnh. Kết quả: Hiệu ứng bokeh lớn, mờ mịn
Chụp ở f/5.6 mà không tuân thủ các điều kiện để có hiệu ứng bokeh lớn
EOS 750D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 55mm (88mm tương đương)/Aperture Priority AE (f/5.6, 1/80 giây, EV0)/ISO 320/WB: Auto
Bạn sẽ không có thể có được hiệu ứng bokeh nếu bạn chụp không có mục đích, ngay cả khi bạn sử dụng cùng khẩu độ f/5.6 như ảnh trước đó. Ngoài ra, nếu bạn chụp ảnh ở một góc từ bên trên, mặt đất sẽ trở thành hậu cảnh, và vì không có khoảng cách giữa đối tượng chính và các đối tượng bạn muốn có bokeh. Điều này không chỉ dẫn đến hiệu ứng bokeh ít hơn, mà còn dẫn đến màu sắc ít hấp dẫn hơn.
Kazuo Nakahara
Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.
http://photo-studio9.com/
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation