Ống Kính Tele Zoom EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM Đáng Chú Ý Có Môtơ Bước
Nổi tiếng với hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí, ống kính telo zoom EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II hiện nay được trang bị môtơ bước (STM) để tham gia vào dòng ống kính EF như một ống kính được thiết kế mới. Sử dụng ống kính UD, chất lượng hình ảnh cũng đã được cải thiện. Ở đây, Yukihiro Fukuda kiểm tra chất lượng hình ảnh và khả năng dễ thao tác của nó trên thực địa. (Người trình bày: Yukihiro Fukuda)
Sử Dụng Tính Năng AF Không Ồn và Nhanh trong Chụp Ảnh Tĩnh và Quay Phim
EOS 70D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 250mm/ Manual exposure (1/50 giây, f/5.6)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Với độ dài tiêu cự tương đương khoảng 400mm ở định dạng 35mm ở đầu chụp xa, ống kính này thích hợp để chụp các đối tượng ngại chụp. Tính năng IS hoạt động tốt ngay cả ở tốc độ cửa trập 1/50 giây để tạo ra kết quả đáp ứng yêu cầu.
Độ Dài Tiêu Cự: 55mm
EOS 70D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 55mm/ Aperture-priority AE (1/500 giây, f/5.6, +1EV)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Tôi bắt gặp chú khỉ con này trong lúc ngồi nghỉ trong rừng. Đầu góc rộng của ống kính này cho phép tôi chụp được một tấm ảnh dạng phong cảnh. Các chi tiết nhỏ của đám cây được tái tạo chính xác.
Ống kính tele zoom phổ biến này hiện nay có khoảng cách lấy nét gần nhất ngắn hơn và trọng lượng nhẹ hơn
Ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM được phát hành gần như cùng lúc với EOS 70D. Trong khi duy trì cùng phạm vi độ dài tiêu cự, nó nhẹ hơn khoảng 15g so với ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II, và khoảng cách lấy nét gần nhất cũng ngắn hơn khoảng 25cm. Một môtơ bước (STM) cũng đã được sử dụng cho cơ chế truyền động AF, biến nó thành một ống kính hấp dẫn có thao tác AF không ồn, mượt mà và tốc độ cao. Độ dài tiêu cự tương đương khoảng 80-400mm ở định dạng 35mm, bao phủ phạm vi quan trọng nhất đối với chụp ảnh động vật, là lĩnh vực chuyên môn của tôi. Bên dưới là báo cáo các ảnh chụp thử tại chỗ bằng ống kính này và máy ảnh EOS 70D.
Kết cấu ống kính: 15 thấu kính chia thành 12 nhóm
Số lá khẩu độ: 7
Khẩu độ tối đa: f/4-5.6
Khẩu độ tối thiểu: f/22-32
Khoảng cách lấy nét gần nhất: xấp xỉ 0,85m
Kích thước kính lọc: φ58mm
Kích thước: xấp xỉ 70 × 111,2mm
Trọng lượng: xấp xỉ 375g
Điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên là kích thước nhỏ gọn. Trong các chuyến khám phá tìm đối tượng động vật, tôi thường mang theo ống kính EF70-300mm f/4-5.6L IS USM và EOS-1D C, nặng khoảng 2.580g tổng cộng. Ngược lại, sự kết hợp ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM và EOS 70D, chỉ nặng khoảng 1.130g, giúp tôi có cảm giác như thể tôi đang dạo chơi trong núi mà không mang theo đồ nghề máy ảnh.
So với ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II, tổng chiều dài khi ống kính được đặt sang đầu chụp xa là dài hơn một chút, nhưng sự khác biệt này hầu như là không đáng kể trong sử dụng trên thực tế. Do có thiết kế nhẹ, có thể duy trì sự cân bằng ngay cả khi ống thân ống kính mở ra trong khi chụp ảnh xa.
Trái: EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM
Đỏ: 177mm
Xanh dương: 111,2mm
Trọng lượng: 375g
Phải: EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II
Đỏ: 150mm
Xanh dương: 108mm
Trọng lượng: 350g
Một cơ chế điện tử được sử dụng cho vòng lấy nét nằm ở đầu ống kính. Mặc dù vòng zoom có chuyển động mượt mà, mômen lấy nét hơi yếu. Nhưng, hiệu suất của ống kính này đủ tốt vì hiếm khi cần thực hiện lấy nét thủ công dùng loại ống kính này.
Khả năng dễ thao tác đáng kinh ngạc với thiết kế nhỏ gọn và chuyển động STM không ồn
Khi tôi nhắm máy ảnh vào một đối tượng và bật AF, tôi có thể lấy nét nhanh chóng và không ồn. Mặc dù môtơ siêu âm (USM) cũng không ồn, thao tác của STM không ồn đến mức tôi thậm chí không cảm nhận bất kỳ sự rung nào qua đôi tay. Đồng thời, tốc độ lấy nét của STM là tương đương với của USM. Với sự giới thiệu công nghệ Dual Pixel CMOS AF trên EOS 70D, hiệu suất được nâng cao đáng kể của chức năng AF Live View đã thu hút sự chú ý của nhiều người thích quay phim bằng máy ảnh DSLR. Ống kính STM này, hầu như không phát ra bất kỳ tiếng động gì, do đó là một lựa chọn hiệu quả cho những ai quan tâm đến mức ồn tạo ra trong quá trình quay phim.
Ống kính này, kết hợp với thân máy, nặng khoảng 1.130g tổng cộng, trong khi đường kính nhỏ khoảng 70mm giúp dễ cầm ống kính ngay cả với người dùng nữ. Chuyển động mượt mà của vòng zoom giúp tư thế của bạn không bị ảnh hưởng trong khi zoom.
Tái tạo màu sắc và độ tương phản cao mang lại thú vui nhiếp ảnh cho tất cả nhiếp ảnh gia
Về mặt chất lượng hình ảnh, có đủ độ tương phản, và sự tái tạo màu sắc cũng hoàn hảo. Trong ảnh chụp thử này, tôi chọn bầy khỉ trên núi làm đối tượng. Tuy nhiên, điều kiện chụp rất khó khăn. Việc thiếu màu sắc ở đối tượng và điều kiện thiếu sáng của khu rừng làm cho những chú khỉ trở thành những đối tượng khó chụp. Lấy nét bằng AF cũng khó khăn. Dù vậy, sự kết hợp ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM và EOS 70D tạo ra kết quả vượt kỳ vọng của tôi, và tôi tin rằng ống kính mới nhất này là lựa chọn tốt nhất. Quang sai màu, là một trong những mối bận tâm của tôi, hầu như không tồn tại.
Một đặc điểm đáng chú ý của ống kính này là sử dụng ống kính UD. Mặc dù nhiều người có xu hướng so sánh nó với ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II do có phạm vi độ dài tiêu cự giống nhau, nên xem chúng là hai loại ống kính hoàn toàn khác nhau.
Kết Cấu Ống Kính
Xanh dương: Ống Kính UD
Đỏ: Bộ Phận IS
EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM
Rộng
Tele
EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II
Rộng
Tele
Tần Suất Không Gian | Khẩu Độ Tối Đa | f/8 | ||
S | M | S | M | |
10 hàng/mm | ||||
30 hàng/mm |
Đường cong MTF tạo ra cảm giác thực về chất lượng hình ảnh cao
So với biểu đồ đặc điểm MTF của ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS II, chúng ta có thể thấy rằng độ phân giải trung tâm đều cao ở cả đầu góc rộng (55mm) lẫn đầu chụp xa (250mm) ở ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM. Đường cong về phía khu vực ngoài biên của ảnh cũng mượt mà, cho thấy rằng có thể có được hiệu ứng bokeh đẹp.
Ống kính EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM bao phủ một phạm vi góc ngắm thường được sử dụng trong chụp ảnh động vật. Nó có mức chất lượng hình ảnh tương đương như của các ống kính cao cấp. Điều làm tôi ngạc nhiên là giá cả hợp lý, khi cân nhắc mức hiệu suất mà ngay cả các nhiếp ảnh gia tầm trung và cao cũng sẽ thấy hài lòng. Đối với những ai muốn chụp động vật, nhưng đang tìm kiếm một số thiết bị trọng lượng nhẹ, tôi khuyên dùng ống kính này.
Khoảng Cách Lấy Nét Gần Nhất
EOS 70D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 166mm/ Aperture-priority AE (1/800 giây, f/8)/ ISO 800/ WB: Daylight
Ống kính này có khoảng cách lấy nét gần nhất khoảng 85cm, và độ phóng đại tối đa khoảng 0,29x. Có mức khả năng chụp cận cảnh cao, nó cũng có thể được sử dụng theo cách tương tự như các ống kính tele macro.
Bokeh
EOS 70D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 250mm/ Manual exposure (1/200 giây, f/6.3)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Điểm trong nét xuất hiện cực kỳ sắc nét. Ánh sáng xuyên qua tán cây trong hậu cảnh tạo thành hiệu ứng bokeh đẹp mắt, làm nổi bật không khí tươi mát của khu rừng.
Ngược sáng
EOS 70D/ EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM/ FL: 70mm/ Manual exposure (1/250 giây, f/5.6)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Ở đây, tôi cố chụp một ảnh ngược sáng với mặt trời được đưa vào bố cục. Không có hiện tượng lóa hay bóng mờ đáng kể được thấy, thể hiện khả năng mạnh mẽ của ống kính này trong việc xử lý các điều kiện khó chụp.
Sinh năm 1965 tại Tokyo, Fukuda dành ra hơn một nửa thời gian mỗi năm trên thực địa. Với sự giới thiệu máy ảnh EOS-1D C, hiện nay ông tích cực tham gia quay phim 4K ngoài công việc chụp ảnh tĩnh. Ông cũng là tác giả của vô số đầu sách.